Hôm nay,  

Giải Hòa Bình Nobel

15/10/200900:00:00(Xem: 4796)

Giải Hòa Bình Nobel

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Giải Hòa Bình Nobel 2009 đã được công bố và người được thụ hưởng là TT Barack Obama. Tin này đã làm nhiều người ngạc nhiên và chính Obama cũng sửng sốt vì quá bất ngờ. Nhiều người hoan nghênh nhưng cũng có một số nhân vật trong chính giới Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa phản đối. Người đầu tiên có phản ứng rất mau lẹ là ông Michael Steele, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của đảng CH, đã ra một tuyên bố, có đoạn viết: "Câu hỏi thực sự người dân Mỹ đặt ra là Tổng Thống Obama đã thực hiện được những cái gì"". Một số người khác còn cho rằng Obama nên từ khước giải đó. Sau khi công bố giải thưởng, tại Oslo, thủ đô Na Uy, ông Thorbjoern Jagland, Chủ tịch Ủy ban Nobel, đã tuyên bố: "Câu hỏi chúng tôi phải đặt ra là ai đã vận động mạnh nhất cho hòa bình trong một năm đã qua" Và ai đã có nỗ lực nhiều hơn Barack Obama"". Obama năm nay mới có 48 tuổi và giữ chức vụ Tổng Thống mới non 9 tháng.
Ở đây thiết tưởng cũng nên nhắc lại một lời ghi chú năm 1895 của ông Alfred Nobel, người đã sáng lập Giải thưởng Nobel, theo đó có đoạn ghi để lại cho hậu thế: "Giải Hòa bình cần phải dành cho người nào đã có công lao nhất hay hoạt động nhiều nhất cho tình nghĩa anh em gắn bó giữa các quốc gia, đồng thời trừ bỏ hay tiết giảm quân lực đang có và thành lập, mở rộng những nghị hội hòa bình". Năm nay Mỹ được nhiều giải Nobel nhất, 11 giải kể cả Giải Hòa bình dành cho Obama. Tổng cộng Nobel có 13 giải, Mỹ chiếm 1 giải Hòa bình, 3 giải Y tế, 2 giải Kinh tế, 2 giải trong 3 giải Hóa học, 1 dành cho Israel, 3 giải Vật lý học. Ngoài ra giải Văn chương được dành cho một nữ văn sĩ Đức, sinh quán Lỗ Mã Ni, bà Herta Mueller, với tác phẩm của bà mô tả đời sống cùng cực của bà dưới thời Cộng sản, sau bức Màn sắt.
Tổng Thống Obama là vị Tổng Thống Mỹ thứ ba đương nhiệm đã được tặng giải Hòa bình. Hai vị Tổng Thống đương nhiệm trước ông được hưởng vinh dự này là Theodore Roosevelt năm 1906, vì đã thương lượng được sự kết thúc chiến tranh Nhật-Nga, và Tổng Thống Woodrow Wilson năm 1919, vì đã thành công trong việc tạo ra Hiệp ước hòa bình Versailles. Ngoài ra những nhân vật chính quyền khác của Mỹ cũng đã từng được giải Hòa bình Nobel, nhưng họ chỉ được tặng giải sau khi đã rời khỏi chức vụ. Đó là Cựu Tổng Thống Jimmy Carter, năm 2002 lãnh giải vì những nỗ lực trải dài của ông qua mấy chục năm về hòa bình và phát triển và Cựu Phó Tổng Thống Al Gore, năm 2007 lãnh chung giải với Hội đồng Liên Chính phủ về vấn đề Thay đổi Thời tiết. Mặt khác trên Thế giới cũng đã từng có những nhà lãnh đạo được giải Hòa bình Nobel, thí dụ như Mikhail Gorbachev đã chấm dứt chiến tranh lạnh và Nelson Mandela, đã từng tranh đấu chống tệ nạn phân chia chủng tộc ở Nam Phi.
Về phần Tổng Thống Obama, hôm thứ sáu tuần trước sau khi có tin được giải Hòa bình Nobel, ông đã tuyên bố tại Vườn Hồng Bạch Ốc: "Thành thật mà nói, tôi cảm thấy không xứng đáng được đứng cùng hàng ngũ với biết bao nhân vật đã tạo sự đổi thay và được vinh dự nhận giải này, những vị đó nam cũng như nữ đã từng gây ra một truyền cảm rất mạnh cho tôi và cho cả Thế giới qua sự phấn đấu rất can trường họ nhằm mục đích đem lại hòa bình cho thế giới". Ông nói dù sao ông cũng sẽ "chấp nhận giải này như một sự kêu gọi hành động, một sự kêu gọi tất cả các quốc gia trên Thế giới hãy đương đầu với mọi thử thách của Thế kỷ 21". Bạch ốc cho biết Tổng Thống Obama sẽ đi Oslo để nhận giải thưởng vào ngày 10 tháng 12 sắp tới và sẽ đem số tiền thưởng của giải khoảng 1.4 triệu đô-la quyên tặng quỹ từ thiện.


