Hôm nay,  

Việt Nam: Báo Chí Cách Mạng Miệng

19/06/200900:00:00(Xem: 4454)

VIỆT NAM: BÁO CHÍ CÁCH MẠNG MIỆNG
Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn - Đảng Cộng sản Việt Nam đang tưng bừng kỷ niệm 84 năm được gọi là Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), nhưng người làm  báo sống trong chế độ độc tôn của đảng CSVN từ năm 1930 đến bây giờ (2009) có được quyền tự do viết những điều mình nghe và mắt mình thấy hay phải làm theo ý muốn và lệnh của người cầm quyền để sống với miếng cơm, manh áo "
Có lẽ không cần phải thảo luận nhiều, hay  phải trưng dẫn tài liệu để  thấy  đã có những người làm báo biết  họ phải hòan thành nhiệm vụ chỉ vì  họ cần có việc làm để  sống và nuôi gia đình. Họ cũng biết không thể làm khác hơn vì Luật Báo chí đã bắt người làm báo ở Việt Nam  phải phục vụ và tuyên truyền cho chính sách, chủ trương của đảng và nhà nước.
Bằng chứng như Dự Luật Báo chí  sửa đổi  dự trù  được đem ra thảo luận tại Quốc hội trong năm 2009, nhưng đã hõan lại để bổ túc thêm,  viết rằng: “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân.” (Điều 3).
Nhưng điều được gọi là “thông tin đại chúng” và “diễn đàn của nhân dân” chẳng qua cũng  chỉ để phục vụ quyền lợi của đảng và nhà nước, vì trên mặt báo, không ai có thể tìm thấy những bài viết đối lập với đảng được phép cho  đăng báo.  Người làm báo và người đọc  chỉ được phép “kiến nghị”, không ai có quyền được “yêu cầu” hay “đòi hỏi” quyền lợi của mình phải được bảo vệ để không cho  bất cứ ai, kể cả nhà nước, xâm phạm hay cướp đi.
Bằng chứng  các cuộc biểu tình đông người hay các vụ khiếu kiện  kéo dài ngày một nhiều của người dân đòi công bằng, đòi nhà nước trừng phạt cán bộ, đảng viên hà hiếp, ăn chận, tham nhũng, hay cướp  đất của dân khắp miền đất nước còn sờ sờ ra đấy.
Đôi khi cũng có những nhà báo can đảm muốn nói lên sự thật nên đã không ngại xông pha vào các “chốn thâm cung, bí sử” của đảng và nhà nước để tìm tòi những tin hữu ích cho xã hội và bạn đọc, hay vạch mặt chỉ tên những kẻ có chức, có quyền xâm phạm tài sản, tính mạng và quyền lợi của người dân. Tiêu biểu  trong số hiếm hoi này như một số ít Nhà báo của 2 tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã mất việc hay bị kỷ luật  trong năm 2008 chỉ vì yêu nghề mà qúa tay chạm đến những kẻ tham nhũng và có quyền trong vụ tham nhũng ở Bộ Giáo thông-Vận tải, tên quen thuộc là vụ PMU 18.
Trong Dự luật Báo chí sửa đổi của Bộ Thông tin và Truyền Thông còn nằm tại Quốc hội, Nhà nước  đã tự nói dối mà không biết ngượng cam kết rằng mọi người dân Việt Nam có  “quyền tự do báo chí”, trong khi thực tế, đảng CSVN  đã cấm không cho phép tư nhân  ra báo.
Sự dối trá này được phơi bầy trong Điều 4 của Dự luật: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí.
 Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ.
Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động đúng pháp luật.
Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.”
Câu sau cùng được trích dẫn trong Điều 4 này đã có trong Luật Báo chí đang thi hành ở Việt Nam  được đảng và nhà nước CSVN sử dụng như một vũ khí sắc bén nhất để bắt giữ những ai lên tiếng hay viết ra những điều không  được lòng cấp lãnh đạo .
