Hôm nay,  

Tâm Tình Hạnh Phúc: Sống Chung Không Hôn Thú

28/03/201000:00:00(Xem: 2998)

Tâm Tình Hạnh Phúc: Sống Chung Không Hôn Thú – Thảo Hiền

Kính thưa quý độc giả! Đầu tiên, Thảo Hiền xin được gửi đến quý vị những lời cầu chúc thân tình và tốt đẹp nhất, đồng thời cũng ngỏ lời cảm tạ những quý độc giả đã đóng góp ý kiến, trình bày tâm sự trên mục Tâm Tình Hạnh Phúc của chúng ta trong thời gian vừa. Kỳ này, vì không nhận được những lá thư nêu thắc mắc hoặc chia sẻ ý kiến của quý độc giả nên Thảo Hiền xin được trao đổi cùng quý vị về một số vấn đề phổ cập thường xảy ra cộng đồng người Việt chúng ta để thay cho phần trả lời thư tâm tình như thường lệ. Đó là đề tài mà Thảo Hiền tạm đặt tên là “Sống Chung Không Hôn Thú”.
Trong vài lần trao đổi những câu chuyện thường xảy ra trong cộng đồng, Thảo Hiền được nghe nhiều người đề cập đến vấn đề sống chung ngoài hôn nhân của giới trẻ ngày nay cũng như của những cặp vợ chồng sống với nhau nhiều năm nhưng lại không làm hôn thú. Những ý kiến binh vực cũng có, đả phá cũng nhiều, cả hai phe đều đưa ra những quan điểm đối nghịch, khiến Thảo Hiền không khỏi phân vân, tự hỏi Sống và Yêu như thế nào mới hợp lý và đúng cách.
Trong bài viết hôm nay thay cho thư trả lời độc giả, Thảo Hiền xin gửi đến quý bạn đọc những góc nhìn khác biệt đối với cung cách sống và yêu của những người yêu nhau. Đây chỉ là những luận bàn, tuyệt nhiên không đả phá hay cổ võ vì xét cho cùng, sự lựa chọn vẫn là của mỗi cá nhân, miễn sao có được hạnh phúc và không hối tiếc về quyết định của mình, cho dù ..que sera, sera… ngày sau có sẽ ra sao.  
Ngoài lý do tôn giáo, xét theo văn hoá Á Đông thì chuyện sống chung với nhau không hôn thú là một vấn đề khá tế nhị nếu không muốn nói là cấm kỵ. Đừng nói chi đến thế hệ của cha mẹ chúng ta mà ngay cả ở thế hệ của Thảo Hiền, vấn đề tự do luyến ái đến độ sống chung không có đám cưới cũng khó lòng được cộng đồng xã hội chấp nhận. Người vợ không có hôn thú thường không được họ hàng bên chồng nhìn nhận bởi lẽ họ không được cha mẹ chồng đi hỏi cưới cho con trai của họ. Thậm chí cha mẹ của người phụ nữ cũng có thể bị chê cười là quá dễ dãi. Chắc có lẽ quý độc giả còn nhớ mối tình của Mai và Lộc trong chuyện Nửa Chừng Xuân của nhà văn Khái Hưng. Cho dẫu có con ngoài hôn thú với Lộc, cô Mai vẫn là hiện thân của tấm lòng chung thủy và thanh cao. Thế nhưng dưới mắt dư luận đương thời, cô Mai là một phụ nữ vượt vòng lễ giáo. Cô không được bà Án cho làm vợ cả, chỉ cho phép làm vợ lẽ của anh Lộc, trong khi anh Lộc cũng không dám qua mặt mẹ lấy cô Mai làm vợ chính mặc dù đã có con với nhau. Đây chỉ là một câu chuyện mà Tự Lực Văn Đoàn nêu ra để đả phá những suy nghĩ hủ lậu trong thời phong kiến. Tuy quan niệm về hôn nhân, về liên hệ nam nữ ngày nay đã thay đổi rất nhiều, nhưng liệu có bao nhiêu các bậc phụ huynh sẵn sàng chấp nhận chuyện con cái sống chung với người bạn tình trước khi đem nhau ra trước bàn thờ tổ tiên theo đúng nghi thức cưới hỏi, hay sẽ có bao nhiêu người trong cộng đồng có cái nhìn thông cảm hơn đối với những cặp sống chung với nhau theo kiểu già nhân ngãi non vợ chồng. Đặt câu hỏi trên là vì cho đến nay, vẫn còn có rất nhiều người quan niệm hôn nhân là nền móng vững chắc của gia đình, mà gia đình vững bền thì sẽ đem lại một xã hội an toàn và tốt đẹp. Nhưng một số đông khác, nhất là những người trẻ lại có quan niệm cởi mở và phóng thoáng hơn. Tức là yêu nhau thì sống chung với nhau, vì tình yêu mới là sự ràng buộc chính, còn những nghi lễ thủ tục không quan trọng. Cha mẹ có chống đối nhưng cũng khó ngăn cản. Trường hợp con cái ở gần, cha mẹ có thể áp lực hay dùng tình cảm để lay chuyển con. Nhưng nếu con đi làm xa nhà, ở tận tiểu bang khác thì làm sao biết mà cấm cản. Ngày nay mọi người thường đảo ngược câu Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó thành Con đặt đâu cha mẹ ngồi đó, bởi đây là một thực tế mà các bậc phụ huynh phải chấp nhận. Đa số những người trẻ cho rằng, cần có một cuộc sống chung trước hôn nhân để thử thách xem có hợp với nhau hay không trước khi tiến xa hơn. Nếu sau một thời gian thấy được thì chính thức lấy nhau, mà không được thì chia tay, đường ai nấy đi.
