Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Lao Động Sẽ Bị Thất Cử?

16/05/201000:00:00(Xem: 3743)

Thời sự nước Úc: Lao Động Sẽ Bị Thất cử" - Hoàng Đ.Thư

Kết quả của hai cuộc thăm dò dân ý khác nhau là Newspoll và Nielsen trong tuần qua đã tệ hại vô cùng cho chính phủ Rudd, thế nhưng, nỗ lực biện minh của các tổng trưởng cao cấp cho sự suy sụp uy tín này lại càng thê thảm hơn. Ít nhất đã có bốn tổng trưởng tuyên bố với giới truyền thông rằng kết quả tệ hại nói trên là hậu quả của việc chính phủ cương quyết đưa ra nhiều quyết định khó khăn, dễ làm mất lòng dân chúng, nhưng là những quyết định cần phải có cho tương lai của nước Úc. Tuy nhiê, bất kỳ người dân nào cũng có thể thấy được rõ ràng sự thật hoàn toàn trái ngược hẳn. Chính phủ  Rudd hiện đang bị mất uy tín trầm trọng, và uy tín cá nhân ông Rudd cũng bị sụt giảm đáng kể.
Ông Wayne Swan, tổng trưởng kinh tế, cho rằng quyết định nâng cao thuế thuốc lá là thí dụ điển hình của một quyết định khó khăn. Nhưng sự thực, đó không phải là một quyết định khó khăn, dễ làm mích lòng dân. Những người không hút thuốc vỗ tay ngợi khen quyết định này, nếu không thì họ cũng chẳng thèm đoái hoài đến. Còn những người hút thuốc có la trời la đất gì thì cũng chả có ảnh hưởng gì cả bởi vì thuốc lá là một thứ xa xí phẩm chứ không phải là mặt hàng nhu yếu phẩm.
Các con số tệ hại xuất hiện trong hai cuộc thăm dò dân ý vừa qua là vì ông Rudd đã ngoảnh mặt trước vấn đề cấp bách về khí hậu thay đổi. Rất nhiều người đã dồn hết lòng tin vào ông Rudd trong vấn đề này. Người ta đã tranh luận sôi nổi với bạn bè, với đồng nghiệp, họ đứng về phe ông Rudd và chế nhạo quan điểm của ông Abbott để rồi cuối cùng thấy người lãnh tụ từng tuyên bố “đây là vấn đề luân lý quan trọng nhất của thế hệ chúng ta”, bỗng nhiên quay lưng 180 độ, bỏ rơi vấn đề quan trọng này.
Sau đây, để biết thêm những lý do đàng sau sự suy sụp tệ hại của ông Rudd và chính phủ Lao động liên bang, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài phân tích tựa đề “The Question Everyone’s Asking After The Shift In Mood", của ký giả Mark Kenny, chủ biên chính trị nhật báo The Advertiser, đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của Hội Quán Ký Giả Quốc Gia (National Press Club). 