Nhưng cho đến tuần này, những phe chống đối Obama vẫn nghi hoặc và hỏi: Nếu vậy Giải Hòa bình Nobel chỉ tưởng thưởng những lời hứa hẹn hòa bình thay vì tưởng thưởng những thành quả hòa bình hay sao" Và các nhà bình luận thời cuộc cũng hỏi: Đây là một giải thưởng lớn, nhưng liệu nó giúp ích gì cho Obama để ông thanh thản lái con thuyền tiến đến những mục tiêu ông đã đề ra như loại trừ vũ khí hạt nhân ra khỏi thế giới, xây dựng hòa bình Trung Đông, ổn định Afghanistan và chặn đứng sự thay đổi quá phũ phàng của thời tiết Địa Cầu" Uỷ ban giải Nobel hình như đã dự liệu những câu hỏi gay gắt như vậy, nên đã có dụng ý từ trước khi tặng giải Hòa bình cho Obama. Các thành viên Ủy ban giải Nobel nói rõ họ nhắm khuyến khích thay vì tưởng thưởng, nên đã ghi tên Obama vào danh sách ứng viên giải Hòa Bình 2009 sau khi Obama chỉ mới vào ngồi ở Phòng Bầu dục tòa Bạch Ốc được có 12 ngày. Mục tiêu của Ủy ban tặng giải này cho Obama là để giúp ông thực hiện những mục tiêu đầy tham vọng của ông.
Nhìn vào một khía cạnh khác thầm kín hơn và chắc cũng không khi nào công khai nói ra ngoài, Ủy ban giải Nobel đã tán dương Obama mãnh liệt nhất là vì họ cũng úy kỵ vị tiền nhiệm của ông gay gắt nhất. Cựu Tổng Thống Geoge W. Bush trước đây đã từng bị dư luận thế giới chê là có chính sách đối ngoại theo "kiểu cao-bồi", chẳng hạn trong vụ chiến tranh Iraq và vụ ông Bush gạt bỏ tính ưu tiên của chương trình làm giảm sự hâm nóng Địa Cầu do các nước Âu châu đề ra. Mặt khác sự kiện có một người khởi xướng hô hào cho cả đám đông cùng đi theo cũng là điều tốt, nếu Obama xúc tiến cải thiện mối bang giao với Thế giới Hồi giáo, tìm cách thúc đẩy Israel và Palestine đi đến các cuộc điều đình có thực chất, và quay trở lại chính sách vận động cả thế giới về vụ thay đổi thời tiết.
Chủ tịch Giải Nobel Thorbjoern Jagland nói về vụ tặng giải: "Obama là đúng người, đúng lúc, và đó là lý do tại sao chúng tôi muốn tiếp sức cho các nỗ lực của ông ấy". Và Obama đã trả lời: "Tôi chấp nhận giải thưởng như một sự kêu gọi hành động. Giải này cần phải được chia sẻ với những ai tranh đấu cho công lý và phẩm chất của con người". Chỉ có một điều là Obama đã đi trước mạnh hơn hết. Thí dụ vụ Obama và Tổng Thống Nga Dmitry Medveded đã cho các thuyết gia làm việc để tiến đến việc tài giảm vũ khí hạt nhân và các dụng cụ để đem loại vũ khí này xuất trận. Nhưng việc loại bỏ hết vũ khí hạt nhân trên thế giới còn phải mất thời gian. Obama nói ông sẽ kết thúc chiến tranh Iraq, nhưng ông vẫn phải cho đánh mạnh ở Afghanistan để tiễu trừ khủng bố. Ông đã đẩy mạnh tiến trình hòa bình giữa Do Thái và Á rập Palestine, nhưng cho đến nay hai phe này vẫn chưa có sự hợp tác. Ông cũng bắt đầu nói chuyện với những kẻ cựu thù của Mỹ như Cuba, Iran và Bắc Hàn, nhưng vẫn chưa có tiến bộ.
Phía Âu châu có cảm tình hơn với Obama. Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy nói về giải Hòa bình cho Obama: "Nước Mỹ đã trở lại trong trái tim của các dân tộc thế giới". Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel nói giải đó là "một sự khích lệ cho TT Obama và cho tất cả chúng tôi" để làm việc nhiều hơn nữa cho hòa bình. Bà nói: "Trong thời gian ngắn Obama sẽ có thể đặt ra một giọng nói mới cho khắp thế giới và sáng tạo ra sự sẵn sàng đối thoại giữa các nước".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.