Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Khi Mẹ Là Bà Ngoại!

23/08/200900:00:00(Xem: 5733)

Thời sự nước Úc: Khi Mẹ là Bà Ngoại! - Hoàng Đ.Thư

Tuần qua có một phiên xử thật hi hữu đã xảy ra ở NSW nhưng dường như ít được giới truyền thông chú ý. Đó là phiên xử tại tòa án gia đình (Family Court) với lời tuyên án: Ông Bà Ngoại là Cha Mẹ Hợp Pháp của một Bé Trai trong lúc Cha Mẹ Ruột lại KHÔNG ĐƯỢC! Chánh án Gary Watt tuyên phán rằng mẹ ruột của cậu bé, người phụ nữ đã cung cấp trứng và đã nuôi nấng dậy dỗ cậu từ khi cậu chào đời, theo luật pháp chỉ là chị em cùng mẹ khác cha của cậu. Còn người cha ruột đã cung cấp tinh trùng để cấu tạo nên cậu, chỉ là anh rể của cậu, chiếu theo luật pháp hiện hành. Và cũng theo sự tuyên phán của tòa thì mẹ của em phải là người mang thai và sanh ra em, có nghĩa là bà ngoại em. Luật pháp cũng chỉ chấp nhận cha em là người chồng không giá thú của bà ngoại em, một người hoàn toàn không có liên hệ huyết thống gì với em. Sau đây, để hiểu rõ vấn đề, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài báo của Caroline Overington và Michael Pelly, được đăng trên The Australian hôm 12/8/09 vừa qua, tựa đề “When Mum Is Nana” - Khi Mẹ Là Bà Ngoại!

*

Chúng ta không thể nào biết chắc được đứa trẻ đầu tiên được người khác đẻ hộ (surrogate baby) chào đời lúc nào ở Úc, bởi vì chuyện đẻ hộ bị xem là một hành động phạm pháp và do đó, không ai nói về chuyện đó cả. Chúng ta chỉ biết rằng một trong số những người đầu tiên thừa nhận bà có con qua việc nhờ người đẻ hộ là bà Maggie Kirkman. Bà không có tử cung và vì thế, em gái bà, Linda, tự nguyện mang nặng đẻ đau giúp bà, với một cái trứng của bà và tinh trùng của một người ẩn danh hiến tặng.
Đứa bé tên Alice được sanh ra đời năm 1988. Bây giờ cô ta vừa tròn 21 tuổi. Alice không bao giờ bị che giấu, nói vòng vo mập mờ về sự chào đời của mình. Từ thuở bé cô luôn biết rằng mình khởi thủy là một quả trứng lấy từ buồng trứng của mẹ cô là bà Maggie. Sau đó, cô lớn lên trong bụng của dì cô là Linda vì bà Maggie không có “cái tổ đặc biệt” mà tất cả mọi thai nhi cần đến.
Theo quyển hồi ký của mẹ con cô thì khi Alice lên 3 tuổi và các đứa trẻ khác ở vườn trẻ thuật lại câu chuyện về ngày sanh của chúng thì Alice cũng kể lại câu chuyện của mình. Cả lớp chấp nhận câu chuyện nêu trên mà không hề thắc mắc gì cả. Có lẽ vì chúng chỉ là trẻ con ở vườn trẻ chú không phải là chính trị gia hoặc luật gia.
Nếu chúng ta yêu cầu quốc hội quyết định xem ai là mẹ, ai là cha trong trường hợp đẻ hộ thì gần như chắc chắn là chúng ta sẽ nhận được một câu trả lời hoàn toàn khác. Đấy là chuyện đã xảy ra ở NSW khi một cặp vợ chồng đến Tòa Án Gia Đình với hy vọng sẽ được công nhận tư cách cha mẹ hợp pháp của đứa con ruột của họ tên Michael.