Thảo Hiền đọc qua một tài liệu nghiên cứu ở Mỹ, trong số 2,150 người đàn ông được phỏng vấn, chỉ có một phần ba của số người được hỏi cho biết họ có quyết định kết hôn với người đàn bà sống chung với mình. Hai phần ba còn lại cho rằng sống chung không hôn thú sẽ dễ dàng tiện lợi cho đôi bên hơn. Dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến của một thiểu số đàn ông ngoại quốc, nhưng dựa vào những dữ kiện này, Thảo Hiền thử phân tích xem tại sao lại có sự lựa chọn như trên giữa những điểm lợi và hại trong cuộc sống vợ chồng có hôn thú và vợ chồng không hôn thú.
Trước hết, hãy nói về những điểm lợi trong cuộc chung sống không chính thức đối với hai người bạn tình còn trẻ trung, có sự nghiệp, có lợi tức và có cùng vị thế xã hội như nhau, cho dù là công nhân hãng xưởng hay chuyên gia.
Cả hai bên đều giữ được cho mình sự độc lập về mặt vật chất, không bị ràng buộc nhiều về tinh thần, nói chung không phải mang trách nhiệm cưu mang nhau. Trong khi đó vẫn có được một người bạn đồng hành để cuộc sống bớt lẻ loi cô độc. Hai người không ràng buộc nhau về mặt pháp lý, mỗi người vẫn giữ được sự tự do của riêng mình, độc lập về tài chánh và tự do về tinh thần.  Sống chung nhưng không ai nợ ai khi chia tay ngoài món nợ tình. Thật là giản tiện. Share tất cả mọi chi tiêu trong nhà, tiền ai nấy xài, account ai nấy giữ. Hai người không phải lo đến chuyện dành dụm tiền để mua nhà, hay lo tiền học cho tương lai của con cái. Họ chỉ cần cho nhau tình cảm, hạnh phúc khi ở bên nhau, vui vẻ với nhau trong những giao tế ở ngoài xã hội. Nếu đời sống cứ bình thản trôi qua như thế thì thật là lý tưởng, nhất là đối với những cặp không thực sự muốn có con. Không phải lo nghĩ nhiều, thảnh thơi tâm trí, như thế vẫn hơn là lấy nhau chính thức, rồi khi trải qua cảnh cơm không lành, canh không ngọt lại đưa nhau ra tòa ly dị, phân chia tài sản, với những rắc rối khác về mặt pháp lý.
Nhưng sẽ có người nêu thắc mắc, rằng đã đến với nhau vì tình thì tại sao không sẵn sàng cột chặt đời nhau bằng tờ hôn thú, để tình yêu nở thêm hoa trái với những đứa con. 
Thảo Hiền nhận thấy có hai trường hợp có thể giải thích nguyên nhân tại sao người ta không muốn ràng buộc nhau bằng tờ hôn thú hay con cái.
Thứ nhất là trường hợp của những người trẻ tuổi coi trọng sự nghiệp và muốn tiến thân xa hơn, nhưng lại cần có bạn đồng hành mà ngay lúc đó họ coi như một soulmate, một người tri kỷ hợp ý hợp nhãn như đã nói ở trên.  Trường hợp thứ hai là những người đã bước qua thử thách của hôn nhân nhưng thất bại, hoặc trở thành góa bụa. Những người này đến với nhau vì cả hai đều có nhu cầu nương dựa nhau về mặt tinh thần nhiều hơn, vì vậy họ không coi những ràng buộc để bảo đảm cho họ về mặt pháp lý là quan trọng. Rất nhiều cặp trung niên tìm được một đời sống ổn định với nhau, sau khi đã trải qua những sóng gió tình cảm trong quá khứ.


