Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

26/04/200900:00:00(Xem: 2214)

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu chi tiết về môn “Đấu Vật Tổng Hợp”, tức “Mixed Martial Arts”.
“Đấu Vật Tổng Hợp” là một môn thể thao tranh tài giữa hai võ sĩ trên võ đài, cho phép sử dụng tất cả những hình thức tấn công của môn Quyền Anh, Kickboxing, Không Thủ Đạo, Nhu Đạo, Đô Vật như đấm, đá, bẻ khớp xương, khóa chân tay, vật ngã hoặc đè lên người phương v.v…Ngoài danh xưng thông dụng bằng Anh ngữ là “Mixed Martial Arts” (MMA: hỗn hợp các hình thức thi đấu) môn “Đô Vật Tổng Hợp” còn được gọi bằng danh từ “No Holds Barred” (NHB: không cấm các hình thức thi đấu) hoặc cách gọi phổ biến tại Châu Âu bằng tiếng Bồ Đào Nha là “Vale Tudo” (tất cả đều hữu hiệu).
Đúng như tên gọi, “Đô Vật Tổng Hợp” nhìn nhận hầu hết những hình thức tấn công đối phương khi so tài qua sự “phế bỏ tổng hợp” các luật lệ giới hạn đòn tấn công của những môn thi đấu trên võ đài chủ yếu như Quyền Anh, Kickboxing và Đô Vật. Do đó, môn “Đấu Vật Tổng Hợp” cũng được giới ái mộ gọi vắn tắt là “môn đấu võ sử dụng toàn bộ tuyệt kỹ cá nhân”. Trên thực tế, trong những trận đấu của môn “Đô Vật Tổng Hợp” ngoài hình thức tấn công ở tư thế đứng của môn Quyền Anh hoặc Không Thủ Đạo như đấm, đá v.v…các tuyển thủ còn thường sử dụng các ngón đòn bẻ khớp, khóa chân tay ở tư thế nằm sau khi vật ngã đối phương bằng những thế võ của môn Đô Vật, Nhu Đạo hoặc Nhu Thuật Ba Tây v.v…rất đa dạng và ngoạn mục. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của môn “Đấu Vật Tổng Hợp” hấp dẫn khán giả say mê theo dõi
Hiện nay, giữa các tổ chức vận hành môn “Đấu Vật Tổng Hợp” trên thế giới vẫn chưa đi đến sự thống nhất về luật lệ quy định nên qua các giải đấu quốc tế chỉ áp dụng một số quy ước căn bản chung và có rất nhiều khác biệt tùy theo từng khu vực châu lục. Điển hình, tại vùng Bắc Mỹ đa số các tổ chức đều áp dụng luật lệ quy định của “Nevada State Athletic Commission” (NSAC), một tổ chức được sáng lập từ năm 1941 chuyên vận hành các bộ môn Quyền Anh, Kickboxing, Đấu Vật Tổng Hợp và Đô Vật.
Theo luật quy định của NSAC, các tuyển thủ “Đấu Vật Tổng Hợp” phải so tài trên võ đài hình ngũ giác hoặc bát giác v.v…có dây sắt (Cage) bao bọc, với một trận đấu gồm 3 hiệp mỗi hiệp 5 phút. Trong khi đó, các tổ chức “Đấu Vật Tổng Hợp” của Nhật Bản và đa số những khu vực khác trên thế giới vẫn áp dụng hình thức thi đấu trên các võ đài bình thường như môn Quyền Anh hay Đô Vật. Riêng giải đấu “PRIDE” lừng danh thế giới của Nhật Bản thì có sự khác biệt về thời gian của 3 hiệp đấu với hiệp 1 kéo dài 10 phút, hiệp 2 và hiệp 3 mỗi hiệp 5 phút. Mặc khác, một giải đấu nổi tiếng khác cũng của Nhật Bản là “DREAM” chỉ quy định 2 hiệp đấu với hiệp 1 kéo dài 10 phút và hiệp 2 có 5 phút.
Khi thượng đài, các võ sĩ “Đấu Vật Tổng Hợp” để mình trần, chân trần, mặc quần đùi và phải đeo loại găng tay hở trống lòng bàn tay và các ngón tay gọi là “Open-fingered Gloves” để dễ dàng nắm lại thành hình quả đấm nhằm ứng chiến trong các đòn tấn công bằng “song quyền”. Ngoài ra, tùy theo các giải đấu của từng quốc gia hoặc khu vực cũng có nhiều trường hợp cho phép các tuyển thủ mang giày.