*

Vào tháng Tám năm ngoái tôi có hỏi “quý vị nghĩ đảng Tự Do đang gặp khó khăn đến cỡ nào ngay thời điểm này"”. Đấy là một câu hỏi rất thỏa đáng. Quyền lãnh đạo của ông Malcolm Turnbull có vẻ như sắp lụi tàn, và quả thật chẳng bao lâu sau đó thì nó tàn lụi thật. Và sự chia rẽ trầm trọng ngự trị trong đảng này. Phe liên đảng lúc ấy quả thật khó lòng thắng cử được. Nhưng chỉ tám tháng ngắn ngủi sau đó thì chính phũ Lao Động liên bang lại là phe thực sự có nhiều nguy cơ thất cử.
Kết quả cuộc thăm dò dân ý của Newspoll trong tuần qua cho thấy đây là lần đầu tiên phe liên đảng dẫn trước đảng Lao động kể từ những ngày cuối cùng của ông Kim Beazley trong chức lãnh tụ đảng Lao động. Chuyện này khiến toàn đảng Lao động bị chấn động. Và kết quả nói trên cũng châm ngòi cho những tin đồn, có thể bà Julia Gillard sẽ giành quyền lãnh đạo đảng Lao Động liên bang.
Tuy tin đồn này có vẻ khó tin, nhưng nó thực sự dựa vào những sự kiện thực tế hẳn hoi. Không ai có thể chối cãi rằng bà Gillard là người đã chứng minh tài năng sáng giá của bà, và là người hoạt động xuất sắc nhất trong hàng ngũ tổng trưởng hiện nay. Bà đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, vẻ vang trong thời gian gần đây, bắt đầu bằng trang mạng MySchool. Kể từ khi trang mạng MySchool được phổ biến, mọi người mới thấy được sự kiên trì cương quyết của bà trong việc bảo vệ và triển khai dịch vụ rất có lợi cho phụ huynh này. Sau đó, bà lại giành được một thắng lợi khác trong tuần qua khi Nghiệp Đoàn Giáo Chức hùng mạnh phải đồng ý không tẩy chay những cuộc thi NAPLAN. Bà Gillard cũng đã vượt qua một khó khăn khác khi cuộc điều tra của Văn Phòng Tổng Giám Sát (Auditor General) cho điểm trên trung bình chương trình “Xây Dựng Cách Mạng Giáo Dục” (Building the Education Revolution- BER) với ngân sách nhiều tỷ Úc Kim.
Phe đối lập liên bang vốn mong đợi một kết quả có lợi cho họ hơn với nhiều sự chi tiêu vượt quá mức dự trù từ những vụ mánh mung mõi tiền và tham nhũng, với những sự quản lý sai sót của bộ phủ và nói chung là sự lãng phí tiền thuế của dân. Thế nhưng, kết quả mà phe đối lập thấy được chỉ là một vài sự quan tâm về cách quản lý hơi cứng nhắc của cơ quan chính phủ. Kết quả cho thấy, không có bằng chứng nào về sự tham nhũng hay bất lực của chính phủ. Bản tường trình xác định vài sự thiếu sót bắt nguồn từ việc thi hành chương trình này quá nhanh chóng, nhưng đấy là chuyện chẳng đặng đừng ai cũng biết, bởi vì, nói cho cùng thì chương trình này là một chương trình khẩn cấp nhằm kích hoạt kinh tế.
Chiến thắng của bà Gillard cũng là một thắng lợi cho phe chính phủ, mặc dù nó có nêu lên sự tương phản thật rõ rệt giữa bà và lãnh tụ của bà. Tuy nhiên, nếu chính phủ chỉ phải đối phó với những lời đồn đại vô căn cứ về quyền lãnh đạo thì họ sẽ tươi cười rạng rỡ. Thế nhưng, sự thực thì khác hẳn. Theo kết quả của hai cuộc thăm dò ý kiến Newspoll và Nielsen thì chính phủ Rudd hiện nay quả thật có nhiều vấn đề trầm trọng về uy tín của họ.


