Hôm nay,  

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: Thuyền Nhân Vượt Biển

16/08/200900:00:00(Xem: 7108)

Chuyện kể hành trình Biển Đông: Thuyền Nhân Vượt Biển – Phương Anh (Phóng viên đài RFA)

LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

*

Biến cố tháng 4 năm 1975 khởi đầu một cuộc viễn xứ vĩ đại của hàng triệu người Việt trên những con thuyền ra biển Đông mưu cầu hạnh phúc. Những thuyền nhân sống sót bởi lòng bác ái của cộng đồng thế giới đã tạo dựng nền tảng của tập hợp người Việt tha hương khắp nơi. Ước tính 3 triệu người Việt rời bỏ quê hương trên những con thuyền mong manh sau biến cố 1975.
Nhiều năm đã trôi qua, những ai đã từng lênh đênh trên những chiếc ghe thuyền mong manh, thường chỉ được sử dụng đánh cá ven biển, để vượt đại đương đi tìm tự do, họ không thể nào quên được những giây phút hiểm nguy đã qua, nếu họ may mắn sống sót sau cuộc hải hành tử sinh ấy.
Ông Vũ Văn Lộc, hiện là Giám Đốc Cơ Quan Định Cư Người Tỵ Nạn Việt Nam ở San Jose, California, Hoa Kỳ cho biết một vài số liệu đáng quan tâm như sau: "Theo chỗ tôi được biết, thuyền nhân bắt đầu từ sau 1975. Những người di tản từ 1975 thì có những người đi bằng đường thủy, nhưng đa số là người di tản. Phải đến ít nhất là tháng 8, tháng 9 năm 1975, tức là sau khi Cộng Sản vào Sàigòn rồi, mới bắt đầu có những người rời Việt Nam bằng đường biển đến Mã Lai, Thái Lan. Lúc đó không còn người Mỹ đón ngoài biển nữa. Lúc đó, coi như là vượt biên bằng đường biển thực sự. Theo thống kê của các cơ quan mà chúng tôi nhận được, từ 1975 cho đến 2005, trong 30 năm đã có gần 3 triệu người Việt định cư trên 126 quốc gia trên toàn thế giới. Trong số người đi bằng đường biển có gần 1 triệu người đi vượt biên. Thống kê của các trại tị nạn Đông Nam Á vào năm 1995 là 839.200 người, kể cả 42.900 người đi bằng đường bộ. Có phỏng chừng 3 trăm đến 400 ngàn người đã bị bỏ mình không đi đến được bến bờ tự do."
Ông lưu ý là khi nói đến "thuyền nhân" thế giới trước đây thường nghĩ ngay đến những người dân Hồng Kông, sống trên các thuyền bè, 50, 60 năm trở về trước, đến khi có sự kiện người Việt vượt biển: "Kể từ khi có người Việt vượt biển và có biết bao nhiêu người chết, vào các trại tị nạn thì trong tự điển thế giới bắt đầu có chữ mới "thuyền nhân" - "boat people", và định nghĩa "thuyền nhân" là những người tỵ nạn. Trong tất cả những gia đình người Việt ở hải ngoại, không có một gia đình nào là không có liên hệ với thuyền nhân, trực tiếp hay con cháu của thuyền nhân. Cho nên thuyền nhân là một ý nghĩa chính thức để xây dựng một cách toàn thể cộng đồng của người Việt ở hải ngoại."