Trên nguyên tắc cơ bản của quy ước chung, môn “Đấu Vật Tổng Hợp” cũng bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho tuyển thủ qua luật lệ quy định những hành vi phạm lỗi và nghiêm cấm các đòn tấn công vào chỗ hiểm yếu trên người đối phương như đánh vào mắt, vào đầu hoặc dùng vũ khí v.v…Tuy nhiên, tùy theo luật quy định của các tổ chức vận hành, những hành vi phạm lỗi của môn “Đấu Vật Tổng Hợp” cũng có nhiều sự khác biệt to lớn. Chẳng hạn như theo luật của NASC thì cho phép sử dụng cùi chỏ khi ra đòn tấn công (ngoại trừ hình thức dùng thế giật cùi chỏ từ trên đưa xuống) nhưng lại cấm dùng chân đá vào mặt hay vào đầu khi đối phương bị té ngã trên sàn. Ngược lại, tại Nhật Bản và một số khu vực khác lại chấp nhận hình thức dùng ngọn cước nhưng cấm sử dụng cùi chỏ trong trường hợp đối phương nằm trên sàn v.v…
Tương tự như các môn thi đấu khác trên võ đài như Quyền Anh, Kickboxing, Đô Vật, kết quả thắng bại của một trận so tài trong môn “Đấu Vật Tổng Hợp” được trọng tài nhận định qua hình thức đo ván (knockout), đo ván kỹ thuật TKO (Technical Knockout) hay hình thức các đòn đè người, khóa tay chân gọi là “tapped out” hoặc khi có một bên chấp nhận đầu hàng vô điều kiện (give up). Trường hợp các y sĩ hoặc huấn luyện viên của một bên nhận thấy tuyển thủ không thể tiếp tục thi đấu thì phải ra dấu chịu thua bằng cách ném khăn lau mặt lên sàn đấu và lúc đó trọng tài quyết định phần thắng cho tuyển thủ chiếm ưu thế qua hình thức TKO. Nếu trải qua thời gian quy định mà vẫn không có kết quả thắng bại thì ban trọng tài 3 người sẽ dùng phương thức chấm điểm và tuyển thủ nào được 2 trọng tài quyết định số điểm cao hơn sẽ là người thắng trận.


Các giải đấu môn “Đấu Vật Tổng hợp” thường được tổ chức dưới sự tài trợ của giới báo chí và các đại xí nghiệp nên có nguồn kinh phí khổng lồ kèm theo những lợi tức to lớn thu được từ lượng vé bán cho khán giả hoặc bản quyền truyền thanh truyền hình. Hiện nay, hai quốc gia có nhiều giải đấu quốc tế và quy tụ hầu hết các tuyển thủ mang đẳng cấp cao trên thế giới chính là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ngoài ra, một số quốc gia khác như Ba Tây, Hòa Lan, Canada, Cộng Hòa Nga, Lithuania v.v… cũng là những nơi thường xuyên tổ chức những giải đấu dành cho các võ sĩ chuyên nghiệp. Hơn nữa, trong những năm gần đây các giải đấu môn “Đấu Vật Tổng Hợp” đã bắt đầu lan rộng tại khu vực Châu Á và thu hút nhiều khán giả hâm mộ ở Đại Hàn, Mông Cổ, Nam Dương v.v…
Do không có những cơ chế vận hành mang tầm cỡ quy mô thế giới như WBA (World Boxing Association: Hiệp Hội Quyền Anh Thế Giới) hay WBC (World Boxing Council: Hội Đồng Quyền Anh Thế Giới), nên các giải đấu của môn “Đấu Vật Tổng Hợp” được tổ chức theo khuynh hướng độc lập bao gồm cả giới chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp với những quy định về đẳng cấp, thứ hạng khác nhau tùy thuộc vào cách nhìn của từng khu vực, từng quốc gia. Qua đặc tính này, môn “Đấu Vật Tổng Hợp” được phát triển tại một số quốc gia, được tóm tắt như sau:
Hoa Kỳ: Hoa Kỳ được xem là “trung tâm thế giới” của môn “Đấu Vật Tổng Hợp” kể từ khi giải đấu mang tính cách quốc tế nổi tiếng nhất là “Ultimate Fighting Championships” (UFC) được thành lập từ năm 1993. Tuy nhiên, đến khoảng cuối thập niên 1990, có nhiều trận đấu đưa đến tình trạng bạo động do sự phấn kích quá độ của các võ sĩ nên môn “Đấu Vật Tổng Hợp” bị ngăn cấm không nhận được nguồn tài trợ để tổ chức các giải đấu và tạm thời phải nhượng lại quyền vận hành cho các xí nghiệp Nhật Bản. Thế nhưng, đến năm 2001, công ty tài trợ chính cho giải UFC là Zuffa LLC đã vận động được chính quyền liên bang hợp pháp hóa việc tái tổ chức UFC nên từ đó “Đấu Vật Tổng Hợp” đã trở thành môn thể thao được ưa chuộng trên toàn cõi Hiệp Chủng Quốc. Đặc biệt hơn, từ năm 2006 đến nay giải đấu UFC đã chiếm số lượng khán giả ái mộ ngày càng đông đảo không kém gì môn Đô Vật hoặc Quyền Anh vốn có lịch sử hình thành lâu đời hơn.
