Hôm nay,  

Học Theo Hoa Lục?

06/12/200500:00:00(Xem: 5429)
- Vậy là xong một giải SEA Games, một cuộc thi thể thao khu vực còn có tên gọi dài dòng là Đông Nam Á Vận Hội. Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích lớn, khi so với quá khứ. Tính trong 11 quốc gia tranh tài SEA Games, thì Phi Luật Tân đứng đầu với 114 huy chương vàng, Thái Lan đứng nhì với 87 huy chương vàng, và Việt Nam đứng thứ ba với 71 huy chương vàng.

Kể ra là đánh mừng, vì như thế là các vận động viên của quê nhà đã đem chuông đi xứ người và cũng gây được một số tiếng vang. Nhưng điều chúng ta có thể băn khoăn nơi đây chính là hiện tượng: Việt Nam đã theo học Hoa Lục quá nhiều. Học kỹ, học sát, học tận lực... tới nổi phải lo ngại.

Học theo Trung Quốc kỹ tới nổi một số chuyên gia và phóng viên quốc tế phải nghi ngờ là có một số vận động viên Trung Quốc đã sang nhập tịch VN để thi đấu giùm cho Việt Nam. Câu chuyện hết sức là ngạc nhiên và cần suy nghĩ.

Báo Tiền Phong chủ nhật 4-12-2005, với bài nhan đề “Nhà vô địch Taolu Mai Phương là người Trung Quốc"” tại địa chỉ http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx"ArticleID=30785&ChannelID=11 -- đăng lại từ báo Thể Thao Ngày Nay đã viết với ngôn ngữ cực kỳ hài lòng và lạc quan khi thấy cao thủ Thái Cực Kiếm của VN giống y hệt Trung Quốc. Chúng ta thử đọc như sau:

“Nhà vô địch Taolu Mai Phương là người Trung Quốc"

Đó là thắc mắc của các đồng nghiệp báo chí khi chứng kiến bài biểu diễn thái cực kiếm hoàn hảo của Phương tại SEA Games 23 lần này.

Sau khi được chứng kiến bài Thái cực quyền đặc biệt ấn tượng của Mai Phương ở môn wushu, nhiều chuyên gia và cả phóng viên Singapore, Malaysia... đều khẳng định với các phóng viên Việt Nam rằng: "Mai Phương đích thị là người Trung Quốc mới nhập quốc tịch Việt Nam".

Nghi ngờ vì quá giỏi!

Anh phóng viên người Malaysia làm cho tờ The Star tỏ ra quan tâm: "Các bạn không chỉ có một mà có khá nhiều VĐV của Trung Quốc thi đấu tại SEA Games lần này", đoạn anh chàng này chỉ tay sang Thanh Xuân: "Cô ấy có gương mặt của người Trung Quốc".

Tất cả cánh phóng viên Việt Nam đều cười thầm như thế là được rồi. Trung Quốc là cái nôi và là cường quốc số 1 của wushu thế giới, nếu được so sánh tài năng với người Trung Quốc thì đúng là đẳng cấp cao còn gì"

Bà chuyên gia wushu nước chủ nhà còn nói thẳng: "Hai năm trước tôi đã nhìn VĐV này, nhưng không để ý vì hình như cô ấy không đoạt được vàng nhưng năm nay tôi không tin một VĐV Việt Nam lại có bài thi Thái cực kiếm xuất sắc đến như thế, phải là người Trung Quốc mới làm được".

Người Trung Quốc cũng phải thích.

Chuyện Mai Phương và Thanh Xuân, Mỹ Đức không phải là người Trung Quốc đã rõ. Thế nhưng không phải ai cũng biết việc chính Wushu Trung Quốc cũng có ý định nhập tịch để thi đấu dưới mầu áo tuyển Trung Quốc cho Mai Phương cách đây mấy năm.
Số là sau giải vô địch Wushu châu Á trẻ năm 2001 tổ chức tại Bắc Kinh, bài thi Thái cực quyền của Mai Phương đã hoàn toàn chinh phục ban giám khảo và những người yêu wushu Trung Quốc khó tính.

