Hôm nay,  

Trăm Sự Nhờ Nàng

16/08/200900:00:00(Xem: 3263)

Trăm Sự Nhờ Nàng – Mõ Sàigòn

Công Nghi Hưu là tướng quốc của nước Lỗ, tính rất thích ăn cá. Một hôm, có người đem cá đến biếu, ông chẳng những không nhận, còn nhăn mặt nói rằng:
- Ngươi khổ cực ngồi đồng hàng tiếng, lại phải chịu nắng mưa, đặng bắt được con này. Lẽ ra công khó đó vợ con ngươi hè nhau mà hưởng, chớ có đâu lại chui tọt đến đây" Phần ta, tuy thích mùi hải sản, nhưng chỉ vì thói quen ăn uống mà chiếm đoạt lợi lộc của vợ con ngươi, thì lúc đăng đường xử việc, hoặc lễ bái ở đình, thời thử hỏi sao ta có thể bình an cho đặng" Thôi! Ta chẳng nhận đâu!
Người ấy khẩn khoản nói:
- Cá ở sông biển ao hồ. Tiểu nhân nào có đến mua. Sao đại nhân lại nghĩ nhiều ra như thế"
Nghi Hưu lắc đầu đáp:
- Đành là vậy, nhưng để bắt được nó ngươi cũng phải tốn tiền mua lưới, đào mồi, rồi phải đêm hôm khuya khuắt thức tràn theo con nước. May thì được, rủi thì thua, nên ta không thể cam tâm mà nhận. Lại nữa, vợ con ngươi ở nhà, nhiều khi cũng không có lát cá mà ăn, thời sao ta lại có thể cầm cho yên được"
Kẻ ấy nghe vậy, bỗng lạnh cả châu thân. Lắp bắp nói:
- Cá lên bờ, thời không thể trả ra sông. Xin đại nhân nhận cho, để thích thú lại càng thêm thích thú.
Nghi Hưu đầu lắc lịa lắc lia. Xua tay đáp:
- Cuộc đời của một người, là nối kết của chuỗi dài lầm lỗi. Ta muốn bớt một phần, nên chắc lòng chẳng thể nào dzớt lấy được đâu!
Vợ của Hưu là Trần thị, đang ở phòng bên têm trầu, bất chợt nhìn qua khe cửa, chứng kiến cảnh chồng mình xô nhẹ cá ra, liền buột miệng nói:
- Cơm trên nồi rơi xuống đất dầu sao cũng còn tin được. Còn cơm trong miệng mình. Lẽ nào rơi xuống mà tin được hay sao"
Nghĩ vậy, toan nhổm dậy bước ra, bất chợt nghe tiếng nói:
- Đã làm đến tướng quốc, thì trong đục đã tường, hiểu thế thái nhân tình như lấy đồ trong túi. Sao phu nhân lại lo"
Trần thị quay lại, thời thấy Cẩm Như, tuy là tỳ nữ nhưng thân thiết còn hơn gan ruột, bèn bực bội nói:
- Miệng thích ăn cá. Người ta đem cá đến dâng, lại lắc đầu không nhận, thì khi tin này bị xì ra. Thử hỏi cá chùa đâu cho đớp"
Cẩm Như từ tốn đáp:
- Nô tỳ có đôi lời thành thật, mong được nói ra. Chẳng hay phu nhân chớp đèn hay tắt bếp"
Trần thị từ nhỏ vốn mang bịnh tò mò rất nặng, nên lúc đi học, thường bỏ thời gian để tìm hiểu chuyện không vui của người khác, mà quên lững học hành, đến độ cô giáo phải đợi lúc lớp học đã tan, mà nói với thị rằng: “Người ta sửa soạn giường như thế nào, thì sẽ được ngủ như thế ấy. Con mà bươi móc chuyện thiên hạ như vầy, còn yên đặng hay sao"”. Trần thị đáp: “Học kinh nghiệm của người, mà không phải trả bằng cuộc đời của chính mình, thì trước là hưởng được hồng phước của tổ tiên, sau cũng còn chút đức để dành cho con cháu.”