Thời kỳ cao điểm người Việt trong nước vượt biên nhiều nhất là những năm 1979, 1980 trở đi. Trong giai đoạn này hải tặc Thái Lan bắt đầu hoành hành. Ngoài việc phải chấp nhận sóng gió trên biển cả, họ còn phải đối diện với nạn hải tặc. Không biết bao nhiêu phụ nữ đã bị hãm hiếp, thậm chí bị bắt đi mất tích. Những thanh niên liều mình chống lại hải tặc đều bị chết thảm thương và xác thì bị quăng xuống lòng biển sâu. Có người thì bị giam giữ nơi sào huyệt của bọn chúng, nếu không may được cứu thoát thì không biết số phận sẽ ra sao. Nhà văn Nhật Tiến, một trong những thuyền nhân đã từng là nạn nhân của bọn hải tặc Thái Lan, hiện đang cư ngụ tại Orange County kể lại: "Tôi vượt biển vào tháng 10 năm 1979. Sau 10 ngày trên biển, tàu chết máy và trôi, sau vài lần bị cướp, cuối cùng bị hải tặc kéo vào đảo Kra, cách bờ biển Thái Lan khoảng 4 giờ tàu chạy. Sau 3 tuần lễ liền, bị nhốt trên đảo, là sào huyệt của hải tặc. Nhóm của tôi có 81 người, trong 3 tuần sau đó thì có thêm 3 ghe thuyền nữa, cũng bị hải tặc kéo vào, tổng số là 157 người. Ngày thứ 21, có một trực thăng của Liên Hiệp Quốc bay qua đảo, phát hiện thuyền nhân bị như vậy, Cao Ủy đã mang thuyền ra để cứu vào đất liền. Khi vào đất liền, chúng tôi bị giữ tại trạm cảnh sát Patnamang. Và ngay khi ở trạm cảnh sát đó, tôi đã ghi lại những kinh nghiệm để giúp cho người đi sau, đồng thời cũng muốn đánh động lương tâm thế giới nhìn vào số phận thuyền nhân, để phần nào làm giảm thiểu tình trạng hải tặc… Ít ngày sau, họ chuyển tôi vào trại Songkla, và tôi đã gửi bài viết cho nhà văn Lê Tất Điều ở San Diego, và may mắn, nhà văn Lê Tất Điều cũng ở vùng với nhà văn Phan Lạc Tiếp. Họ cùng với một số người khác mau chóng thành lập Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển."
Vào ngày 27 tháng 2 năm 1980, Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển, tức "Boat People SOS" được chính thức thành lập. Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, hiện là giảng viên trường Đại Học San Dieogo, lúc bấy giờ là chủ tịch Ủy Ban, kể lại: "Lúc đầu, Uỷ Ban chỉ muốn lên tiếng để cho cộng đồng lưu ý chính phủ Mỹ và chính phủ Thái Lan biết để giúp đỡ thuyền nhân chống hải tặc. Nhưng đến năm 1984, 1985 thì thấy hải tặc tàn ác quá nên chúng tôi mới nghĩ đến chuyện gửi tàu vớt người ngoài biển."
Cũng vào thời gian ấy, tại Pháp, hội Y sĩ Không Biên Giới đang tiến hành việc tổ chức đi cứu thuyền nhân Việt Nam, nhưng không ai được ai hỗ trợ về tài chính. Thế là nhân chuyến công tác tại Âu Châu, giáo sư Nguyễn Hữu Xương đề nghị Hội này kết hợp làm việc. Giáo sư Xương kể tiếp về nhiều buổi gây quỹ được tổ chức để ủng hộ cho chiến dịch vớt thuyền nhân: "Lúc ấy cộng đồng ta còn nghèo nàn, chưa có nhiều như bây giờ, nhưng việc vớt thuyền nhân lại rất nhiều. Có người chỉ có 5, 10 đồng nhưng họ hết lòng đóng góp. Trong 5 năm quyên lên đến 1 triệu đô la. Không hẳn chỉ ở bên Mỹ, mà còn ở Úc, Canada, ở Pháp. nơi nào cũng lập ra ủy ban để quyên tiền cho việc vớt thuyền nhân. Vì thế mới gửi được 5 chiếc tàu đi. Một chiếc đi thường là 3 tháng. Trong 5 năm đi được 5 chuyến tàu, cứu được hơn 3000 người. Chúng tôi phải xin visa Âu Châu, hay Mỹ, thì Philippines, hay Malaysia mới nhận thuyền nhân lên. Xin visa là một chuyện rất khó khăn, chính phủ Pháp và Đức thì có nhiều visas. Chính phủ Mỹ thì không cho visa, nhưng giúp bằng cách là khi thuyền nhân được vớt lên trên đảo Palawan, Philippines, nếu có gia đình bên Mỹ thì chính phủ Mỹ sẽ nhận. Vì thế, visa còn lại sẽ được dùng để cứu thêm người."