Những người như Nhà báo Nguyễn Khắc Tòan, Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, Linh mục Nguyễn Văn Lý và gần nhất là Luật sư Lê Công Định bị bắt ngày 13/6 (2009) v.v... là  những nạn nhân  thuộc về   mặt trái của Luật Báo chí đang được thi hành ở Việt nam.
Những người muốn thực  hiện quyền tự do tư tưởng, đấu tranh bất bạo động  ở Việt Nam  thường bị đảng  CSVN lên án  và vu khống đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để hành động chống lại nhà nước.
TÔ HUY RỨA-NGUYỄN TẤN DŨNG
Vậy mà vào ngày 16-6-2009, tại buổi gặp gỡ báo chí nhân kỷ niệm 84 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam,  Tô Huy Rứa- Uỷ viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên gíáo T.W vẫn có thể huyênh hoang nói với Báo chí : “ Nhiệm vụ của báo chí cách mạng: đi tiên phong trong tuyên truyền đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội; đấu tranh chống các thế lực thù địch trong và ngoài nước xuyên tạc thực tế tình hình dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn luận ở nước ta; khẳng định một cách thuyết phục chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam đối với những vấn đề trên.”
Thật ra điều gọi là báo chí đã tích cực “đấu tranh chống các thế lực thù địch trong và ngoài nước xuyên tạc thực tế tình hình dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn luận ở nước ta” cũng chẳng có là bao, ngoại trừ những báo thuộc “luống chính thống” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng, Tạp chí Cộng sản và Báo Điện tử đảng CSVN.
Các  báo khác, nếu có đăng, cũng chỉ lấy lại các bài  từ  các báo “luồng chính”, khi có lệnh  phải làm như vậy.  Ai theo dõi sinh hoạt của làng báo trong nước cũng đều nhận ra điều này.


Bắng chứng gần nhất  là khi Bộ Công an đưa  ra tin bắt giữ Luật sư Lê Công Định ngày 13-6-2009 thì tất cả các báo đều phải đăng lại nguyên văn và không được bàn luận hay tự ý đi điều tra xem thật hư ra sao.
Tuy nhiên, trong sinh hoạt báo chí ở Việt Nam cũng vẫn có những người làm báo muốn “lách”  vòng cương tỏa để  nói lên sự thật không thể chối cãi được.
Vì vậy mà mọi người không ngạc nhiên khi thấy Tô Huy Rứa phê bình làng báo trong nước trong Bài nói chuyện hôm 16-6-2009: “ Bên cạnh những ưu điểm, thành tích cơ bản trên, thời gian qua, công tác tuyên truyền trên báo chí cũng còn một số hạn chế, thiếu sót: một số cơ quan báo không chấp hành nghiêm túc chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm; thông tin thiếu toàn diện dẫn đến phản ánh không trung thực ý kiến của các đại biểu trong một số hội nghị, kỳ họp Quốc hội ; một số cơ quan báo chí, do không nắm vững quan điểm chỉ đạo và đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, đã đưa một số bài viết không có lợi cho quan hệ đối ngoai.”
Hứa là người có trách nhiệm điều hành bộ máy tuyên truyền của đảng, nhưng cũng là người chịu trách nhiệm tòan bộ ngành xuất bản và báo chí trong nước để nắm vững chỉ tiêu báo chí và sách báo in ra phải đi đúng đường lối của đảng và phải bảo vệ quyền lợi của nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.
 Vì vậy, Rứa đã lên tiếng phê bình: “Khuynh hướng “thương mại hoá” vẫn chưa được khắc phục rõ nét; còn nhiều tin, bài thông tin thiếu chuẩn xác; một số trường hợp đấu tranh chống tiêu cực chưa đạt hiệu quả do thông tin không chuẩn xác, động cơ không trong sáng, thái độ thiếu tinh thần xây dựng, ngôn từ không đảm bảo tính văn hoá; số cơ quan báo chí, nhà báo vi phạm kỷ luật, sai sót trong tác nghiệp còn nhiều; chưa quan tâm đúng mức đến cơ cấu nội dung, đưa quá liều lượng các thông tin liên quan mặt trái khiến các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo chế độ ta.”
