Hôm nay,  

Từ Sự Đắc Cử Của Luật Sư Hoàng Duy Hùng

18/12/200900:00:00(Xem: 7449)

Từ Sự Đắc Cử Của Luật sư Hoàng Duy Hùng

Vi Anh
Tin vui cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa kỳ. Thêm một người dân cử Mỹ gốc Việt nữa. Luật sư Hoàng Duy Hùng đã đắc cử vào chức Nghị Viên Thành Phố Houston, tiểu bang Texas, trong một cuộc bầu cử khá gay go mới đây. Nhân lành thì quả tốt, một điều không có gì lạ.
Thực vậy. Tuy Cộng đồng người Mỹ gốc Việt chỉ  hơn hai triệu người trong một dân số Mỹ hơn 300 triệu. Mà dàn trải ở nhiều tiểu bang của Mỹ, một nước có 50 tiểu bang chiếm gần một phần ba Tây Bán Cầu ngày xưa gọi là Tân Thế Giới. Tuy nhiên nhờ cùng một căn cước tỵ nạn CS, nhờ mẫu số chung đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền VN, nhờ cảm nghĩ thuộc về nhau và được tiến bộ của khoa học kỹ thuật tin học tiếp trợ, cộng đồng người Mỹ gốc Việt gần gũi, gắn bó nhau như người  trong  một cộng đồng Việt ở Mỹ.
Đứng trên phương diện địa lý nhân văn, Cộng đồng người Mỹ gốc Việt là cộng đồng Việt Nam lớn nhứt ở hải ngoại, chỉ sau cộng dồng quốc gia ở VN đang nằm trong gọng kềm của CS. Đứng trên phương diện địa lý chánh trị, đó là căn cứ địa của một Việt Nam hải ngoại, nơi xuất phát cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, chống lại chế độ độc tài, đảng trị của CS Hà nội đang thống trị nước nhà VN. Như France d'outre mer của Pháp thời nước Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng.
Dưới cái nhìn đó mới thấy ơn cứu khổn phò nguy của đất nước, nhân dân, và chánh quyền Mỹ đối với người Việt rất lớn. Ơn tiếp nhận, định cư những người của Việt Nam Cộng Hòa di tản, vượt biên bằng thuyền, bằng bộ, các chương trình nhập cư tỵ nạn chánh trị, đoàn tụ gia đình của Mỹ. Đợt di tản đầu được chánh quyền Mỹ phân bổ qua chương trình bảo trợ đưa đi định cư  nhiều tiểu bang khắp nước Mỹ.
Dưới cái nhìn đó mới thấy những người Việt đi trước đã khôn khéo thế nào để "đồng bào" lần lần về an cư lạc nghiệp tại những tiểu bang xung yếu của Mỹ như Calfornia, Texas, Virginia.
Dưới cái nhìn đó mới thấy người Việt trân trọng thế nào "cảm nghĩ thuộc về nhau", kẻ trước người sau qui tụ thành cộng đồng Mỹ gốc Việt để gần gũi nhau, để giúp đỡ nhau.
Và qua việc đắc cử mới đây của Luật sư Hoàng Duy Hùng, người ta mới thấy câu đất nước ông bà VN để lại "Con hơn cha là nhà có phước, sau hơn trước đất nước có phần" - là đúng, đúng ngay ở Mỹ.
Thế hệ thứ nhứt của người Mỹ gốc Việt là thế hệ chân ướt chân ráo, bộ trưởng không ngần ngại đi ủi đồ, tướng lãnh đi lau kiếng cửa sổ, nghị sĩ đi bôm xăng, dân biểu đi cắt cỏ, bán thịt, để đầu tư cho con cháu ăn học. Sau chưa đầy một thế hệ xã hội học là 30 năm, số bác sĩ, luật sư, kỳ sư gốc Việt bảo hòa so với dân số gốc Việt ở Mỹ. Trong chánh quyền và quân đội Mỹ ngành nào cũng có người Mỹ gốc Việt. Đối với gia đình, cộng đồng Việt đó là một thành công. Đối với xã hội Mỹ đó là một đóng góp trả ơn đầy ý nghĩa của người gốc Việt.
Chánh quyền Mỹ từ thành phố, quận hạt, đến tiểu bang, dĩ chí liên bang, là chánh quyền dân cử. Dân chủ Mỹ là dân chủ đại diện, dân chủ pháp trị. Luật pháp, qui định của cơ quan lập pháp, lập qui do dân bầu. đại diện dân cử làm ra,  chi phối hầu hết mọi sinh hoạt của công dân, hội đoàn, xã hội.
Vì thế cả chục năm nay, người Mỹ gốc Việt đã di vào các cơ quan lập pháp và lập qui. Ở Cali với Dân biểu Trần thái Văn tại Hạ viện sau những nhiệm kỳ Nghị viên ở Thánh phố Garden Grove. Ở Texas với Dân biểu Hubert Võ đang ở nhiệm kỳ thứ hai Dân biểu Hạ Việt Texas. Và kỳ bầu cử 2008 vừa rồi, ở Loiusiana, với dân số đi sau Cali và Texas nhưng DB Cao quang Anh đã về trước vào Hạ Viện của Quốc Hội liên bang.
Còn số người Mỹ gốc Việt đắc cử Nghị viên Thành phố thì nhiếu lắm, có nơi với đa số áp đảo, như TP Wesminster  trái tim của Little Saigon, người Việt hải ngoại thân thương gọi là thủ đô tinh thần, với 3 nghị viên gốc Việt trên 5. Và Hội đồng Giáo dục ờ nhiều học khu, người Việt đắc cử  cũng nhiều, kể cả trong Hội dồng Quản Trị Giáo dục Quân Cam cũng có 1 người gốc Việt là Tiến sĩ Phạm kim Long.