Một trong những người rất tích cực hoạt động cứu thuyền nhân là nhà văn Phan Lạc Tiếp, từng là sĩ quan Hạm Trưởng Hải Quân. Với kinh nghiệm về bờ biển Việt Nam, nơi các ghe thuyền ra cửa biển, ông thường đóng góp ý kiến cho các con tàu đi vớt ở những điểm nào. Giờ đây, sau khi về hưu, cư ngụ tại vùng San Diego, ông hồi tưởng lại: "Năm 1985, con tàu Jean Charchaco, là con tàu đầu tiên ra biển, và sau 40 ngày hoạt động thì vớt được 110 người. Danh sách của những người đó được gửi đi khắp nơi và bà con mình rất vui mừng Trong đó, vai trò của báo chí, văn nghệ sĩ, anh em Hưng Ca, đã đứng ra để tổ chức gây quỹ "cứu người vượt biển". Sau đó một con tàu khác là tàu Cap Anamur, do 3 tổ chức hợp lại: Boat People Committee, Hội Y sĩ Thế Giới ở Pháp, tàu Cap Anamur của Đức. Tàu này đi trong 14 chuyến vớt được 818 người. Tổng cộng trong 5 năm, vớt được 3103 người. Trước kia, đối với thế giới, họ hiểu lầm những người này không có chính nghĩa. Cộng Sản nói mình trốn nước ra đi, nhưng chính những hình ảnh bi thương tỵ nạn đã làm bừng tỉnh lương tâm nhân loại. Những người thuyền nhân này được đón tiếp như những chiến sĩ của Tự Do. Tôi nghĩ đó là công lao của tất cả mọi người và đó là vinh dự chia đều cho tất cả chúng ta."
Một trong những thuyền nhân được tàu Cap Anamur vớt vào năm 1986 là ông Phạm Khắc Triều, hiện định cư tại Hoà Lan, kể lại: "Khi đi được 32 giờ thì tàu Cap Anamur vớt, trên tàu có Bác Sĩ Đinh Quang Anh Tuấn. Chúng tôi ở trên tàu 11 ngày, tổng kết số người được vớt thêm là khoảng gần 1000 người. Tôi được vớt buổi trưa. Một chiếc được vớt sau tôi buổi tối hôm đó thì bị hải tặc cướp."
Không phải con thuyền nào rời Việt Nam cũng may mắn gặp ngay tàu vớt, như câu chuyện của ông Phạm Văn Đại, vượt biên tháng 3 năm 1987, hiện sinh sống ở Garland, Texas, ôn chuyện cũ: "Đi được hai đêm, một ngày, thì bị tàu biên phòng của nhà nước chặn, và bắn vào tàu, trúng một người chết, chúng tôi quay tàu chạy, thì họ bắn theo, chúng tôi phải tốp lại. Họ đậu cách chúng tôi khoảng 50 mét và bắt chúng tôi giơ tay hết lên, và bắt hai người bơi sang tàu của họ. Trên biển, hai thanh niên nhảy xuống và bơi sang tàu của họ. Họ giữ hai thanh niên và áp sát tàu vào tàu chúng tôi. Họ đem súng ống xuống và làm dữ lắm. Họ đòi kéo về lại Việt Nam, nhưng chúng tôi lấy hai cái nón để gom tiền Việt Cộng, vàng, đồng hồ, đủ thứ đưa cho họ. Họ lấy và cho được 1 nồi cơm, 4 cây đá, và một nồi cá kho, rồi họ chỉ ra đi ra chỗ có ánh sáng, tức là chỗ tàu Cap Anamur đang đậu."
Theo như các tài liệu và thông tin của tổ chức Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển SOS, vào tháng 3 năm 1989, để chặn bớt làn sóng người vượt biên, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã ra chính sách thanh lọc tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á, bắt đậu giai đoạn đóng cửa trại tị nạn.