Phải cần đến 3 người mới tạo thành được Michael. Một phụ nữ tên Sharon cung cấp trứng của bà, chồng bà, Paul, cung cấp tinh trùng và một phụ nữ khác tên Lauren, mẹ của Sharon, cung cấp cái tử cung vì tử cung của Sharon đã bị cắt bỏ sau khi cô bị ung thư cổ tử cung (cervical cancer). Nhìn bề ngoài thì không có gì lạ lùng, đáng nói về sự sắp xếp này cả. Những chuyện hiến trứng, tặng tinh trùng, hay đẻ hộ, chúng ta đều đã từng nghe được trước đây rồi.
Oái oăm thay, cái sự lắt léo dẫn đến khúc ngoặc bất ngờ này chỉ xảy ra khi cả ba người lớn này cùng đến tòa để nhờ giải quyết dùm họ về giấy khai sinh của Michael. Trong khi Sharon muốn được ghi nhận là mẹ; Paul muốn được ghi là cha của em trên giấy khai sinh, thì bà Lauren, vốn xem mình là bà ngoại của em, cũng hoàn toàn chấp thuận ý muốn của Sharon và Paul. Thế nhưng chánh án Garry Watts lại không thể làm được chuyện thật dễ dàng theo cách nhận xét bình thường để công nhận Sharon và Paul là cha mẹ của đứa con ruột của họ. Thay vào đó, ông lại phải quyết định ai mới được công nhận là cha mẹ của bé Michael dựa theo luật pháp hiện hành. Và cho đến bây giờ, 21 năm sau khi Alice Kirkman chào đời, ở Úc vẫn không hề có đạo luật nào về chuyện đẻ hộ cả.
Vì thế, chánh án phải dùng đạo luật gia đình, Family Law Act, để làm kim chỉ nam hướng dẫn cho quyết định của ông. Chiếu theo luật này thì bất cứ người đàn bà nào đã đẻ ra một đứa bé, người đàn bà đó đương nhiên là mẹ của nó, cho dù bà có dùng trứng được hiến tặng hay không. Điều này có nghĩa, bà Lauren là mẹ đẻ của Sharon, đồng thời cũng là MẸ ĐẺ của cả Michael. Và cũng chiếu theo luật pháp hiện hành, Sharon và Michael phải là CHỊ EM CÙNG MẸ KHÁCH CHA, bởi vì cả hai cùng được bà Lauren sanh ra!
Nếu thế thì ai sẽ là cha của Michael" Những đứa bé ở vườn trẻ có lẽ sẽ trả lời với chúng ta rằng người ấy là Paul bởi vì ông cung cấp tinh trùng và ông đã dưỡng dục cho nó từ khi nó mới chào đời. Thế nhưng, mọi người, kể cả ngài chánh án, đều hết sức kinh ngạc vì Paul không phải là cha, dưới ánh mắt của pháp luật. Người cha là một người khác không hề có liên hệ huyết thống máu mủ gì với Michael. Người đó là ông Clive, chồng không giá thú của bà Lauren! Điều lạ lùng hi hữu này xảy ra vì luật pháp cho rằng bất kỳ một phụ nữ nào sanh ra con với tinh trùng của một người khác hiến tặng, như bà Lauren đã làm, phải là mẹ của đứa trẻ và chồng của bà ta, dù có hôn thú hoặc không hôn thú, phải là cha của đứa bé.
Trong khi người ta có thể mỉm cười thích thú khi hình dung đến khuôn mặt của ông Clive lúc ông nghe chánh án Watts cho biết, ông là người cha được luật pháp công nhận của một bé trai được cấu tạo từ trứng của một phụ nữ vốn là con gái của người bạn đời hiện nay của ông, trong khi ông hoàn toàn không có tí liên hệ máu mủ gì với nó.
Nhưng trường hợp này lại tạo nên những khó khăn về luật lệ liên quan đến việc đẻ hộ ở Úc. Tất cả các tiểu bang và lãnh thổ đều nghiêm cấm chuyện đẻ mướn (commercial surrogacy), nghĩa là người phụ nữ không được nhận tiền lệ phí để mang nặng đẻ đau cho người khác. Tất cả các chính phủ cũng đều đồng ý rằng người phụ nữ sanh ra đứa bé là mẹ của nó.
