Hôm nay,  

Chuyện Dài Thẩm Mỹ:chị ‘neo’

03/10/200900:00:00(Xem: 8856)
Chuyện Dài Thẩm Mỹ:Chị ‘Neo’
Trương Phú Thứ
Tôi gặp vợ chồng chị Neo và ba đứa con vào buổi sáng cả gia đình được phỏng vấn vào dân Mỹ. Tôi quen miệng gọi là chị Neo, vì chị làm chủ hai tiệm làm móng chân móng tay mà ai cũng gọi là làm neo. Tôi được một bà cụ đã gần tám chục tuổi nhờ giúp phiên dịch để lấy cái giấy chứng nhận là người Mỹ và cơ duyên này đã cho tôi gặp và quen biết gia đình chị Neo.
Vợ chồng chị Neo ở Mỹ đã được bẩy năm, tiếng Anh còn ở trong tình trạng chữ có chữ không. Ba đứa con thì lại khác, tiếng Anh nói như gió nhưng tiếng cha sinh mẹ đẻ thì lại tiếng mất tiếng còn. Lúc đến văn phòng cơ quan Di Trú ồn ào những tiếng nói tiếng cười của đủ mọi sắc dân từ nhiều nơi trên thế giới thì tôi đã dễ dàng nhận ra một phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài nhung mầu huyết dụ có con rồng thêu bằng chỉ vàng lấp lánh trước ngực. Chị trông chừng ở vào lứa tuổi trên bốn mươi, nước da mầu nâu nhạt còn vấn vương chút hơi hám đồng chua nước mặn, khuôn mặt hiền lành dễ nhìn và một thân hình gọn ghẽ dưới tà áo dài thướt tha, rất đong đưa. Sau khi tự giới thiệu, tôi được biết qua loa về gốc gác và công việc làm ăn của gia đình chị Neo. Chị nói thật nhiều, trái lại với ông chồng kín miệng như thóc ngâm.
Chị Neo sinh ra và lớn lên ở vùng Sông Ông Đốc thuộc tỉnh Cà Mâu. Gia đình chị chuyên nghề chài lưới từ nhiều đời và vì sống ở vùng quê heo hút nơi tận cùng của đất nước nên chị cũng chỉ biết đọc biết viết lúc vừa đủ lớn rồi nghỉ học ở nhà giúp gia đình phơi cá. Chị là con thứ tư trong một gia đình có bẩy anh chị em và có tên trên giấy khai sanh là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, ở nhà ai cũng kêu là chị Năm. Chị cười to tiếng nói:
"Hồi đó mình đen như cục than chứ có trắng trẻo gì mà ông bà già lại đặt tên là Bạch Tuyết".
Tôi phụ họa thêm:
"Chắc hồi đó hai bác cứ nghĩ là tuyết đen như mấy cây than đước chứ ở Cà Mâu có ai nhìn thấy tuyết hồi nào đâu mà biết trắng hay đen".
Chị có vẻ ưng ý với câu nói có vẻ như diễn dịch của tôi. Chị bắt đầu kể về những năm tháng suốt ngày vật lộn với hết cá tươi sang đến cá khô. Mở mắt ra là nhìn thấy cá. Cơm ngày ba bữa cũng chỉ món cá làm chuẩn. Đêm ngủ mộng mị toàn là cá lớn cá bé. Những con cá to nhỏ đủ cỡ đủ mầu bơi lội trong cuộc sống thường ngày của chị cả ngày lẫn đêm. Cuộc sống không có gấm vóc lụa là nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn. Một đời hiền lành, cần cù làm việc và ước mơ xây dựng một gia đình an vui đầm ấm. Chị mơ màng nhớ lại những đêm trăng sáng vằng vặc, gió biển thổi vào mát lạnh, trai gái trong xóm tụ tập bên đống lửa thay phiên nhau lên xuống mấy câu vọng cổ mùi rệu. Chị kể lại hồi bén duyên ông chồng, ba của xấp nhỏ bây giờ:
"Ca bài Chuyện tình Lan và Điệp thì chả đóng vai Điệp, mình đóng vai Lan, đến cái khúc mà Lan cắt tóc đi tu thì chả ngó qua liếc xéo một cái thấy thương hết sức chứ đâu có như bây giờ, lầm lì giống khúc cây trôi sông vậy".