Đồng thời lúc ấy, Hoa Kỳ cũng bắt đầu có chương trình di dân "ODP" (Orderly Departure Program), "HO" (Humanitarian Operation) và chương trình "Con lai" (Amerasian Resettlement Program). Ông Vũ Văn Lộc cho hay: "Người ta thấy đi bằng thuyền chết chóc nhiều quá, rồi ở trại tỵ nạn không được giải quyết, nên người ta cho chương trình "Ra Đi Có Trật Tự" thì mới giải quyết được bằng các diện người "Đoàn Tụ Gia Đình", "HO", hay "Con lai". Ngay cả những người đến trại tỵ nạn rồi bị trở về Việt Nam cũng được Mỹ cho tái định cư theo chương trình gọi là "ROVR" (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees)".

*

Sau tháng 3 năm 1989, các trại tị nạn đóng cửa và bắt đầu chính sách thanh lọc. Tiến trình thanh lọc này có rất nhiều sai trái bởi vì ý định của họ là loại bỏ thuyền nhân, giam giữ họ lại trại tị nạn để làm bàn đạp đẩy họ về Việt Nam. Phần lớn thuyền nhân có rất nhiều kinh nghiệm đau khổ về chế độ Cộng Sản, mặc dù bị đàn áp nặng nề, nhưng vẫn bị mất quyền tị nạn.
Theo lời của giáo sư Nguyễn Hữu Xương, cựu chủ tịch của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biên, sau khi các trại tị nạn đóng cửa và bắt đầu chính sách thanh lọc, tổ chức này cũng chuyển hướng sang việc vận động chính sách và gửi các luật sư, các chuyên gia về tị nạn đến tận các trại tị nạn ở Đông Nam Á để giúp đỡ cho thuyền nhân. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, nay là Giám đốc Điều hành của Boat People SOS, trụ sở tại bang Virginia, lược thuật tình cảnh người tị nạn vào thời đó: “Lúc đó thuyền nhân không còn được đón tiếp niềm nở như trước, và bị xem như là di dân kinh tế, phải qua tiến trình thanh lọc do Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc hoặc do các phụ tá thực hiện. Tiến trình thanh lọc này có rất nhiều sai trái bởi vì ý định của họ là loại bỏ thuyền nhân, giam giữ họ lại trại tị nạn để làm bàn đạp đẩy họ về Việt Nam. Phần lớn thuyền nhân có rất nhiều kinh nghiệm đau khổ về chế độ Cộng Sản, mặc dù bị đàn áp nặng nề, nhưng vẫn bị mất quyền tị nạn. Kế đó, xẩy ra tình trạng hối lộ, tham nhũng như ở Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan. Những ai có tiền bạc chạy chọt thì được đi định cư, còn có những người bị tù rất nhiều năm ở Việt Nam, nhưng nếu không tiền thì cũng bị mất quyền tị nạn và đứng trước hiểm họa bị hồi hương. Một số còn xảy ra tình trạng xách nhiễu tình dục của những người phụ trách thanh lọc. Chúng tôi đã bắt đầu làm việc với chính phủ Hoa Kỳ và mở ra chương trình LAVAS, tạm dịch là Chương Trình Trợ Giúp Pháp Lý Cho Thuyền Nhân.”
Luật sư Nguyễn Quốc Lân, hiện đang hành nghề tại quận Cam, từng là Giám đốc Điều hành của LAVAS cho hay: “Tổ chức LAVAS cũng như nhiều tổ chức khác trên toàn thế giới vận động để cung cấp các dịch vụ miễn phí cho thuyền nhân qua thủ tục thanh lọc cũng như kháng cáo khi đã bị từ chối quyền tị nạn. Và LAVAS tham dự nhiều cuộc vận động tại nhiều quốc gia ở Hoa Kỳ, Cananda, Úc Châu, và Âu Châu để lên tiếng báo động về tình trạng rất bất công, cũng như chính sách đối với thuyền nhân không phù hợp với Công Ước Quốc Tế về quyền tị nạn. Sau khi thanh lọc rồi, qua chuyện kháng cáo, tỉ lệ được đậu rất thấp.”