Mai Phương khi ấy mới 12-13 tuổi đã hội tụ đầy đủ những tố chất của một VĐV Thái cực quyền. Những tố chất ấy đặc biệt khó gặp, mỗi quốc gia, may mắn cũng chỉ tìm được một vài người.

Bài thi đoạt HCV của Mai Phương ở giải wushu trẻ thế giới đã được phía bạn có nhã ý muốn Mai Phương nhập tịch Trung Quốc đề đưa vào chương trình "tìm vàng" của thể thao Trung Quốc tại Olympic Bắc Kinh năm 2008. Tất nhiên việc này không thành bởi tìm được một VĐV như Mai Phương cực khó, và theo nhận xét của ban huấn luyện đội wushu thì Mai Phương sẽ là mỏ vàng của thể thao Việt Nam tại các cuộc thi đẳng cấp thế giới và Olympic nếu wushu có mặt.

Ăn cơm Tàu, nói tiếng Hoa nhưng là người Việt

Thế hệ VĐV được đào tạo tại Trung Quốc rất nhiều người đã thành danh. Bên cạnh Bùi Mai Phương còn có Ngân Thương, Hà Thanh, Thùy Dương, Phước Hưng... được đào tạo tại Trung Quốc từ khi là những nhóc tỳ vẫn còn đái dầm, nhớ "tí" mẹ.

Mai Phương bắt đầu được đào tạo tại Trung Quốc khi mới chỉ 8-9 tuổi. Khoảng thời gian ấy đủ để cô gái này thuộc lòng món ăn Tàu, nói tiếng Hoa như gió, nói chung cái ăn tiếng nói y hệt người Trung Quốc nhưng vẫn là người Việt 100%. Chiến lược vàng của thể thao Hà Nội đã tái khẳng định.”

Đặc biệt của trang báo này, nơi góc có hộp chữ như sau:

“Nghi là phải!

Cách đây mấy năm, tại SEA Games 21, chính các phóng viên Việt Nam cũng đã tưởng nhầm hai VĐV nhảy cầu Thanh Trà, Hải Yến là người... Trung Quốc vì không thấy xuất hiện ở các giải trong nước rồi đột ngột xuất hiện mang huy chương nhảy cầu về cho Việt Nam. Nghi là phải bởi khi nói chuyện với nhau và với các HLV của mình, hai cô bé gốc Hà Nội này chỉ dùng tiếng... Hoa.”

A ha... câu chuyện cực kỳ đáng ngại. Tất nhiên, Bắc Kinh giỏi wushu thì mình đưa các võ sĩ tí hon qua học từ khi còn nhóc tỳ thì cũng là tốt. Câu chuyện có vẻ y hệt như truyện kiếm hiệp Kim Dung, khi đưa một nhóm thiếu nhi lên Chùa Thiếu Lâm học võ để hai thập niên sau sẽ xuống núi phản Thanh phục Minh...

Tuy nhiên, hãy suy tính cho kỹ. Nếu các em qua Hoa Lục từ năm 8 tuổi, có ai bảo đảm là khi các em thành danh giang hồ, năm 18 hay năm 21 tuổi, lòng các em có còn là Việt Nam (thậm chí khi giao tiếp, các em nói tiếng Hoa thành thạo hơn tiếng Việt, trong bài có ghi chỗ này). Và có gì bảo đảm, sau ba thập niên, có em nào khi lên nắm Tổng Cục Trưởng Thể Thao, mà lòng chắc gì thật lòng với Việt Nam. Hay có khi, chỉ vì vài sơ suất ở Thượng Hải, Hồng Hồng, thế nào cũng có em bị cấy sinh tử phù để lặn sâu, chui cao... làm đầu cầu Nam Tiến cho Bắc Kinh.

Hãy nghĩ cho kỹ, tại sao nhà nước không gửi một nhóm thiếu niên đi Nhật để học võ Judo (Nhu Đạo), hay gửi đi Hàn Quốc để học võ Taekwondo (Thái Cực Đạo) -- 2 môn võ đã vào chương trình thi ở Thế Vận, điều mà Wushu chưa vào được. Tại sao chưa gửi các em sang Mỹ từ nhỏ để học bơi, học chạy điền kinh, và vân vân.... bao nhiêu là câu hỏi.