Giáo sư Anita Stuhmcke, thuộc phân khoa luật của đại học UTS (University of Technology, Sydney), một người đã nghiên cứu luật liên quan đến đẻ hộ (surrogacy law) trong suốt 15 qua, nói rằng sở dĩ các chính phủ có quan điểm như trên là “vì bà ta là kẻ mang thai, bà ta là kẻ sanh ra đứa bé và phải quyết định đi đến một sự thỏa thuận trước đó. Vì thế, quan hệ huyết thống chắc chắn phải ít quan trọng hơn”.
Trong sách của họ, gia đình Kirkman cho biết họ “vẫn có quan điểm rất mạnh mẽ rằng không một phụ nữ nào phải bị ép buộc cho đi một đứa bé đã lớn lên trong cơ thể họ, cho dù nguồn gốc di truyền thể (genetic origin) có là gì đi nữa”.
Chuyện cần thiết hiện nay là một đạo luật đơn giản cho phép người mẹ sau khi sanh con, trong ba tháng đầu tiên, được quyền chuyển nhượng quyền làm cha mẹ cho cặp vợ chồng vốn là người sắp xếp chuyện đẻ hộ hoặc đã hiến cả trứng lẫn tinh trùng. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng làm.
Năm 2006, bé Isabella, con gái của TNS Lao động liên bang Stephen Conroy chào đời. Ông Conroy và vợ, bà Paula Benson, là cư dân Victoria, nhưng vì chuyện đẻ hộ gần như bị xem là phạm pháp ở đấy nên họ phải sang NSW để ký kết một hợp đồng với người đẻ hộ ở Sydney.


Việc NSW không có luật về đẻ hộ đã giúp cho họ rất nhiều bởi vì bất kỳ ai cũng có thể ký kết một hợp đồng thỏa thuận đẻ hộ. Hai vợ chồng ông trở về Victoria với con mình và tiêu hết khoảng $50,000 để có thể chính thức nhận em làm con (adopting her).
Sau đó thì Victoria, Tây Úc và ACT thay đổi luật của họ để giúp cho người mẹ sanh sản có thể chuyển nhượng quyền làm cha mẹ cho cặp vợ chồng đã hiến trứng và tinh trùng. NSW tuy có tái duyệt luật pháp của mình nhưng không hề sửa đổi. Tasmania cũng thế. Vào tháng 11/2006, tổng trưởng tư pháp lúc bấy giờ là ông Philip Ruddock đã thôi thúc cho một giải pháp toàn quốc đồng nhất và ông đã đưa vấn đề vào nghị trình thảo luận của Ủy Ban Thường Trực của các bộ trưởng tư pháp (Standing Committee of Attorneys General - SCAG). Vào thời điểm ấy, ông Ruddock nói: “Ở một liên bang như Úc thì việc người dân phải chạy vòng vòng để chọn lựa nơi chốn thích hợp nhất mà luật pháp cho phép quả thật là chuyện không thỏa đáng”. Thế nhưng cho đến nay tình hình vẫn không có gì sáng sủa hơn.
Thoạt tiên thì Tây Úc chịu trách nhiệm cho dự án ấy, nhưng cuối cùng thì NSW lại lãnh phần soạn thảo một hồ sơ tham vấn (consultation paper) vốn đã được phân phát trước cuộc họp của SCAG vào tháng 4/2009 vừa qua, 2 năm rưỡi sau khi ông Ruddock nêu vấn đề này!