Với các thuyền nhân, sau khi đã liều mình ra đi tìm tự do trên những con thuyền mong manh trên biển cả, may mắn đến bến bờ tự do thì lại phải đối đầu với chuyện thanh lọc một cách bất công và hết sức vô lý. Anh Nguyễn Phạm, hiện cư ngụ ở Maryland kể lại rằng: “Tôi đến trại Galang vào tháng 8 năm 1989. Khi tôi tới trại thì người ta đã đóng trại rồi, mọi người phải trải qua thanh lọc để đi định cư. Thanh lọc thì không có ý nghĩa gì cả vì tùy người thanh lọc, muốn cho ai đậu thì cho, muốn cho ai rớt thì cho. Tôi nghĩ mọi người đi vượt biên đều có lý do để đi, đều xứng đáng để được đi định cư hết, thành ra chuyện thanh lọc chẳng có ý nghĩa gì cả. Vào thời điểm của tôi, muốn đậu thanh lọc thì phải có 1000 đô. Cái đó là công khai luôn, police của Indonsesia nói thẳng luôn. Bản thân tôi không có 1000 đô la, nên khi đậu thì cũng ngỡ ngàng. Chẳng qua mình may mắn thôi!"
Còn tại Philippines, tình hình cũng tệ hại không kém. Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Rạng, một tu sĩ thuộc Tu Hội Nhà Chúa, sau 15 năm kẹt tại Phi Luật Tân, nay được định cư cùng với cộng đoàn của mình tại News Orleans, Hoa Kỳ, cho biết: “Thanh lọc rớt, nên bị kẹt ở Phi, các luật sư Phi thì hay lấy tiền. Mình không có tiền cho nên mình không thể nào đậu được. Đa số những người nào có tiền thì mới đi một cách dễ dàng. Tôi nghĩ là không có sự công bằng trong đó. Luật sư Phi muốn cho ai đi thì người đó được đi.”
Một tu sĩ Phật Giáo khác, ni cô Thích Nữ Diệu Thảo, hiện đang ngụ tại chùa ở Richmond, Virginia, kể lại: “Khi thanh lọc, không được sự giúp đỡ của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, Nếu những người có tiền thì hối lộ cho nhân viên sở di trú Phi thì được công nhận là người tị nạn. Tùy theo hồ sơ, có người thì 3000 đô la, có người 1000, có người 2000, tùy theo người phỏng vấn. Có những người không có tiền thì ra ngủ với nhân viên sở di trú Phi một thời gian để được qua thanh lọc. Có người còn phải lên Manila ở nhà của người sở di trú Phi để làm việc nhà cho họ. Bản thân tôi kháng cáo vẫn không được đậu, và tôi đến Mỹ, theo diện làm việc tôn giáo.”
Sister Christine Trương Mỹ Hạnh, từng làm việc nơi các trại tị nạn Hồng Kông trước đây kể lại rằng: “Từ tháng 6 năm 1989, Hồng Kông là nơi đầu tiên để thử nghiệm về cưỡng bức hồi hương. Tất cả những người đến sau, đều bị bỏ vào trại giam, đều phải trải qua thanh lọc. Trong thời điểm này, rất ít người được đậu thanh lọc bởi vì chính phủ Hồng Kông rất sợ bởi vì nếu cho đi định cư thì ở trong nước đồng bào sẽ tiếp tục đi nữa. Trong thời gian đó, tôi thấy đồng bào sống rất khổ, đặc biệt là đồng bào vượt biên từ ngoài Bắc. Họ có một tinh thần rất tự giác, các em nhỏ cũng tuyệt thực, biểu tình, cầm cờ vàng 3 sọc đỏ để đòi đi tìm tự do, đòi hỏi nhân quyền. Tôi thấy nơi họ lòng yêu nước, yêu tự do của người Việt Nam mình lên tới tột đỉnh. Người Hồng Kông họ rất ngạc nhiên vì thuyền nhân không sợ chết, có rất nhiều người mổ bụng. Ở Nam Dương cũng có người tự sát để nói lên hai chữ tự do mà họ đang tìm kiếm.”