Cũng chính vì sợ bị người khác thấy cái xấu và chứng tật của mình nên năm 2008 Nhà nước đã chỉ thị  buộc  người làm báo có bổn phận phải cho cơ quan điều tra biết về xuất xứ nguồn tin của mình, một việc đi ngược lại quyền được giữ kín  nguồn tin  của người làm báo.
Lệnh này cũng cấm  báo chí  đưa tin, đặc biệt về các vụ Tham Nhũng, nếu chưa được phép hay chưa có công bố  của cơ quan điều tra.
Cũng lên tiếng trong dịp kỷ niệm này, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đã tái xác nhận vai trò “phải tuân theo lệnh đảng” của báo chí khi yêu cầu Báo chí phải : “ Ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém của mình, phấn đấu để báo chí thực sự trở thành lực lượng xung kích tin cậy trên mặt trận chính trị - tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.”
Dũng nói: “Mọi thông tin trên báo chí phải xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo Việt Nam vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân và phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và bảo vệ vững chắc thành tựu cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.”
Trong khi đó, theo Trúc Thanh, một trong những cán bộ  viết  trụ cột của Báo Điện tử Trung ương đảng thì ở Việt Nam  cho đếng tháng 6/2009 “có 15.000 người làm báo (được cấp thẻ nhà báo) và hơn 1000 người làm báo chưa được cấp thẻ đang làm việc tại 700 cơ quan báo chí với gần 850 ấn phẩm, 68 Đài Phát Thanh – Truyền Hình  địa phương và khu vực và hàng chục báo điện tử. Hàng ngày báo chí mang đến cho nhân dân một lượng thông tin khổng lồ….”
Thanh lý giải  về trách nhiệm của người làm báo trong nước : “ Trách nhiệm xã hội trước hết là phát hiện, thu thập, xử lý và đưa thông tin ra xã hội phải đảm bảo tính khách quan, chân thật, tính tư tưởng, tính nhân dân của báo chí vô sản.
Muốn có được những thông tin đa dạng, phong phú, đúng định hướng người làm báo phải biết phát hiện ra những vấn đề mới nảy sinh hoặc những vấn đề mang tính thời sự nóng hổi trong đời sống xã hội. Muốn phát hiện ra những vấn đề mới, người làm báo nhất thiết phải có những yếu tố cơ bản của nghề nghiệp. Trước hết là nhận thức sâu sắc những quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước - nhận thức chung về đường lối chính sách, nhận thức sâu về lĩnh vực mà người làm báo theo dõi. Không nắm được hoặc nắm không sâu, không chắc chủ trương, nghị quyết, chính sách thì khó có thể phát hiện được những vấn đề mới trong đời sống xã hội.” (Trích Báo Điện tử CSVN, 15-6-2009)
Xem như thế thì rõ ràng người làm báo trong chế độ CSVN chỉ còn là những cán bộ thợ viết do đảng đào tạo để viết những điều đảng cần và đảng muốn. Quyền được thông tin trung thực và đầy đủ của người dân ghi trong Hiến pháp và Luật Báo chí đã không được nhà nước tuân theo.
Như vậy thì dù có kỷ niệm bao nhiêu lần nữa, ngày được gọi là “Báo chí Cách Mạng Việt Nam” cũng không có gía trị gì trong thực tế, lại càng không nên được ghi vào kho tàng qúy báu của Lịch sử Báo chí Việt Nam.
Vết nhơ của Báo chí trong chế độ Cộng sản ở Việt Nam không nên được nhắc tới vì mỗi lần nhắc lại là thêm một lần xúc phạm đến vong linh những người Việt Nam đã chết  chỉ vì đã dại dột nghe theo những bài viết  và tuyên truyền phỉnh gạt của đảng CSVN  trong suốt 84 năm qua. -/-
Phạm Trần
(06/09)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.