Nơi đây chúng ta cũng cần bình tâm. Thế giới trên đường toàn cầu hóa, tất nhiên đưa các em đi Trung Quốc học wushu từ năm 8 tuổi thì cũng là không bao xa, vì phương tiện bây giờ rất nhanh chóng, không còn là chuyện ngày xưa đi bộ nhiêu tháng để lên Chùa Thiếu Lâm xin học 72 môn võ bí truyền. Nếu thật sự người ta mà tốt với mình thì không sao hết, nhưng nếu người ta mà cấy sinh tử phù thì vài thập niên sau là bể ra bao nhiêu chuyện.

Thực sự, tinh thần say mê học theo Trung Quốc không phải chỉ riêng trong ngành thể thao. Đây mới là chỗ cần chiêm nghiệm nữa. Gần như khi nói về đề tài nào, nhà nứớc Hà nội đều nhắc nhở là nên học theo Trung Quốc.

Thí dụ, như bài viết “Dưới tấm thảm đỏ” đăng ngày 4-12-2005 trên thông tấn nhà nước VN Net (link: http://www.vietnamnet.vn/cntt/2005/12/518803/) đã dặn dò nhau hãy học gương Trung Quốc, xin trích:

“Không phải thế!

“Hãy nhìn sang Trung Quốc. Họ cũng là nước đang phát triển, kinh tế chưa khá giả là bao, thế mà từ mấy năm nay, nhiều nhà khoa học tài danh của họ đã từ các nước tiên tiến lục tục về nước làm việc....”

Trời ạ, học theo Hoa Lục. Đó là giữa trí thức với nhau mà còn dặn dò nhau thế đấy.

Nhưng hình như bạn có vẻ chưa hoàn toàn tin về tâm thức “thượng tôn Trung Quốc” ở Hà Nội sao"

Vậy thì nơi đây xin trích một đoạn, của nhà văn Nguyễn Quang Lập trả lời phỏng vấn của Talawas (link: http://www.talawas.org/talaDB/suche.php"res=3376&rb=0204) đăng ngày 7-12-2004, bài tưạ đề “Nói ra thì bảo là phản động,” trong đó nhà văn nói về một cuốn phim nói về những ngày ông Hồ ở Hồng Kông, trong đó hết lời khen ngợi Trung Quốc. Trích như sau, lời Nguyễn Quang Lập:

“[Phim] Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông làm khá tử tế. Phim về Bác Hồ không làm tử tế có mà bốc cám. Nhân vật Bác Hồ do Trần Lực thủ vai cũng được, tương đối nhuyễn và tránh được cứng nhắc... Tôi cảm thấy phim này ca ngợi Bác thì ít, ca ngợi Trung Quốc thì nhiều... Trần Đăng Khoa ngồi cạnh tôi, rỉ tai tôi: "Đáng ra Trung Quốc phải bỏ tiền ra làm phim này mới đúng"...”

Thực ra, đi học ở Trung Quốc thì không có gì sai hết. Nhưng nếu không cảnh giác thì sau này lại mang tội với dân tộc, khi đã tiếp tay cấy sinh tử phù, hay là lập lại một màn Trọng Thủy với Mỵ Châu mới.... Nếu nhà nứớc thật tâm như thế, sao không cho các em sang Mỹ, Anh, Pháp... học. Thế giới có biết bao nhiêu điều để học, đâu phải chỉ riêng wushu mà thôi. Mà cũng đâu phaỉ chỉ thể thao, còn khoa học, văn chương và biết bao nhiêu là tinh hoa nhân loại mà dân mình cần học.

Đặc biệt, trong kho tàng trí tuệ nhân loại đó có môn học dân chủ đa nguyên đa đảng mới là môn học cần kíp nhất, tại sao lại không nhắc gì tới, mà phải đưa các em leo tận đỉnh Thiếu Thất để học môn Thái Cực Kiếm"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.