Hồ sơ tham vấn này khẳng định rằng không nên chấp nhận chuyện đẻ thuê, nhưng những người mẹ đẻ hộ có thể được bồi hoàn chi phí cho những việc như chi phí bác sĩ và thời gian bị mất lương. Hồ sơ này thiên về luật pháp của Tây Úc vốn đưa ra một số điều kiện như hợp đồng thỏa thuận đẻ hộ phải được viết ra rạch ròi và song phương phải có cố vấn luật pháp độc lập. Cha mẹ được nhận con sẽ không được quyền khởi tố người sanh con hộ nếu bà ta quyết định không trao lại đứa bé sau khi sanh. Và họ cũng không có quyền ép buộc bà ta phải hủy thai nhi nếu các cuộc thử nghiệm cho thấy thai nhi có vấn đề khác thường. Lệnh trao quyền làm cha mẹ được dành lại cho tòa án của từng tiểu bang bởi vì vấn đề này thuộc thẩm quyền của tiểu bang.
Một khi việc nhận con này được cho phép tiến hành thì đứa bé sẽ được cấp cho một giấy khai sanh mới ghi nhận rõ ràng cha mẹ của nó là cặp vợ chồng nhận con. Giấy khai sanh nguyên thủy, với tên của người mẹ sanh sản, sẽ được lưu trữ trong hồ sơ và khi đứa bé đến một số tuổi nhất định thì nó có quyền lấy được cả hai giấy khai sinh.
Nam Úc và Queensland không chấp nhận những cặp cùng giới tính có thể làm cha mẹ của một đứa bé. NSW không cho phép một cặp cùng giới tính được quyền nhận con nuôi.
Khi vấn đề này được bàn thảo trong cuộc họp của SCAG vào tháng 4/2009 vừa qua thì các vị bộ trưởng tư pháp đồng ý sẽ soạn thảo một cái đại cương đồng nhất và yêu cầu các công chức soạn thảo một bản thỏa thuận. 
Trong cuộc họp gần đây nhất ở Alice Springs cách đây vài tuần, rõ ràng là chả có sự tiến triển gì khi quyển kiểm soát vấn đề này được trao lại cho Nhóm Tổng Giám Đốc Công Lý Quốc Gia (National Justice Chief Executive Officer Group). Ông Laurie Glanfield, bí thư của SCAG đồng thời là tổng giám đốc của bộ Tư Pháp NSW cho biết những người TGĐ này sẽ “xem chuyện gì có thể đạt được”. Ông nói: “Chuyện mà các vị bộ trưởng yêu cầu là những người tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm. Chúng ta phải có một phương pháp đồng nhất. Thực là vất vả để có thể thực hiện được chuyện này”.
Ông glanfield cũng cho biết các TGĐ sẽ báo cáo lại trong buổi họp kỳ tới của SCAG, nhưng ông cũng nói thêm rằng vấn đề này lại càng phức tạp hơn vì luật pháp về kỹ thuật giúp đỡ người ta có thai (reproductive technology) ở mỗi tiểu bang đều khác nhau.
Trong khi đó thì Queensland tiếp tục nghiêm cấm việc đẻ hộ vì thiện tâm (khi mà một phụ nữ đồng ý mang thai giùm cho chị, cho con gái mình hoặc cho bạn mình thuần túy vì lòng tốt muốn giúp đỡ họ). Ngược lại, Victoria cho phép cặp vợ chồng “hiến tặng” (donor couple) được quyền trả một lệ phí cho người đẻ hộ để trang trải chi phí cho những vấn đề như quần áo mặc khi thai nghén, thuốc bổ vitamins và việc chuyên chở đến bệnh viện. Thế nhưng, luật của Victoria không đề ra một số tiền nhất định. Còn Bộ Trưởng Tư Pháp NSW, ông Hatzistergos, thì cho biết có thể ông sẽ không chờ cho một mô hình quốc gia trước khi đưa ra đề nghi tu chính.
