Hôm nay,  

Ngày Của Mẹ

11/05/201000:00:00(Xem: 3357)

Ngày Của Mẹ

Vi Anh
“Mỗi người chỉ có một quê hương,
Một mẹ hiền muôn thuở nhớ thương..”
Người viết bài này quá thất thập cỗ lai hi, quá bận bịu phân tích thời sự trong nước trên báo chí và truyền hình, giựt mình nhớ lại Ngày Của Mẹ khi bốn đứa con trai và gái ngày chủ nhựt gọi điện thoại, “Ba à, làm gì thì làm, chiều nay cũng nhơn ra, tụi con rước Ba lại nhà em, ăn mừng Ngày của Mẹ”. Dù đã trễ một số việc, thâm tâm nhận thấy nhịn không được, không nói không được cảm nghĩ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của người Việt tỵ nạn CS về Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ.
Thế là người Mỹ gốc Việt đã hưởng ít nhứt 34 Ngày Của Mẹ, từ sau cuộc di tản vô tiến khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam. Phân nửa đang ở trên 80 quốc gia, phân nửa định cư nới nước Mỹ.  Mỹ là nơi Ngày Của Mẹ được biến thành ngày lễ truyền thống,  một quốc lễ của cá nhân, gia dình, và xã hội Mỹ, hằng năm cử hành vào ngày chủ nhật thứ nhì trong tháng 5.
Nữ quyền của người phụ nữ VN, của bà mẹ VN trong gia đình người VN  dân tộc VN đã thừa nhận tận xa xưa, không ai biết  tự thuở nào. Trong ca dao, văn chương bình dân có tư thời tiền sử, chưa có chữ viết nên truyển khẩu và là  túi khôn muôn đời của người Việt đã có những câu quá hay, quá quen thuộc. Đến  đổi dân chúng biến thành câu hát ru em, ru con như “Một mai thiếp có xa chàng, Đôi bông thiếp giữ đôi vàng thiếp xin”. Ý niệm tài sản hôn nhơn cho hai vợ chồng làm ra được Bộ Luật Hồng Đức  thời nhà  Lê,  thời  cực thịnh của lịch sử VN, biến thành định chế pháp luật. Đôi bông là vật cưới, tài sản trước hôn nhơn thì trả lại. Đôi vàng là tài sản hai vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn thú, vợ được thủ đắc. Thòi xa xưa không biết hồi nào đó  mà đã phân biệt tài sản tiền hôn thú và cộng thông tài sàn do hai người hôn phối làm ra, là một  ý niệm dân luật có quá sớm như vậy đã chứng minh nữ quyền được văn minh VN, phong tục, tập quán, luân thường đạo lý  VN rất rất tôn trọng.
Thêm vào đó, chữ “nội tướng” của ngôn ngữ VN nói lên vai trò vô cùng thiềt yếu, không có không được (indispensable)  của người đàn bà “đầu ấp tay gối” của người đàn ông trong mọi thành công. Nó nhấn mạnh quyền hành của người vợ nhiểu hơn tục ngữ của Tây Phương “đằng  sau thành công nào của người đàn ông đều có bóng dáng của một người đàn bà” hay lời khuyên của người xưa Trung Hoa “tào khang chi thê bất khả hạ đường”.
Chỗ đứng, dáng đứng cao quí của người mẹ, người vợ, người phụ nữ VN trong gia đình được chứng tỏ triệt để qua cơn quốc biến sau ngày 30 tháng tư năm 1975. Hầu hết thành phần ưu tú, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà, đi tù cải tạo đều nhận thấy người đến “thăm nuôi mình đầu tiên” không phải là “ bà xã” thì cũng em gái, chị gái của mình. Chuyến đi thăm nuôi là thiên nan vạn nan, là cả một gia tài ky cóp của gia đình quân dân cán chính VNCH, sau khi CS dổi tiền mấy lần, đánh tư sản mấy lượt, “sạch nhà sạch cửa”, đuổi đi “kinh tế mới”. Đi xe than, đi xe lửa đường trường, mặc quần áo hai ba lớp dày như áo giáp, nằm đêm phải lấy mền cuốn mình chặt lại để tránh mấy thằng bộ đội, cán bộ áp tải xe ý quyền thế hay “dê”  xàm sở làm bậy. Đi bộ, gánh gồng đồ ăn lương khô cồng kếng, lên đèo xuống dốc gập ghềnh dến các trại tù thường trong rừng thiêng nước  độc. Câu thơ mô tả người phụ nữ xưa lo cho chông con “Thân cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo  nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” chẳng thấm thía gì với cái cực khổ, khó nhọc của những ngườûi me, người chị, người em gái đi “thăm nuôi” người tù cải tạo của CS.


Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn. Thế rồi những tù nhân cải tạo, những người dân Việt mất quê hương trên quê cha dất tổ của mình cũng tìm được lối thoát: tỵ nạn CS chánh thức và vượt biên tỵ nạn CS. Sư phát triễn và thành công của thế hệ một rưởi và thứ hai này trên quê hương mới không thể có được nếu không có những người mẹ VN, người phụ nữ VN. Những ngày chân ướt chân ráo dến Mỹ, chồng thì gần như liệt bại, đau ốm sau nhiều năm lao tù CS, chưa hổi phục. Người vơ phải lăn xả vào cuộc đới mới như con gà mái vì con sống chết bảo vệ đàn con.  Trên dất Mỹ  quá thừa  vật chất, những người vợ quân dân cán chính VNCH, để một bên cảnh nhà cao cửa rộng, kẻ hầu người hạ ngày xưa, ngoảnh mặt trước những tiện nghi vật chất của xã hội Mỹ, dồn mọi sức lực vật chất và tinh thân, con tim và khối óc làm việc quần quật dể lo cho gia đình và cho con ăn học. Sáng  thức sớm nầu cơm cho chồng con trong ngày, rồi làm một hộp cơm cho mình, đi xe quá giang hay xe bus đi cắt chỉ, ủi đồ, lau nhà, quét sân, làm móng tay, giữ trẻ - những cái nghề ít tiền công mà người phụ nữ Mỹ chê không làm-  để có tiền cho con ăn học. Làm việc một ngày cả chục giờ, một tuần bảy ngày vi lương thấp, mới đủ bù đắp cho nhu cầu gia đình. Khá lên một chút làm ra những cơ sở nhỏ bán thức ăn, bánh trái vừa và nhỏ, lấy công làm lời, chồng con chung tay nhau đi giao cơm tháng, lo dọn dẹp vệ sinh. Biết bao nhiêu bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, giáo sư, luật sư Mỹ gốc Việt – giới chuyên nghiệp -  từng giúp mẹ cha lau cửa tiệm, dọn bàn cho khách ăn, rửa chén bát, giao cơm tháng.
Dịch vụ nghể nail phát triễn  thành kỹ nghệ ở Mỹ, món ăn VN trở thành phổ thông và rẻ ở Mỹ là công trình của những người mẹ VN. Những hy sinh âm thầm đó của những ngưởi mẹ VN  là những dộng lực thúc đẩy  đàn hậu tấn  vươn lên  trên con dường  học vấn – con đường ngắn nhứt, nhưng vững chắc nhứt. Số  trí thức, số người đậu bằng dại học 4 năm trở lên, tỷ lệ bác sĩ, kỹ sư, luật sư, v.v.  Mỹ gốc Việt vượt chỉ tiêu so vơi dân số cộng dồng Mỹ gốc Việt . Tỷ lệ đậu dại học hơn 4 năm chỉ trong 1 thế hệ 30 năm cao ngang người Mỹ; tỷ lệ sở hưu nhà cao hơn. Thành công này một phần lớn thuộc về sư hy sinh của người Mẹ VN trong việc xây nền móng.
Ngày Của Mẹ là cơ hội để thế hệ một rưởi, hai và đàn hậu tấn nhớ có được như ngày hôm nay, nhớ đến tình mẹ VN, ánh mắt mẹ VN, lòng hy sinh vô bờ  bến, cũng như sự can đảm của người Mẹ VN. Trong đó Mẹ mình, má mình là tiêu biểu trung thành và rõ rệt nhứt. Tình mẹ là vô bờ bến, là vô vị lợi. Cái nhìn của mẹ là sư lãnh dạo bằng tình thương, lời nhắc nhở không cần lời nói, sư an ủi khi thất bại và khuyến khích khi thành công. Lòng can đảm của mẹ can đảm hơn lòng can đảm của người chiến sĩ vì  mẹ hy sinh suốt đời cho con, có khi qua đời cháu nữa..
Nay sau 35 năm định cư ở Mỹ, MẸ, có   người đã ra đi, có người còn sống. Có người ở chung, có người ở riêng. Có người ở gần, có người ở xa. Nhưng nhớ thương là thần giao cách cảm, vô  thòi gian và phi không gian. Ngày Của Mẹ, nhớ “Mỗi người chỉ có một quê hương, Một mẹ hiền muôn thuở nhớ thương...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.