Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

21/02/201000:00:00(Xem: 6678)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Sau khi tắm rửa sạch sẽ chuẩn bị xong. Khe khẽ tôi ôm lon bia và bao thuốc lên gác. Khi đi qua màn thầy mẹ, tôi đã liếc nhìn vào từng màn, các người vẫn nằm yên ắng. Tôi mở to hai cánh cửa sổ, chiếc cửa sổ duy nhất nhìn sang phía nhà bà Tường, qua một cái ngõ hẹp, rộng chừng hai mét. Ngồi đây vừa thoáng mát, lại vừa được ngắm một miếng vuông phía Tây Nam, của mảnh mặt trời chiều. Tôi khẽ trang trọng, đặt lon bia Heineken và bao thuốc Dunhill gần sát cửa sổ.
Tôi ngồi xếp chân bằng tròn, mắt tôi cứ đăm đăm nhìn lon bia, và bao thuốc. Óc tôi lần mở lại những trang đời xa cũ: Thuốc lá Dunhill, trước 1962 tôi đã từng hút nhiều lần. Nhưng bây giờ cảm nhận lại, mắt tôi nhắm nghiền vài giây. Tôi quên tiệt mùi vị của nó đi rồi! Được hãy chờ đấy, đừng có hấp tấp mất hết cả ý nghĩa. Tôi liên tưởng đến một ý, tôi đã quên mất xuất xứ: "Anh không biết trân qúy những cái anh đang có, thì anh không được hưởng cái tuyệt vời của nó".
Ngay từ lúc mua ở Hàng Xanh, tôi đã đọc, nhìn nhiều lần chữ Heineken rồi. Bây giờ tôi vẫn thèm đọc nữa. Bia hơi thì tôi đã được thưởng thức. Thưởng thức ngay từ những ngày trước khi đi vào vùng bão tố. Nhưng bia lon, lại là bia của ngoại quốc, bia của Hòa Lan thì làm sao mà tôi hình dung, tưởng tượng được" Cũng xin chờ một chút! Hôm nay tôi sẽ cho phép cơ thể, của tôi được thưởng thức cái mùi vị đặc biệt, từ bé đến giờ chưa một lần được biết mùi.
Bất chợt tôi đập hai tay vào 2 đầu gối của tôi một cái mạnh. Tôi giật thót người, quay lại nhìn xuống gác! Tư tưởng của tôi cứ đắm chìm vào bia, vào thuốc từ nãy, khi chợt nhớ ra đã không lấy cái hộp diêm quẹt, hút thuốc ở dưới nhà lên. Như choàng tỉnh, nên đã vỗ vào đầu gối, rồi lại chợt nhớ thầy mẹ đang ngủ, mà mình vỗ mạnh tay quá. Thành ra cứ luẩn quẩn, loanh quanh, luýnh quýnh, như sắp được nếm của lạ!
Thôi hôm nay tạm tha cho cái tính lẩn thẩn, lính quýnh, loáng quáng này một lần. Lần nữa thì không tha mà còn bắt viết kiểm điểm. Ta sẽ xé nhiều lần trước mặt, bắt viết lại, và còn bắt trình diện hàng ngày nữa. Là chủ nhân, ta sẽ hành cho mi mê tơi, ta có trăm nghìn cách, bắt mi phải phục tùng làm nô lệ trâu ngựa, suốt đời cho ta. Mới chỉ nhìn, chưa uống và cũng chưa hút mà đã say! Ghét bia và thuốc qúa đi thôi!
Đã ngâm nga từ nãy, không chịu được nữa rồi. Tôi cầm lon bia khẽ bật cái móc: Một tiếng xịt dài làm tôi nhớ ngay đến con voi ở sở thú năm 1958. Hôm đó tôi và thằng em trai Công Lý vào sở thú xem voi và hổ. Bỗng một tiếng xịt dài ở hậu môn con voi làm nhiều người quay lại. Rồi một mùi ung ủng của thịt thiu xông ra, làm cho mọi người phải bịt mũi. Nhưng tiếng xịt hôm nay nghe thì giống, nhưng cái mùi của nó thì đê mê làm ngất ngây lòng tôi. Tôi không thể giữ được tay tôi ngừng lại, tay tôi đã đưa lon bia vào miệng rồi, ừng ực mấy hơi liền. Sau khi đã ngất ngưởng được trên nửa lon, bấy giờ tôi mới sờ đến cô nàng Dunhill. Ngày xưa tiền bối Vũ Hoàng Chương, gặp cụ Lưu Linh thế nào tôi không biết, nhưng hôm nay tôi đã hân hạnh gặp cụ. Cụ Lưu Linh vẫn trẻ mãi không già, như nàng Xuân mới lớn.