. Cô giáo nghe vậy, thở dài một hơi mấy cái, toan đứng dậy bỏ đi, nhưng khi ánh mắt chạm phải bụi tre to ngoài cổng, chợt nhớ tới câu tre già măng mọc, bèn vớt vát nói: “Người khôn ngoan phải biết chọn sách mà đọc, chọn bạn mà chơi, cũng như tránh chuyện thị phi để đừng nhào vô trong đó. Nếu con coi thường điều này, thì chẳng những rước họa vào thân, mà tri kỷ suốt đời cũng… nằm mơ không thấy”. Tính tình đã vậy, nay bỗng nghe Cẩm Như mặn nhạt lẫn vào nhau, liền tức tốc nói:
- Ngươi quyền biến hiểu chuyện, lại trải hai đời chồng, còn là gan ruột của ta. Sao bày chuyện hỏi tào lao như thế"
Cẩm Như cười nhẹ đáp:
- Người ta cho cá, tất phải xách con cá từ nhà đi đến đây. Thử hỏi: Bao nhiêu người thấy" Bao nhiêu người biết" Nên khó tránh được điều tiếng của tha nhân, thành thử tướng quốc từ chối là vì duyên cớ đó!
Trần thị nghệch mặt ra một chút, rồi ngơ ngác nói:
- Có ai hiểu chồng bằng vợ. Ta là vợ. Lẽ nào lại hiểu sai"
Cẩm Như chậm rãi đáp:
- Phu nhân nghĩ coi: Nhận cá, cũng mang tiếng một lần nhận, mà nhận cái khác dùng để mua cá, cũng mang tiếng một lần nhận. Chi bằng nhận cái nhỏ rồi mua cái lớn, thì trước là dễ chạy, sau lại ngon ăn, sau nữa tiếng thanh liêm cứ ào tuôn xua đến!
Trần thị nghe Cẩm Như bàn ra như vậy, mới chột dạ nghĩ: “Đứa con gái này, chỉ là hạng cùng đinh, sở dĩ nuôi được tấm thân đều nhờ vào việc hầu hạ nhà ta mà ra cả. Nếu đem so với nam nữ đương thời, thì chẳng đáng bao nhiêu, nhưng lý luận của nó thiệt đáng ghi vào… sách vở. Ta tiếng là chủ nhân của nó, nhưng thông hiểu chuyện đời, hoặc nghĩ ngợi lắng sâu, thì xem ra đã thua nhiều lắm vậy.”. Đoạn, thở ra một cái, rồi rùng mình nghĩ tiếp: “May nó là nô tỳ, chứ thứ này mà là tình địch của ta, thì chắc chắn ổng sẽ dong buồm sang bến khác!”. Rồi nắm lấy tay của Cẩm Như, thân thiện hỏi:
- Ngươi xuất thân là hàng dân giả, phải đến nhà ta hầu hạ để được chén cơm ăn, mà sao lại có thể hiểu đời mau như thế"
Cẩm Như mĩm cười đáp:
- Tai họa đến từ phía sau, và vì bởi phía sau nên ít người trông thấy. Nô tài. Chỉ vì mau miệng mà phu nhân chịu nghe, chớ thực ra chẳng có tài cán gì hết cả!
Trần thị bồn chồn đến độ không sao làm chủ được, liền bực bội gắt:
- Ta sắp tới giờ… đắp dưa leo, mà ngươi cứ sắm tuồng chưa diễn, thì một là không coi trọng lời ta, hai chuẩn bị áo quần đi nơi khác.
Cẩm Như đang tươi cười là vậy, bỗng nghe đến mấy chữ… áo quần đi nơi khác, bèn rúng động tâm can. Thảng thốt thưa rằng:
- Là lỗi của nô tài! Xin phu nhân rộng lòng dung thứ!