Mặt trái của cuộc sống chung không hôn thú là khi xảy ra những mâu thuẫn và xung khắc như trong tất cả mọi gia đình bình thường khác, hai người bạn tình sẽ không có nỗ lực tìm kiếm một giải pháp để hàn gắn. Ngọt bùi thì chia, cay đắng thì của ai nấy giữ. Hai người không thể hy sinh cho nhau như một cặp vợ chồng chính thức. Ngay từ căn bản, khi đồng ý bước vào một liên hệ tạm bợ như thế, không có gì ràng buộc họ với nhau, từ giấy hôn thú đến liên hệ gia đình sui gia hai bên, họ hàng thân tộc. Sợi dây duy nhất cột họ lại với nhau là tình cảm. Một khi tình đã vỗ cánh bay đi, sẽ chẳng còn gì để giữ nhau lại. Điều duy nhất mà cả hai cùng mất mát là những kỷ niệm đẹp, và tình cảm của một thời yêu đương.
Trưòng hợp của những người ở tuổi trung niên có lẽ khá hơn. Vì đã có kinh nghiệm qua những cuộc hôn nhân trước đó nên họ có thể tránh để xảy ra đổ vỡ. Nhưng nếu có tan vỡ thì phần thua thiệt về phía người đàn bà rất nhiều.
Hãy tưởng tượng sau khi bước ra khỏi một liên hệ tình cảm ở lứa tuổi không còn trẻ lắm, tức là đã mất đi một khoảng thời gian dài trong mối quan hệ già nhân ngãi non vợ chồng, bây giờ bước ra phải làm lại từ đầu và có thể sẽ quá chậm để làm lại. Một ông ngoài 60 tuổi có thể tìm được vợ dễ dàng chứ phụ nữ ở tuổi này khó tìm được bạn tình. Bởi những người đàn ông cùng lứa tuổi mà người phụ nữ quá lứa có thể kết hôn được đã có gia đình hay đang có liên hệ tình cảm khác.
Trong cuộc sống chung không hôn thú, người đàn bà đóng vai trò của một người vợ nhưng lại không phải là vợ. Chị chăm lo nhà cửa, săn sóc người đàn ông chị yêu thương, nhưng chị không bao giờ có được vị thế của một người vợ chính thức. Tất nhiên là sau khi sống chung không hôn thú một thời gian dài và chia tay, chị hưởng được một số quyền lợi theo luật định, nhưng không thể có đầy đủ những đặc quyền mà luật pháp đặt ra để bảo vệ người vợ có hôn thú. Chẳng vậy mà người Âu Mỹ dùng chữ in-law để chính thức thừa nhận vị thế của dâu rể, của cha mẹ hai bên, của họ hàng. Ngoài ra trước đây có thể người phụ nữ được bạn tình phụ cấp tài chánh, khi chia tay chẳng những tình mất mà tiền cũng tan, không còn chỗ nương tựa vững chắc như xưa. Càng sống lâu với nhau trong tình trạng không hôn thú, sự bất lợi càng nghiêng nhiều về phía người phụ nữ luống tuổi. Bởi trong thời gian sống chung, họ để bị lệ thuộc vào người bạn tình, không có cơ hội tự tạo cho mình một ý hướng tự lập, nên sau khi chia tay họ không có khả năng độc lập về tài chánh.
Trong cuộc sống lứa đôi, những vấn đề khó khăn xảy ra cho những cặp sống chung không hôn thú cũng tương tự như những khó khăn mà những cặp vợ chồng chính thức gặp phải. Trong khi những cặp sống chung không hôn thú không tìm cách giải quyết những khó khăn trong đời sống chung, thì những cặp vợ chồng chính thức lại phải cố gắng vượt qua những khó khăn đó. Tại sao" Là bởi vì họ chia sẻ những quyền lợi chung và cảm thấy có trách nhiệm với nhau. Thí dụ phải gánh vác những món nợ chung, phải tiết kiệm để lo cho tương lai học vấn của con cái, và điểm quan trọng nhất là họ biết chắc cuộc đời của họ sẽ phải gắn liền với nhau cho đến cuối đời. Vì vậy mà họ không thể sống ích kỷ và nếu có gặp hoạn nạn, họ phải chung lưng đối phó với hoàn cảnh. Những liên hệ trong thân tộc cũng là một yếu tố quan trọng đối với hai bên, nhất là đối với người phụ nữ. Người vợ chính thức được đứng trong hàng ngũ gia tộc chứ không đứng ngoài. Vì vậy người vợ chính thức có được vị thế danh chính ngôn thuận hơn vợ không hôn thú. 