Với luật pháp rối nùi như mớ bòng bong, rất nhiều cặp đã ra ngoại quốc để nhờ đẻ thuê. Họ mang con cái trở về Úc và gần như thách thức các tòa án địa phương tước con của họ. Trong hầu hết các trường hợp tòa án đã không làm thế mà ngược lại trao quyền làm cha mẹ cho họ. Giáo sư Stuhmcke nói: “Vì thế, qua hành động từ chối không đưa ra cuộc thảo luận ở đây, qua việc từ chối không có một đại cương và luật lệ mang tầm vóc quốc gia, chúng ta đã làm ngơ trước thực tế của thị trường toàn cầu. Qua việc nói rằng “qúy vị không thể làm điều đó ở đây” người ta đã thúc đẩy chuyện này ra ngoại quốc. Nếu có một cuộc tranh cãi trên toàn quốc thì tôi tin rằng các ngài chính trị gia sẽ bị ngạc nhiên. Sự hiểu biết của chúng ta về bệnh hiếm muộn đã thay đổi trong 30 năm qua. Ngày xưa người ta tin rằng đấy là luật của Thượng Đế và chuyện hiếm muộn chỉ ảnh hưởng tới một thiểu số và người ta phải chấp nhận việc này, hoặc xin con nuôi. Ngày nay, bệnh hiếm muộn đã tràn lan. Cứ 6 cặp là có một cặp bị hiếm muộn. Nó tạo nên nhiều khó khăn về y tế, xã hội, tâm lý và mọi người trong chúng ta đều biết ít nhất một người đã từng trải qua 10 hay 14 chu kỳ IVF (thụ thai nhân tạo) mà không thành công. Đối với những người này thì việc nhờ người đẻ hộ có thể là giải pháp duy nhất”.
Nhưng ai sẽ là người đẻ hộ" Mối lo ngại vẫn luôn luôn là những người nghèo khổ phải mang cái gánh nặng ấy. Giáo sư Stuhmcke nói: “Đấy là một vấn đề cần được tranh luận. Nhưng nếu chúng ta không làm ở đây thì chúng ta lại đùn việc ấy cho những phụ nữ nghèo khổ ở Ấn Độ và đấy là một việc làm thiếu trách nhiệm”.
Tháng rồi ở Tân Đề Li, một ủy ban cải tổ luật pháp dưới sự lãnh đạo của ông Lakshmanan ghi nhận trong bản tường trình rằng “Lợi thế về phí tổn đẻ hộ ở Ấn độ đã biến nó thành địa điểm được các cặp ngoại quốc ưa chuộng và cả một chi nhánh về y khoa đã nẩy nở dựa vào việc đẻ hộ này. Dường như những cái tử cung ở Ấn Độ được cho thuê và chuyện này đã mang đến trẻ con cho người ngoại quốc và đồng đô la cho các bà mẹ đẻ thuê ở Ấn độ”.
Phí tổn mướn người đẻ thuê ở Ấn độ ở vào khoảng $12,000, bao gồm cả mọi chi phí y tế cũng như tiền lệ phí cho người đẻ thuê. Một cuộc dàn xếp tương tự ở Hoa Kỳ có thể tốn đến $100,000.
Giáo sư Stuhmcke nói: “Thế nhưng, tôi cho rằng chỉ vì một cuộc thỏa thuận có thể mang tính thương mại không có nghĩa là nó mang tính lợi dụng (exploitative). Và chỉ vì một cuộc sắp xếp không mang tính thương mại không có nghĩa là không có ai bị lợi dụng cả. Quý vị có thể tưởng tượng được áp lực trong các gia đình khi một thành viên không thể có con. Áp lực từ những người con gái đè nặng lên mẹ họ, hoặc áo lực giữa các chị em với nhau. Tôi không tin rằng chỉ vì chúng ta gọi đấy là việc đẻ hộ hảo tâm (altruistic surrogacy) thì có nghĩa là nó chỉ tràn trề tình cảm và hoàn toàn không có sự lợi dụng. Thế nhưng, tôi đã phải bỏ ra hơn 20 năm để có thể có được quan điểm như thế. Và vì vậy, tôi có thể hiểu được vì sao cuộc tranh cãi vẫn còn kéo dài”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.