Mùi bia, mùi thuốc đầy ắp căn gác trống, hồn của tôi đã thập thò mấy lần định lẩn ra ngoài, nhưng tôi đã kìm lại. Nhìn làn khói xoay tròn, rồi ngoằn ngoèo bò ra ngoài cửa sổ, mầu khói thuốc đã lẫn lộn vào mấy tảng mây trời. Khói lắt léo giẫy dọn, mây thì nằm yên nhưng đều bị ánh hoàng hôn nhuộm vàng hết. Mặt trời muộn, đã nhuộm vàng cả mấy mái tôn, mái ngói; cả một nửa cây điệp to tướng, trong khu nhà thờ Nam Hòa.
Mắt tôi lơ mơ thoáng một bóng trắng, dưới chiếc giếng giữa nhà bà Tường và nhà tôi, tôi tưởng là hoa mắt. Tôi ghé sát ra song cửa nhìn xuống, đúng là một cô gái, mái tóc đen huyền buông xõa xuống bờ vai. Đôi tay của nàng, đang kéo gầu nước đổ vào chiếc thau nhôm, có mấy cái khăn đen trắng. Giữa khe hở của hai lọn tóc phía sau lưng cô, là chiếc cổ trắng ngần. Cô chừng 22- 23 tuổi, không hiểu cô là con cái nhà ai ở trong xóm này" Tôi chưa hề trông thấy bao giờ, từ khi đi tù về" Động óc tò mò, nên tôi tỉnh hẳn, nghĩ đến hàng rào sắt có cây mai tốt tươi (chưa một lần nở hoa) ngay sát chiếc giếng, chỉ cách khoảng 1 mét 50.
Tôi lẹ làng xuống dưới nhà, liếc vào gương, vuốt lại mái tóc, rồi ra sân bếp bên cạnh cây mai, hàng rào sắt chỉ cách chiếc lưng của cô hơn một mét. Tôi đã nhìn rõ! Thừa nhận da của cô thật trắng, nhưng chỉ nhìn thấy phía sau lưng. Tôi suy đoán, chắc chắn khi xong, cô phải đứng lên, quay vào nhà.
Hai tay chống nạnh hai sườn, ngực tôi hơi ưỡn ra, trong thâm tâm, một sợi chỉ nhỏ lờ mờ, tự nhủ: Bốn đám mình đã đến nhà; dù không trâm anh thế phiệt, cũng là loại nghiêng nước, nghiêng thùng mà cũng đều đã chấp nhận. Vậy thử xem cô nàng này, mặt mũi ra sao"
Kiên nhẫn đứng chờ, tôi đinh ninh, cô này khi ngửng lên, nhìn thấy một chàng trai (hai con mắt) đứng lừng lững ngay phía sau lưng, cô ả sẽ đỏ mặt, rồi lúng túng. Tôi đã vận dụng con mắt của nghề nghiệp, chỉ không, chứ cô đã nhìn, dù nhìn ngang (nhìn bằng trường của con ngươi) cũng không thể qua mắt tôi được.
Nhưng, cho tới lúc cô ả đứng dậy, xách gầu, mang thau đi vào một cái cửa sau, của một ngôi nhà quay mặt ra phía xóm nhà thờ, cô không hề liếc nhìn, mặt nghiêm trang, dù cô đã quay cả ra phía sau lưng. Một luồng hơi anh ách dồn lên ngực tôi, tôi quay vào nhà định tiếp tục lên gác. Thấy mẹ tôi đã ngồi dậy trong mùng, cái luồng anh ách hãy còn nóng trong lồng ngực. Tôi sà vào màn mẹ, hỏi ngay:
 - Mẹ ơi! Mẹ có biết phía sau nhà, có một cô gái chừng 22- 23 tuổi, có nước da thật là trắng, mẹ có biết con cái nhà ai không mẹ"
Bà cụ hơi ngạc nhiên, vì đã hàng nửa tháng nay, tôi đi tìm vợ hết đám này đến đám kia, tôi chẳng nói năng gì. Bây giờ, lại hỏi về một người con gái, ngay phía sau nhà" Bà cụ ngồi im, đăm chiêu một lúc, rồi mặt người tươi lên, mỉm cười:
- Đấy là con của bà Chức, vẫn sang với mẹ, mà con đã gặp. Tại sao, con lại hỏi mẹ thế"
Con bà Chức! Cái bà đã hai lần chuyện trò với tôi, vẫn gọi thầy mẹ tôi là ông bà cụ, và bà đã xưng em khi nói chuyện với tôi" Tôi nhớ lại, chính cái bà đã đi xe đạp sang nhà em Xuân, báo cho biết là buổi sáng hôm ấy, tôi đã về. Mẹ tôi quay lại, còn cười nữa:
- Con có thích, mẹ sẽ nói cho"


Để đường hoàng, nhìn xem mặt cô này, tôi nói với mẹ tôi:
- Con thường không có nhà, khi nào bà ấy sang, mẹ cứ dạm thử, con sẽ sang nhà bà ấy chơi, mẹ nhé!