Đoạn, nhỏ giọng nói:


- Ngày nô tài còn nhỏ, thường thấy mẹ: Khi thì thêu thùa may vá. Lúc thì lấy dầu cạo gió cho người ta, mà thù lao chẳng bao giờ lấy, nhận. Nô tài thắc mắc hỏi: “Mẹ bỏ giờ ra hoàn thiện cho người. Lớp thì mất tiền chỉ, lớp thì kim gãy kéo mòn, lớp thì dầu gió phải mua, lớp thì lưng còng mắt mõi, mà một xu cũng không chịu lấy, là nghĩa làm sao"”. Mẹ nô tài nheo mắt đáp: “Hãy để cho người mắc nợ mình. Đến khi đòi. Chẳng ngọt hơn ư"”. Nô tài lại hỏi: “Tiền trước mắt không lấy, lại đợi đến ngày sau, thì có khác chi bỏ mồi bắt bóng. Lỡ người ta không chịu, thời mẹ đòi được hay sao"”. Mẹ nô tài cười to đáp: “Mất chín còn một thì mẹ vẫn lời. Sao lại phải ưu tư cho ngày xuân héo úa"”. Rồi nghiêm mặt nói với nô tài rằng: “Mê lợi nhỏ, xa lợi lớn, thời không phải là người quân tử, mà một khi không lo… lợi lớn, thì cho dù cả đời có cần kiệm chắt chiu, cũng không làm sao khá được. Chi bằng nhẫn nại mà hơn!”. Nô tài nghe vậy, liền tạc dạ ghi tâm, chừng khi đụng chuyện chê cá của nhà này, nên ruột dạ réo sôi, thành thử bàn tới bàn lui là vì duyên cớ đó!
Trần thị nghe tỳ nữ của mình giải bày như vậy, cảm như có ai vén rèm cho ánh sáng lọt vô, liền cao hứng nói:
- Ta sẽ hỏi lại phu quân, để thử xem lý đoán của ngươi trúng chừng mô cho biết!
Rồi như nhớ ra chuyện gì, liền giật giọng hỏi:
- Ta thường nghe thiên hạ nói tai họa đến từ trời, riêng ngươi lại nói tai họa đến từ phía sau, là nghĩa làm sao"
Cẩm Như thở ra một cái, rồi ủ rũ đáp:
- Ở phía sau thì không thấy, mà một khi không thấy thì lấy đâu mà phòng bị" Chỉ là đối thủ thì đứng trước mặt, còn thân thiết thì ở sau lưng, mà đã ở sau lưng thì lụi cú nào tiêu cú đó…
Tối ấy, nhân lúc Nghi Hưu thả bộ ở vườn sau, Trần thị mới cầm hai chiếc bánh chạy ra, bang tới mà hỏi rằng:
- Chàng thích ăn cá. Nay có người mang cá lại cho, mà chàng lại chối từ, khiến thiếp khó mà không nẩy sinh điều thắc mắc!
Nghi Hưu nhận chiếc bánh từ tay vợ, cháp một miếng, rồi từ tốn đáp:
- Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất phải giúp, mà một khi đã nhận lời giúp việc cho người, lỡ làm trái phép thì mất mẹ chức quan, mà một khi đã mất chức quan thì chẳng những không có cá cho mà cá mua cũng còn không có nữa, nên ta nhất lòng không nhận. Chẳng phải ta không thích ăn, mà chỉ muốn có cá ăn cho hết đời hết kiếp…
Rồi hướng về cõi xa xăm. Đĩnh đạc nói:
- Lão Tử ngày xưa có câu rằng: “Để thân mình lại sau, thế mà thân mình đứng trước. Gác thân mình ra ngoài, thế mà thân mình lại chạy vô trong. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng, mà thỏa được lòng riêng của mình ư"”. Ta tuy không hiểu Đạo thâm sâu, nhưng cũng biết đem… cá để ra ngoài, thời theo lẽ thì từ ngoài sẽ chạy lẹ vào trong, nên phải lắc lịa lắc lia là vì duyên cớ đó!