Không phải riêng ở Nam Cali, mà Bắc Cali và các TB khác như Texas, Virginia. Louisina có cộng đồng người Mỹ gốc Việt phong trào người Việt ứng cử vào cơ quan lập pháp, lập qui đang mạnh.
Nói tới rồi cũng phải nói lui. Trước phong trào người Mỹ gốc Việt ra tranh cử - thường thắng cử, nhờ người Việt, nhờ cuộc vận động đi bầu và giúp tiền từ các cộng đồng các nơi; nên có người lo. Lo người Mỹ gốc Việt ứng cử, đắc cử nhiều qua đây rồi người Mỹ Trắng, Đen, Hispanics đông bội phần hơn sắc tộc Việt sẽ kỳ thị  đối với người Mỹ gốc Việt,  gây khó khăn cho cộng dồng Mỹ gốc Việt. Có người còn đi xa hơn đề  nghị ứng cử viên  gốc Việt  nên tìm nơi khác ứng cử, nhường cho những đại diện dân cử  gốc Mỹ gốc Mễ khác đê có cảm tình và  ủng hộ cho  cộng dồng người Mỹ gốc Việt.
Những lo lắng  bình tâm mà xét sẽ thấy thiếu cơ sở. Về tâm lý quần chúng, không có ai hiểu, thương người Việt hơn người Việt. Về kỹ thuật bầu cử, đơn vị ứng cử đâu phải chỗ nào cũng ra ứng cử được. Cơ sở của ứng cử viên phải thuộc đơn vị bầu cử mới  biết nhân tình thế thái, quyền lợi địa phương để đại diện mới được.
Có một mối lo lớn mà ít người đề cập. Việt Cộng đang nỗ lực tạo thành và chỉa mũi dùi tấn công vào những đại diện dân cử để đánh phá thế lực cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong cơ quan lập pháp, lập qui của chánh quyền Mỹ. Đặc tình của CS dùng tiền bạc, bắt bí một số người dùng webs, email, paltak bôi tro, trét trấu một số dân cử gốc Việt. Có khi đưa cho báo đăng như tham luận, như ý kiến độc giả. Báo chí  Việt ngữ  thiếu người hay thiếu phương tiện kiểm chứng, viện lẽ đó là ý kiến độc giả, không nhất thiết là lập trường của báo, báo không chịu trách nhiệm, hay vì âm thầm không thích ứng cử viên đương sự bị đánh phá, nên đăng. Thế là vô tình lọt kế tuyên truyền địch vận của CS. Trừ phi ý kiến viết chân thành, có lý luận hợp lý, thì khả dụng. Đặc biệt, cộng đồng chia làm 2 khuynh hướng: Cộng Hòa và Dân Chủ. Phải tế nhị để giữ gìn cộng đồng, bất đồng nhưng không bất hòa là tốt nhất. Đã nhiều lần cử tri Việt ở Quận Cam chia rẽ, như khi tranh cử chức Giám Sát Viên giữa Luật Sư Nguyễn Quang Trung và cô Janet Nguyễn. May mắn, các sứt mẽ không dẫn tới chuyện thù dai, thù vặt, hay chụp mũ quá lố.
Có người lo ứng cứ viên  gốc Việt tranh cử sẽ làm chia rẽ cộng đồng hay mất cảm tình đối vói ứng cử viên không gốc Việt. Thiết nghĩ không có gì phải lo những lời qua tiếng lợi của các ứng cử viên nhứt là đối với ứng cử viên ngoài sắc tộc Việt. Đó là sự thường của thế sự, nhứt là trong cuộc bầu cử ở xứ tự do. Tin Đài RFA liên quan đến cuộc tranh cử của Ls Hoàng duy Hùng cho thấy "Khi ra tranh cử tôi [Ls Hùng] có mời tất cả ứng cử viên trong khu vực đến và chúng tôi có đưa ra một đề nghị là mọi người đều lo làm sao xây dựng một cộng đồng vững mạnh và đặc biệt Houston là một thành phố quốc tế lớn, có đa văn hóa và đa sắc dân cho nên tôi đề nghị là không nên tấn công nhau bất cứ một điểm nào, không nên nói xấu nhau, không nên vạch cho người ta thấy những khác biệt văn hóa để công kích, vì như vậy sẽ khó hàn gắn sau này.
Sau khi nghe trình bày, thì tất cả những ứng cử viên đều đồng ý. Dù vậy, trong cuộc tranh cử, khi thấy cá nhân tôi có số điểm cao, vài ứng cử viên khác đã công kích tôi, nhưng tôi chỉ lặng thinh." 
Để kết thúc bài này, xin phép mượn lời LS Hoàng Duy Hùng: "Chúng ta là một sắc dân Á Châu lớn nhất tại Houston nên chúng ta cần có nhiều người dấn thân vào sinh hoạt chính để có tiếng nói mạnh mẽ trong tất cả vị trí chính trị, từ Khu Học Chánh đến Nghị Viên, từ Dân Biểu đến Thượng Nghị Viện".
Little Saigon, thủ đô của người Việt ở Mỹ và ở hải ngoại lại cần hơn nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.