Chừng bốn năm ngày sau, một buổi tôi đi làm về, mẹ tôi từ trong màn nói vọng ra:
- Bà Chức nói, hôm nào con ghé sang nhà bà chơi!
Trong khi hôm kia, hôm qua phía nhà cô Thùy Trang và cô Hương nhắn mợ Út: "Sao không thấy anh ấy xuống chơi!"
Một buổi chiều, còn mươi mười lăm phút nữa, tôi mang sổ trình diện đến nhà cô Ngọc Anh, tôi lúi húi sửa lại cái xích xe đạp, chuẩn bị cho ngày mai đi làm. Một tiếng rao hàng quen thuộc, khàn khàn như tiếng con ngan đực gào, gọi vợ con:
- Lạc rang... nóng... dòn... đây...
Tiếng rao cất lên đã phá tan cái tĩnh lặng, của một xóm chiều, nhiều tần tảo xở xoay với hai bữa cơm độn bo bo của mỗi ngày. Dạ dầy, sau một ngày lao động cực nhọc nó đã vặn vò, không còn một chút nguồn sống, nên chỉ nghe tiếng rao, mũi đã đánh hơi thấy mùi lạc rang thơm lừng. Lòng vừa muốn được thưởng thức những hột lạc dòn ngậy ấy, vừa muốn giúp đỡ phần nào ông già bán lạc, còn khốn cùng hơn tôi. Nhưng cái túi của tôi đã ngăn lại, một cách hữu hiệu. Tôi đành phải theo nó, dù vậy tôi vẫn mở cửa bước ra ngó ông già. Một tay ôm thùng lạc, một tay chống chiếc gậy tre, vót nhọn.
Nhìn chiếc lưng gầy đeo chiếc áo lính mầu xám, đã trở thành mầu lá úa, vá chằng chịt. Áo đụp miếng nâu, miếng đen, như nó đang đeo theo nỗi vơi đầy của người dân đen, quằn quại trong nanh vuốt, của nhà nước chuyên chính vô sản có nhiều tài bịp bợm.
Tiếng rao mất hút dần về phía cuối chợ Nam Hòa. Con đường hẻm rộng rãi, tráng xi - măng nhiều rác bẩn, lá bánh, giấy vụn, vỏ chuối, giẻ rách, lá khô thối rữa, gió vun rải rác từng đống to nhỏ. Những căn nhà hai bên lớn, bé, hai lầu, ba lầu, những mái bằng, mái ngói, cửa lớn, cửa nhỏ, nhưng đều đóng im ỉm như nhà của bố mẹ tôi. Trên những ban công, những chiếc chuồng to, nhỏ đóng ghép bằng tôn, bằng gỗ thùng và bằng cạc- tông nhặt nhạnh để nuôi gà, thỏ, vịt thậm chí cả heo. Cứt gà, cứt heo văng vấy lên những bức tường, mầu sơn tươi còn sót lại, những áo, quần, màn, chăng vắt phơi đây đó. Tôi hình dung đường thời gian của con hẻm này...
Trước 1962 tôi đi ra ngoài Bắc, đường hẻm này là đất, cát. Nhà gỗ, nhà tôn, nhà xây lẫn lộn, to, nhỏ, lồi ra, thụt vào, có nhiều cây trứng cá. Những buổi chiều tôi hay nằm trên chiếc phản đầu hè, để học hay đọc sách. Nắng, mưa hai mùa, sớm chiều, những nàng gió vào lả lơi, với những chàng trứng cá. Những anh chàng và những cô nàng có sức nước hoa hay không, nhưng thực sự con ngõ này, nếu không có mùi hương của các chàng trai và những cô nàng, thì là những cái mùi, nhè nhẹ trong lành của thiên nhiên như mùi của cây, của cỏ, của đá và của đất. Nhưng bây giờ, cũng con ngõ này, lẫn vào trong không khí, nếu không là mùi của phân heo, gà, vịt, thì là mùi của lá thối, hay mùi ủng của cống rãnh.