Trần thị nghe chồng giải bày như vậy, lòng chẳng đặng thông, liền cố gắng nói:
- Thiếp xem phim tập mỗi ngày, nhưng chưa hề gặp chuyện… vì một con cá mà mất việc quan. Hà cớ chi chàng lại khó với mình như thế"
Nghi Hưu trầm ngâm đáp:
- Cá, dù là nhỏ, nhưng một khi mình ngửa tay ra mà nhận, tức thời đã mang nợ của người ta. Cá, chỉ là miếng ăn, trôi qua cổ là mất biệt, trong khi cái nợ cứ đuổi theo bao ngày bao tháng. Nếu cái gì ta cũng nhận, thời sẽ đến một ngày, ta sẽ không còn là chính ta nữa. Chừng ấy, chẳng những không có cá cầm ăn, mà cái phẩm giá làm người của ta lại bị mòn ra thêm nữa…
Trần thị lặng người đi một chút, rồi nhỏ nhẹ hỏi:
- Tiếng lành đồn xa mà tiếng dữ cũng đồn xa. Nay chàng không nhận, rồi lỡ thiên hạ nghe quen, thời muốn sửa thì làm sao vớt dính"
Hưu nhìn vợ, rồi ngửa mặt nhìn trời. Sảng khoái đáp:
- Ta từ chối ai cũng thấy, nhưng khi tay chân của ta thò tay nhận lại, thời mất được hay sao"
Trần thị! Phải nói là từ ngày lấy chồng tới giờ, mới chứng kiến được sự thông tuệ của chồng đến hôm nay là lần thứ nhất, khiến lòng nhộn nhịp mừng vui, liền thì thào bảo dạ: “Có công mài sắt có ngày nên kim. Chồng ta cái gì cũng sợ, thậm chí bị người ta giựt hụi cũng chỉ biết trơ mắt ra mà ngó. Nếu ta không đắn đo suy nghĩ, hấp tấp chê bai, thời sẽ đẩy chồng ta vào ngỏ cụt. Chừng lúc ấy, chẳng những chồng ta bị mặc cảm, mà ngay cả thân ta cũng thua thiệt đủ điều. Thời may ta đã chuyển nghịch duyên thành thuận, đổi họa thành may, nên chồng ta mới biết mở trước chận sau để thành người quân tử.”. Đoạn, phớn phở mà nói rằng:
- Cái rủi không báo tin, chàng cũng tránh được. Điều may không gởi dấu, chàng cũng biết ngỏ mà lần, thì trước là đáng mặt chồng em. Sau muốn hỏi: Do đâu mà chàng lại am tường ra như thế"
Hưu. Thích nhất là được vua khen, nhì là vợ. Nay chỉ vì con cá mà được vợ khen, bèn sung sướng cả người. Cao hứng nói:
- Trước khi lấy vợ, ta không được như thế này. Có phải vậy chăng"
Trần thị híp mắt đáp:
- Phải! Phải!
Hưu lại nói:
- Giống như từ mà nhận. Trông như lắc mà trong bụng khoái đến mười mươi. Ta chỉ sở hữu đức độ trên từ khi gặp được nàng. Có phải vậy chăng"
Trần thị khua tay đáp:
- Phải! Phải!
Lúc ấy, Hưu mới trịnh trọng nói rằng:
- Những ngày tháng ở với nàng, đã làm ta khôn lớn. Như con chồn, con cáo đánh hơi thấy mồi, ta cũng nhận biết được ai là người có tiền, ai là kẻ bất lương. Ai bạn, ai thù. Nhưng tất cả điều đó không quan trọng, mà quan trọng ở chỗ đôi mắt của nàng. Nó ví như một cây cổ thụ vững vàng trong giông tố mà ta có thể dựa vào đó để chống chọi với đời. Nàng hỏi ta: Do đâu mà ta biết đặng điều hơn lẽ thiệt" Ta hạnh phúc thưa rằng: Tất cả đều từ nàng mà ra cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.