Cũng trong thời gian này, tin tức từ các trại cấm ở Hồng Kông đều bị bưng bít. Để có thể đưa thông tin ra bên ngoài và chống lại việc cưỡng bức hồi hương, có những thuyền nhân đã liều mình. Sister Christine Trương Mỹ Hạnh cho biết tiếp: “Có nhiều anh em, buổi tối, lên văn phòng Cao Uỷ ăn cắp điện thoại, vì họ làm vệ sinh nên có chìa khóa, và gọi điện thoại cầu cứu hay chuyển tin ra. Ở Hồng Kông có 8 trại, khi họ chuyển trại thì sẽ bị đưa xuống tàu cưỡng ép về Việt Nam , nên có những người cột vào nhau để khỏi bị kéo đi, nhất là các chị phụ nữ. Tôi vẫn nhớ rất rõ, các chị em cởi áo quần ra hết, bôi đen cả người rồi cột tay vào nhau. Họ làm như thế vì những người cảnh sát trừng giới là nam, không được phép đụng tới. Những người già, và anh em thanh niên thì cột với nhau và cột vào chân giường sắt, để họ khỏi bị kéo đi, các em nhỏ thì trốn đi từ phòng này sang phòng khác. Nhưng cuối cùng thì rất nhiều người bị cưỡng bức, có nhiều người sống nơm nớp trong sự sợ hãi, ngày không ăn, đêm không ngủ, rất đau khổ và bị tâm thần. Sau khi họ hồi hương về Vịet Nam thì bị tách rời và bị giam riêng, sau 3 tháng được trả về nhà nhưng không có việc làm.”
Theo lời của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thì vào năm 1990, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt ở khắp nơi, Hoa Kỳ, Cananda, Úc, Âu Châu, tổ chức LAVAS đã đưa các luật sư đến các trại tị nạn để giúp các thuyền nhân làm kháng cáo, đồng thời ghi nhận tất cả các sự bất công trong tiến trình thanh lọc để trình bày với chính phủ Hoa Kỳ. Vào mùa hè năm 1995, dân biểu Christopher Smith, đã triệu tập 3 buổi điều trần liên tục để yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc phải can thiệp. Ông Thắng cho hay: “Dựa vào thế của Quốc Hội và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, và Toà Bạch Ốc, vào cuối năm 1995, Bộ Ngoại Giao đã đồng ý mở ra chương trình ROVR, tạm dịch là Chương trình Tái Định cư cho Thuyền nhân Hồi hương. Qua chương trình ấy, trên 18000 thuyền nhân, sau khi bị đẩy về Việt Nam, được Hoa Kỳ giải quyết và cho định cư tại Hoa Kỳ.”
Theo lời của luật sư Nguyễn Quốc Lân, trong khi các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Mã Lai, Hồng Kông thi hành chính sách cưỡng bức hồi hương, thì tại Phi Luật Tân, Giáo Hội Công Giáo đứng ra yêu cầu chính phủ Phi không cưỡng bức và hứa lo cho các thuyền nhân. Qua tiến trình thỏa thuận, Giáo Hội Công Giáo Phi tiến hành lập làng Việt Nam tại Palawan. Nhưng sau khi lập làng, họ lại lang thang trên khắp nước Phi để kiếm sống vì gặp nhiều trở ngại. Hơn nữa, họ luôn mong mỏi có ngày được định cư ở nước thứ ba. Luật sư Lân kể tiếp: “Năm 1996, luật sư Trịnh Hội đã đến đó và coi lại tình trạng thuyền nhân. Năm 1999 trở đi, luật sư Trịnh Hội đã vận động nhiều nơi, Canada, Âu Châu, Úc, Hoa Kỳ, yêu cầu các chính phủ xét lại những thuyền nhân này, và năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ chính thức xét lại và cho phép hầu hết các thuyền nhân từ Phi luật Tân định cư. Chúng tôi hy vọng rằng cho đến cuối năm nay, sẽ giải quyết được hầu hết số thuyền nhân còn kẹt tại Phi luật tân. Coi như đây là những người cuối cùng của thảm trạng thuyền nhân Việt Nam, bắt đầu từ 1975 kéo dài hơn 3 thập niên.”