Những vấn nạn này bắt đầu từ khoảng cuối năm ngoái với sự thất bại ở Copenhagen và sự sụp đổ của thỏa thuận chung về môi sinh. Nó dẫn đến một vấn nạn to lớn là sự thối lui của chính phủ về chương trình Cắt Giảm Khí Thải (Carbon Pollution Reduction Scheme- CPRS). Quyết định tạm gác chương trình mua bán khí thải (emissions trading scheme)- một chương trình vốn được xem như là một chủ thuyết rõ rệt của chiến dịch vận động bầu cử năm 2007- quả thật khá táo bạo. Nó chủ yếu là một sự tính toán chính trị rất đơn giản: Huỷ bỏ nó lúc này để chịu đựng đau đớn ngay bây giờ, còn hơn phải chịu đựng sự đau đớn kéo dài xuyên suốt thời  gian vận động tranh cử. Những tay quân sư đầy bản lãnh của đảng Lao Động quyết định, thà làm cho thật nhiều người thất vọng ngay lúc này với sự thối lui về khí thải, còn hơn để cho họ thất vọng vào mùa bầu cử.
Hay nói một cách khác hơn thì ngay cả người cử tri bị thất vọng nhiều nhất (có nghĩa là cuồng tín nhất về vấn đề môi sinh) cũng sẽ không dồn phiếu cho Tony Abbott, cho dù họ có nói như thế nào đi nữa trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri. Thêm vào đó, vì không có một nhóm người rõ rệt nào có thể dễ dàng được nhận diện như những kẻ bị thiệt thòi vì sự thối lui nói trên, có nghĩa là không có ai bị hao tổn thêm tiền bạc của họ, thì sự nóng giận của cử tri sẽ bị phân tán và tan loãng trước khi bầu cử.
Vấn nạn tiếp theo là thảm họa giao tế cộng đồng khi chương trình lắp đồ cách nhiệt bị thất bại hoàn toàn. Không có vụ tự chọc thủng gôn nhà nào trắng trợn như vụ này. Nó đã tạo tổn thất nặng nề cho uy tín chuyên nghiệp của chính phủ, một uy tín vốn là sức mạnh quan trọng chủ yếu cho cái nhãn hiệu Kevin Rudd.
Tuy hai lý do nói trên là lý do chủ yếu cho sự suy sụp uy tín của chính phủ trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri vừa qua, nhưng ngoài chúng còn có những lý do khác. Cụ thể, trong vài tháng gần đây, chính phủ Lao Động còn có quyết định phản bội chính sách đối xử với người tầm tỵ cũng như việc hủy bỏ lời cam kết sẽ xây 222 trung tâm giữ trẻ. Rồi chương trình cho mượn tiền Green Loans trị giá $174 triệu Úc Kim hiện đang bị điều tra. Và việc đảng Lao Động đã không thực hiện được yêu sách chính họ đã đòi hỏi - khi còn là phe đối lập- trong vấn đề trực tiếp truyền hình các cuộc tranh luận vận động bầu cử. Thậm chí, đảng Lao Động còn bạc nhược không chịu cho thông qua dự luật về bản tuyên ngôn nhân quyền (Bill Of Rights) của Úc, cho dù chính ủy ban của họ đề nghị việc này.
Nói tóm lại, chính phủ Rudd hiện nay rất lộn xộn. Vì thế, chúng ta cần nêu ra câu hỏi đã được nêu ở trên: “Hiện đảng Lao Động đang gặp khó khăn đến cỡ nào"”. Biện luận cổ điển được sử dụng trong trường hợp này là “Đừng Bấn Loạn”. Cử tri Úc từ xưa đến nay chỉ có một lần duy nhất hất cẳng một chính phủ chỉ mới nắm quyền có một nhiệm kỳ là chính phủ của Scullin năm 1931 mà thôi. Và vì thế, theo lịch sử thì chính phủ Rudd rất an toàn trong cuộc bầu cử sắp tới.
Biện luận này đúng. Nhưng còn một bài học khác gần đây lại không được để ý đến vì kết quả của nó. Đó là chính phủ của John Howard năm 1998. Trong kỳ bầu cử đó, ông vẫn tồn tại sau nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng ông đã bị mất đa số cử tri và hơn phân nửa con số 40 ghế trước đó. Ông chỉ vừa thắng khít khao với 49% tổng số phiếu trong khi đảng Lao động giành được 51%. Ranh giới giữa các đơn vị cũng như sự không đồng đều của số phiếu ở từng đơn vị là nguyên nhân của cái kết quả trái khoáy này (Ít phiếu hơn nhưng lại thắng được nhiều ghế hơn). Nhưng bài học ở đây là vào lúc ấy có nhiều người muốn bỏ phiếu cho Howard thất cử hơn là người muốn bỏ phiếu cho ông đắc cử. Nói một cách khác, chuyện thất cử sau một nhiệm kỳ không phải là chuyện không thể xảy ra. Hiện nay một sự thay chiều đổi hướng ở tầm cỡ như sự thay chiều đổi hướng này sẽ hất ông Rudd ra khỏi phủ thủ tướng một cách dễ dàng.
Những người trong chính phủ đảng Lao Động tuy vẫn còn bình tĩnh nhưng họ biết rất rõ rằng họ sẽ có một cuộc chiến thật gay go. Họ vẫn nghĩ rằng họ biết tỏng ông Abbott và cho rằng thông thường thì càng đến gần ngày bầu cử, chính phủ càng được yểm trợ nhiều hơn. Và họ cũng tin rằng sự ủng hộ dành cho ông Abbott đã đến mức bão hòa, rằng ông ta đã thống nhất và củng cố cử tri nền tảng của ông ta, nhưng họ vẫn kết luận rằng ông không thể tiến xa thêm nữa đối với cử tri trung dung. Câu hỏi ở đây là sự tin tưởng này có là một sự lạc quan lầm lẫn hay là một tính toán thiết thực đầy hợp lý" Thời gian rồi sẽ trả lời.
Có lẽ cái ý nghĩ an ủi nhất cho chính phủ là việc một tay vận động hành lang không thiên về đảng phái nào hết đã nhận xét như sau về cuộc tranh luận về y tế gần đây giữa hai ông Rudd và Abbott tại Câu Lạc Bộ Ký Giả Quốc Gia: “Ông Rudd có chuẩn bị, rất tinh tế và ông Abbott thì chẳng có chuẩn bị gì cả. Nếu đây là dấu hiệu của khả năng của họ trong chiến dịch vận động bầu cử thì đảng Lao động vẫn còn khỏe chán”.
Đây quả thật là một nhận xét hay ho, thế nhưng nhận xét này chỉ giới hạn vào phong cách trình bày mà thôi. Về nôïi dung, về thực chất, thì chính phủ Lao động chắc chắn phải biết rất rõ rằng những sự lật ngược chính sách cùng với các lỗi lầm của họ đã để lại trong tâm trí cử tri một câu hỏi quan trọng: Quan điểm và niềm tin thật sự của thủ tướng Kevin Rudd là gì" (What does Kevin Rudd PM stand for")

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.