Bàn đến đây có lẽ chúng ta lại có một thắc mắc khác là lấy nhau có hôn thú đâu đã hẳn là sống đời được với nhau. Sống chung không hôn thú không có nghĩa là hai người không có tránh nhiệm tinh thần cũng như vật chất với nhau. Nếu họ thực lòng yêu thương nhau thì họ phải vun bồi cho nhau, cũng phải có cách để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống chứ lẽ nào lại không làm được.
Thảo Hiền nghĩ dĩ nhiên trong cả hai trường hợp, có hôn thú hay không có hôn thú, đều phải có tình yêu là chất xúc tác đưa hai người nam và nữ đến với nhau lúc ban đầu. Nhưng tình yêu giống như ngọn lửa, không thể cứ cháy mãi nếu không được cho thêm củi, thêm hơi đốt. Và yếu tố giữ được tình yêu bền vững chính là tình nghĩa, trách nhiệm đối với nhau, giữ cho nhau lời giao ước lúc ban đầu.
Hôn lễ là một cách biểu lộ công khai tình yêu và lời giao ước của người này với người kia. Họ không chỉ giao ước riêng với nhau mà thôi, bởi hôn nhân là sự ràng buộc cuộc đời hai người với nhau về mặt pháp lý, là sự chính danh trong cộng đồng và xã hội, đối với gia đình thân tộc.
Nếu người phụ nữ không có ý định lập gia đình, không có ý định có con, vẫn muốn giữ sự độc lập và tự do thì một liên hệ già nhân ngãi non vợ chồng sẽ là một dàn xếp thuận lợi, vì khi muốn chia tay sẽ dễ dàng hơn.
Nhưng nếu ngược lại, người phụ nữ muốn có một đời sống ổn định, thực sự muốn có một mái ấm gia đình, thực sự muốn xây đắp tương lai với người đàn ông mà mình yêu thương thì việc sống chung như một người vợ không chính thức sẽ bất lợi về phía chị. Thông thường, người phụ nữ sau khi lập gia đình, thì chồng con là tất cả những gì có ý nghĩa nhất đối với họ. Trái lại, đối với đàn ông, có vợ con rồi, họ vẫn coi sự nghiệp và bạn bè là trên hết.
Sống chung không hôn thú không có nghĩa là khi chia tay sẽ không xảy ra những tranh chấp tiền bạc. Vì vậy cả hai bên phải biết cách đề phòng và bảo vệ quyền lợi của mình, thí dụ đặt ra những giao ước trước về những chi tiêu riêng hoặc chung, đứng tên cá nhân trong các hóa đơn mua các món hàng đắt tiền mà mình tự thanh toán để có chủ quyền trên các món hàng đó. Cũng không nên đứng tên chung trong cùng một trương mục hay vay nợ ngân hàng hay ký tên bảo đảm một món nợ mà người kia mượn. Khi yêu nhau thì quả ấu cũng tròn, đến lúc chia tay thì không những ghét nhau mà còn ghét đến cả tông chi họ hàng. Bởi lẽ khi chia tay nhau mà phải đưa nhau ra toà để phân chia tài sản thì sẽ cay đắng lắm chứ chẳng phải dễ dàng đường ai nấy đi.
Do tình trạng chia tay rồi mang nhau ra tòa đòi phân chia tài sản xảy ra quá nhiều ở những cặp vợ chồng sống chung không hôn thú, nên năm 2008, một bộ luật được cải tổ liên quan đến vấn đề tài chánh và những vấn đề khác của các cặp vợ chồng không làm hôn thú đã được quốc hội liên bang Úc thông qua với tên Family Law Amendment (De Facto Financial Matters and Other Measures) Act 2008 (CTH). Bộ luật này có hiệu lực ngày 1 tháng 3 năm 2009, nhằm giải quyết việc phân chia tài sản nếu có tranh chấp đưa ra trước Tòa.
Xem ra những tiện lợi khi sống chung không hôn thú thì ít mà những bất lợi lại có nhiều hơn đối với người phụ nữ. Bởi cứ nghĩ mà xem, nếu người đàn ông thực sự yêu một người đàn bà và yêu đến độ không thể không có người đàn bà này trong cuộc đời, vậy thì tại sao lại không lấy một cách chính thức"
Tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên xem ra không dễ, như nhà văn Mai Thảo từng cất tiếng than: Thế giới có triệu điều không hiểu. Càng hiểu không ra lúc cuối đời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.