Được biết, khoảng 2000 thuyền nhân còn kẹt tại Phi và sau khi được Mỹ nhận, còn lại khoảng gần 100 gia đình. Qua sự vận động của Liên Hội Người Việt tại Canada, vào tháng 5 năm 2007 , chính phủ Canada đã đồng ý xét đơn của những người này theo một chương trình đặc biệt. Tiến sĩ Lê Duy Cấn, chủ tịch Liên Hội Người Việt cho hay: “Cho đến bây giờ, đã có 6 gia đình đến trong tháng vừa rồi và có khoảng 52 gia đình trong số 94 gia đình đã được chính phủ Canada chấp nhận. Chúng tôi hy vọng rằng những gia đình này sẽ đến Canada vào khoảng mùa hè này hay chậm nhất là đến mùa thu.”
Kể từ khi các trại tị nạn đóng cửa, xảy ra nhiều chuyện bất công, cộng đồng người Việt ở Úc lúc đó cũng được khoảng gần 100 ngàn người và bắt đầu có số đông để đứng lên tranh đấu cho họ. Một trong những tổ chức cũng đóng góp một phần rất lớn để cứu giúp các thuyền nhân vượt biển đến các các nước sau mốc tháng 3 năm 1989 là Uỷ Ban Yểm Trợ Tị Nạn tại Úc. Ông Đoàn Việt Trung, người từng đóng góp công sức rất nhiều cho công việc vận động và lo liệu cho thuyền nhân còn kẹt tại Phi Luật Tân, nay là Tổng Thư Ký của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam cho hay: “Kể từ khi các trại tị nạn đóng cửa, xảy ra nhiều chuyện bất công, cộng đồng người Việt ở Úc lúc đó cũng được khoảng gần 100 ngàn người và bắt đầu có số đông để đứng lên tranh đấu cho họ. Trong thời gian đầu, phần lớn những hoạt động của chúng tôi là gây qũy để uỷ lạo đồng bào trong trại tị nạn. Đầu thập niên 90 chúng tôi lập ra Hội Đồng Yểm Trợ Tị Nạn, bắt đầu tranh đấu bằng cách đưa vấn đề tham nhũng và bất công trong thanh lọc ra ánh sáng và công luận, chính quyền Úc, để vận động Cao Ủy Tị Nạn để phản đối. Chúng tôi cộng tác rất chặt chẽ với tổ chức người Việt ở các nước khác. Qua cuộc vận động đó, ở Mỹ có chương trình ROVR, ở Úc có chương trình SAC, tức là Nhân đạo Đặc biệt. Qua đó có khoảng 3000 visa, nếu ai bị rớt thanh lọc, nếu tự nguyện hồi hương thì sẽ được xin qua Úc."
Có lẽ ai cũng nghĩ rằng, mọi chuyện dường như đã được kết thúc, nhất là sau khi số phận thuyền nhân kẹt tại Phi đã được giải quyết. Thế nhưng, theo lời của ông Đoàn Việt Trung thì: “Gần đây, người Việt Nam vẫn lai rai, mỗi năm trung bình khoảng vài chục người vẫn lên thuyền đi ra biển để xin tị nạn. Ngoài ra, cũng có một số đi đường bộ qua Campuchia. Với những người đi đường biển đến Úc thì có mấy nhóm, gần 100 người, trong đó ba mươi mấy người vừa đến Úc thì bị trục xuất ngay vì chúng tôi không biết nên trở tay không kịp, còn hai nhóm kia gần 60 người thì cộng đồng người Việt đã giúp họ được ở lại với qui chế tị nạn.”
Mới đây, tượng đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đã khánh thành tại miền Nam bang California. Và, tại San Jose, Hoa Kỳ và Toronto, Canada, các Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam lưu giữ , trưng bày những chứng tích của cả triệu người Việt vượt biên, những người đã tạo nên khối cộng đồng người Việt vững mạnh ở hải ngoại ngày nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.