Tôi vui chuyện góp thêm:
"Bởi vậy chị cắt tóc đi tu gì nổi. Nương nhờ cửa Phật mà cái liếc xéo đó cứ ngày đêm ám ảnh thì làm sao thành chánh quả cho đặng".
Chị cười nhẹ, nhìn lên trần nhà như muốn khơi dậy một kỷ niệm hay chuyện vui buồn nào đó.
Hôm nay chị sẽ trở thành công dân Mỹ. Một tờ giấy to bằng hai bàn tay đã thay đổi cái thẻ căn cước hay chứng minh nhân dân của chị. Chị sẽ không còn là Bạch Tuyết hay chị Năm nữa. Chị sẽ là Jennifer Mary Nguyen, từ bằng lái xe cho đến cuốn sổ thông hành mầu tím than có hình con chim ó sẽ mang tên Mỹ của chị. Ai gọi chị là Năm hay Bạch Tuyết thì chắc là không đến nỗi có chuyện lôi thôi nhưng chị sẽ không bằng lòng, không được vui. Chị muốn dứt khoát với dĩ vãng ngập ngụa những tôm với cá. Chị muốn xoá bỏ tất cả những ngày tháng chân lấm tay bùn, quần áo tóc tai đượm mùi tanh tưởi. Chị muốn vẫy tay từ giã cái quần mỹ a đen bóng lưỡng và chiếc cáo bà ba trắng nõn nà.
Giây phút trọng đại khi chị giơ tay lên thề nguyện trung thành với xứ sở mà chị đang có một cuộc sống vật chất thừa thãi và tinh thần thì lúc nào cũng yên vui là một mong chờ đã mấy năm nay. Ông chồng lại có vẻ hờ hững nhưng ăn mặc rất bảnh bao, cổ đeo sợi giây chuyền vàng to như sợi giây lòi tói, bàn tay trái đeo mấy cái nhẫn vừa kim cương vừa đá xanh đá đỏ như một tiệm kim hoàn di động. Mấy đứa con chẳng cần biết phải làm gì và chuyện gì sẽ xẩy ra. Hai đứa lớn sinh đẻ ở bên Việt Nam chưa đến tuổi mười tám nên đương nhiên trở thành dân Mỹ khi cha mẹ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ, đứa nhỏ mới vào lớp mẫu giáo là dân Mỹ chính gốc nên khỏi bận tâm. Chúng say mê bàn tán về trận bóng rổ chiều nay giữa đội Sonics của thành phố Ngọc Bích Seattle và đội Lakers của thành phố Thiên Thần Los Angeles. Tất nhiên cả ba đứa đều quyết đoán đội nhà Sonics sẽ đè bẹp đối phương một tỷ số xa vời. Trong lúc chờ đợi đến lượt được vào phỏng vấn thì ông chồng lẳng lặng ra ngoài, chắc là đi hút thuốc.

Tôi ngồi trên một băng ghế dài với chị Neo nói chuyện "ngày xưa" cho qua đi những giây phút chờ đợi chậm chạp bò như con rùa mang một tảng đá nặng trên lưng. Bây giờ thì tôi mới để ý chị Neo trang điểm rất kỹ lưỡng, hình như chị có cắt mắt sửa mũi thì phải. Cái vụ này thì tôi không rành nên chỉ dám nói lơ mơ vậy thôi. Ngay cả hai chiếc nhẫn kim cương to như hai hột đậu phộng trên ngón tay của chị thì tôi làm sao biết thật hay giả. Thời buổi này thật giả, hư thực cứ lộn tùng phèo lên thì có là ông thánh cũng chịu thua chứ người trần mắt thịt như tôi phải kéo cờ trắng đầu hàng là cái chắc.
Tôi đổi đề tài:
"Chị vượt biên có vất vả lắm không""
Chị cười có mòi thoải mái:
"Trời đất, gia đình mình là dân đánh cá nhiều đời rồi. Thuyền lớn thuyền nhỏ ngay dưới bến. Đường biển nhắm mắt cũng thuộc. Từ Cà Mâu qua Thái Lan ngủ một giấc dài là tới chứ có gì khó".