Cuối 1980 tôi trở về, nhà hai ba tầng xây san sát, đã nói lên một thời phồn thịnh còn vang bóng. Nhìn con ngõ, tôi hình dung như một người gặp thời làm ăn phát đạt sung túc, mặt tươi roi rói như hoa mùa xuân. Bây giờ gặp phải thời mạt vận, buôn thua, bán lỗ, thất cơ, lỡ vận, suốt đêm ngày vật lộn với cái dạ dầy, nên mặt nhăn nhúm, lúc nào cũng buồn rười rượi, mà còn phì ra những cái hơi, vừa chua vừa thủm nữa.
Chiều hôm qua, sau khi cơm nước, rửa chén bát xong, tôi đã trèo vào mùng với mẹ để chuyện trò nỉ non. Tôi đã nói với mẹ, hôm nào bà Chức sang, hay khi mẹ đi chầu, gặp ở nhà thờ, mẹ hãy nói dùm con chiều thứ Bẩy này, con sẽ sang để thăm gia đình.
Mẹ tôi đã gặp bà Chức ở nhà thờ, và bà đã đồng ý chiều thứ Bẩy. Cái buổi chiều thứ Bẩy hôm ấy, tôi cũng chuẩn bị quần áo sạch sẽ, để sang thăm nhà cô nàng, và để nhìn rõ cái mặt của cô nàng dám coi thường đấng "mày râu". Nhà nàng cứ tưởng... ở đâu" Cạnh ngay cái giếng... phiá sau... nhà mình. Cũng giống cô nàng của bác Nguyễn Bính ngày ấy: Nhà nàng ở cạnh nhà tôi.... Cách nhau cái giậu mồng tơi..... xanh rờn.
Dù đứng ở sân bếp, cạnh cây mai tôi cũng nhìn thấy cái cửa xanh xanh phía sau nhà nàng. Tôi vẫn đường hoàng cuốc bộ vòng ra phía nhà thờ, để vào phía trước nhà. Bà Chức đang ngồi khâu vá ở một cái bàn, bà bỏ giỏ khâu vào phía trong, rồi niềm nở, sau khi tôi hơi cúi đầu nhã nhặn chào bà:
- Chào anh! Anh sang chơi!
- Không ngờ nhà bà lại ở ngay phía sau, từ ngày về, hôm nay.... mới sang thăm gia đình.
Bà Chức cầm cuộn chỉ đút vào chiếc giỏ, quay lại:
- Tôi vẫn sang bên ông bà luôn, hàng xóm, láng giềng.
Đã chuyển đổi hơi khác đi rồi, tôi nói đã không có chủ từ, bà Chức đã xưng "tôi" không còn xưng "em" như mọi khi, và đã gọi bố mẹ tôi là ông bà, thay vì thường gọi ông bà cụ. Điều này là tự nhiên, tự hiểu của cuộc đời. Chắc bà ấy và mẹ tôi đã bàn thảo, trao đổi; nhất là từ ngày tôi về có bao giờ lại sang nhà hàng xóm" Đi trình diện với CA và lo ăn tối ngày, tâm hồn nào để ý đến hàng xóm"
Trong câu chuyện với bà Chức, điều chính yếu là cám ơn bà ấy và xóm giềng đã giúp đỡ bố mẹ mù lòa, già yếu của tôi, trong khi tôi không có ở nhà. Bà Chức cười vui, không khí cởi mở, bà quay xuống bếp gọi:
- Hoa ơi! Đem nước mời "anh" con!
Đúng cô nàng hôm múc nước ở giếng rồi, cô nàng chỉ e lệ cúi đầu, chứ không có lời chào, đứng rót nước, rồi xuống bếp.
Như tôi vẫn biết và vẫn tin: "Đời sống kỳ diệu, khôn lường!" Không một ai biết được ngày mai của mỗi người. Ngay một người tử tội, ngày mai sẽ bị bắn ở pháp trường, có trường hợp vẫn sống, mà còn sống lâu nữa! Có rất nhiều sự việc không thể lý giải. Đã bốn đám tôi và mợ Út đi đến, họ cũng nồng nhiệt đón nhận anh chàng thất cơ, lỡ vận, phó thường dân xác xơ nghèo, nhưng nó không thấy thân quen, gần gũi. Họ còn có nhã ý sẽ lo cho cả hai vợ chồng "vượt biên" khi đã là con cái của họ rồi. Bà Chức bỗng đứng dậy nói:
- Anh ở nhà chờ tôi một chút, tôi ra đây có tí việc.