Tôi vội ngắt lời:
"Như vậy gia đình chị đi hết qua bên này rồi chắc""
"Không, ông bà già ở lại. Nói mấy cũng không chịu đi. Bà già có mấy người bà con ở phía bên kia nên tụi nó cũng không làm dữ. Gia đình bẩy anh chị em kéo nhau đi tuốt luốt. Tất cả ở dưới Cali, một mình lạc loài lên đây".
"Sao chị không ở Cali cho có chị có em""
"Người quen rủ lên đây sơn móng tay cho mấy ông bà Mỹ đen, làm thử thấy tiền dzô nên kéo chồng con lên luôn. Bây giờ mình cũng có hai tiệm, khách đa số là mấy con Mỹ đen choi choi. Tụi nó coi vậy chứ chi địa ngon lắm à nhe".
Tôi nói giọng diễu cợt:
"Đen trắng gì thì cái đồng đô la nó cũng xanh lè. Mình cần cái xanh chứ ba cái đen trắng thì kể gì".
Chị Neo nhăn mặt:
"Trong nghề mới biết những nỗi khổ của nghề nghiệp. Ăn được đồng tiền của đen hay trắng gì cũng chua cay lắm. Ngồi dưới chân nó nâng niu từng kẽ chân, cái mùi đâu có gì thơm tho. Cũng có những cơ cực mà nhiều người không biết".
Lối nói chuyện kiểu "nhát gừng" của chị Neo làm tôi cũng phải giữ một khoảng cách thận trọng. Chỉ cần đi thêm một chút quá giới hạn của lằn mức cũng có thể bị hiểu lầm và nếu lạnh nhạt quá thì lại có thể mang tiếng không hay. Nói chuyện với chị nhưng tôi cứ nhìn đăm đăm vào một cặp vợ chồng người Phi châu với bộ quốc phục mầu mè rực rỡ và những đường may cắt thật lạ mắt. Lúc ông chồng chị Neo trở vào cũng sắp sửa đến giờ phỏng vấn. Anh nhìn tôi có vẻ bất cần:
"Chắc cũng không có gì trở ngại chứ""
Tôi nói như chắc ăn:
"Tôi chưa thấy có một trường hợp nào bị đánh rớt cả. Anh chị thì cũng vậy thôi."
Chị Neo chen vào:
"Tôi học thuộc đủ mấy chục câu hỏi rồi. Chắc là cũng trót lọt thôi. Nghe nói nếu như vợ trả lời thì chồng cứ việc nín thinh, chồng trả lời thì vợ cứ im re. Một người là đủ rồi".
Anh chồng lúc này mới lầm bầm:
"Tôi để bà nói hết".
Chị Neo nhìn nhanh vào mặt chồng, bộ điệu nhắm chừng không được vui. Cái nhìn không đến nỗi dữ dằn nhưng không mấy âu yếm. Hình bóng Điệp ngày nào của Lan chắc không còn mặn nồng như xưa. Bây giờ chị Neo là người mới, một doanh gia có của chìm của nổi và nhất là một người đang trên đường tây hoá. Tóc chị đã vàng hơn không phải vì cháy nắng dưới trời đổ lửa vào những ngày vật vã với những rổ cá sống cá khô. Mầu vàng của mái tóc chị óng ánh như những sợi bạch kim đài các trong một thế giới xa lạ với những con thuyền nghèo nàn ra vào bến cảng. Từ cách đi đứng cho đến lời ăn tiếng nói vẫn là một thứ "Mỹ giấy" nhưng cái vỏ chân quê của miền sóng nước Cửu Long đã được lau chùi và đánh bóng bằng những bộ quần áo thời trang và các món trang sức đắt tiền.
Lúc bà cụ được người cháu đưa đến gặp tôi thì gia đình chị Neo cũng sửa soạn đến lượt vào phỏng vấn. Tôi nói mấy lời chúc cả gia đình may mắn và hẹn khi nào có dịp sẽ gặp lại. Chị Neo đưa cho tôi cái thiệp có địa chỉ và số điện thoại của hai tiệm làm móng tay. Tôi viết vội số điện thoại lên mảnh giấy báo, xé ra rồi đưa cho người chồng nói khi nào qưởn sẽ ghé đến thăm. Ông chồng nở nụ cười không đến nỗi nhạt nhẽo, giơ ngón tay cái lên với bộ điệu rất Mỹ.
(Còn tiếp )
Trương Phú Thứ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.