Nói rồi, bà quay xuống bếp cao giọng:
- Hoa ơi! Con lên nói chuyện với "anh", mẹ ra đây một tí!
Cô Hoa lên nhà, lần này không dám nhìn tôi; thái độ lúng túng, rụt rè, khác hẳn với khi nãy. Tôi đứng dậy, nhìn vào một chiếc ghế đối diện, nói nhẹ nhàng:
- Mời cô... ngồi nói chuyện!
Câu đầu tiên tôi hỏi cô Hoa là: "Ông nhà đi vắng hay ở đâu""
Trong suốt câu chuyện, tôi được biết: ở trên Phương Lâm, ba người con trai là em của cô, có nhà làm ruộng, làm vườn ở trên ấy. Cô học vừa hết lớp 11 thì mất nước, khi ấy cô 18 tuổi, cô đã phải đi thủy lợi hai lần, mỗi lần một tuần, đã nếm mùi đoàn thể của Việt Cộng.
Hiện nay cô đi làm cho tổ ngòi bút Đức Thành. Điều làm cho tôi " mềm" lòng nhất, là đã có mấy lần, cô ấy đã dẫn mẹ tôi từ nhà thờ về nhà. Để biết được ý của cô, đồng thời muốn biết một vài quan điểm của cô về xã hội, về đất nước và cuộc sống v.v… Tôi đề nghị một buổi chiều, ra bờ sông Sài Gòn nói chuyện, cô đã trả lời rất là hợp lý:
- Em đồng ý lắm, nhưng phải hỏi ý kiến của mẹ em đã.
Cũng vừa lúc ấy thì bà Chức trở về, tôi cũng đã thưa thẳng ý kiến trên với bà. Bà tỏ vẻ rất vui và bà đã nói một câu, tôi vẫn còn ghi nhớ tới bây giờ:
- Em nó đi với anh, tôi không có ngại ngần gì!
Để cho mát, tôi xin hẹn 7 giờ 15 chiều. Sau giờ trình diện, tôi đã đèo Hoa ra bờ sông. Buổi đi chơi này, tôi và Hoa đã trao đổi, thẩm định nhiều lãnh vực, để hiểu tương đối về nhau.
Tôi muốn có một chút khái niệm, về ngành giáo đục của miền Nam trước 30-4-1975, nên tôi đã hỏi cô Hoa học trường nào" Cô đã theo học một cái trường rất lạ: Trường Nhân Chủ, tôi hiểu dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa thì có rất nhiều trường tư. Trường Nhân Chủ ở đường Nguyễn Văn Thoại, sau Việt Cộng đổi lại là trường Nguyễn Thái Bình.
Giai đoạn tên Nguyễn Thái Bình bị bắn chết, ở ngoài Bắc khi ấy VC có dư luận (cán bộ) cũng không ưa tên NTB này. Nhưng ở trong Nam, Việt Cộng cần lấy chính trị, nghĩa là nó cần mua những người nhẹ dạ khác, cho nên chúng ra vẻ ghi công như trường hợp Nguyễn Văn Trỗi.
Giữa Quốc Gia và Cộng Sản về lĩnh vực này khác nhau rõ rệt: Với Quốc Gia, bất cứ ai đã đem lại lợi ích, cho quê hương dân tộc ở bất cứ lãnh vực gì, chúng ta đều ghi ơn tôn kính như một danh nhân của dân tộc. Với CS, bất cứ lãnh vực gì, chính trị phải đặt lên hàng đầu. Phải có tính Đảng, tính giai cấp, cho nên chúng có đặt tên phố hay một công trình nào đó, hoặc đề cao một cá nhân là để mua, để đánh lừa những người nhẹ dạ, trong nước cũng như ngoại quốc. Chứ người đó, chưa hẳn đã làm lợi cho dân, cho nước.
Sau khi thấy có thể cùng đi một đường, cùng nhìn về một hướng, tôi cởi cái bọc "anh ách" hãy còn nóng hổi ở trong lòng, với cô Hoa. Tôi đã cầm tay Hoa, nhẹ nhàng hỏi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.