Ngoài UFC, tại Hoa Kỳ còn có rất nhiều giải “Đấu Vật Tổng Hợp” khác như: “Strikeforce” (SFC), “World Extreme Cagefighting” (WEC), “King Of The Cage” (KOTC), “Rumble On The Rock” (ROTR) v.v…
Nhật Bản: Sau Hoa Kỳ, Nhật Bản là quốc gia được nhìn nhận là vùng đất phát triển môn “Đấu Vật Tổng Hợp” rất mạnh mẽ qua giải đấu “PRIDE” từng là một vũ đài thuộc đẳng cấp đỉnh cao thế giới, sánh ngang hàng với giải UFC, đồng thời cũng là niềm tự hào của giới hâm mộ võ thuật xứ Phú Tang trong suốt 10 năm kể từ được thành lập từ năm 1997. Do đó, sau khi giải đấu “PRIDE” chính thức ngưng hoạt động vào thời điểm cuối năm 2007, phong trào ái mộ “Đấu Vật Tổng Hợp” tại Nhật Bản đã bắt đầu có chiều hướng giảm dần.
Ba Tây: Cường quốc túc cầu vùng Nam Mỹ là Ba Tây cũng là nơi rất phổ biến môn “Vale Tudo” với các giải đấu quốc tế luôn được trực tiếp truyền thanh và truyền hình từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 và có nhiều tuyển thủ thuộc môn “Nhu Thuật Ba Tây” đã chuyển sang môn “Đấu Vật Tổng Hợp”. Tuy nhiên, do tình trạng kinh tế kém phát triển nên tại Ba Tây không có nhiều nguồn tài trợ để tổ chức các giải đấu hoặc trả lương cho các tuyển thủ chuyên nghiệp và cũng chính vì vậy có rất nhiều tuyển thủ xuất sắc của Ba Tây đã di cư sang Hoa Kỳ.
Cộng Hòa Nga: Từ thời Liên Bang Xô Viết, tuy môn đô vật truyền thống của dân tộc Nga là “Sambo” được phổ biến rộng rãi nhưng các môn võ thuật khác như Không Thủ Đạo (Karatedo), Đài Quyền Đạo (Taekwondo), Nhu Đạo (Judo) đều bị ngăn cấm cho đến năm 1989. Sau đó, từ năm 1994 do ảnh hưởng của UFC, các giải “Đấu Vật Tổng Hợp” được tổ chức và bắt đầu thu hút sự chú ý của khán giả.
Hòa Lan: Hoà Lan là nơi rất ái mộ các môn Quyền Anh, Kickboxing, Karate, Judo nên cũng nhanh chóng hấp thụ những đợt sóng lan tràn của môn “Đấu Vật Tổng Hợp” được truyền sang khu vực Châu Âu từ đầu thập niên 1990. Năm 1995, Hòa Lan tổ chức giải “Đấu Vật Tổng Hợp” lần đầu tiên với sự tham gia của đa số tuyển thủ xuất thân từ môn Kickboxing nên kỹ thuật sử dụng các thế đòn bẻ khóa, đòn vật và đòn đè người còn bị hạn chế rất nhiều. Nhưng 5 năm sau, tức từ năm 2000 đến nay, giải đấu “2 Hot 2 Handle” tại Hòa Lan đã trở thành giải “Đấu Vật Tổng Hợp” đúng nghĩa.
Anh Quốc: Từ năm 2002 đến nay, giải đấu “Cage Rage Championships” (CRG) được tổ chức với tính cách định kỳ đã mở ra thời kỳ phát triển môn “Đấu Vật Tổng Hợp” tại xứ sở sương mù.
Pháp Quốc và Thụy Điển: Là hai quốc gia vừa hợp pháp hóa môn “Đấu Vật Tổng Hợp” vào năm 2008 nên hiện nay có rất ít tuyển thủ chuyên nghiệp.
Na Uy: Mặc dù được xem là vùng đất không ưa chuộng môn “Đấu Vật Tổng Hợp” nhưng Na Uy lại sản sinh nhiều tuyển thủ xuất sắc như Joachim Hansen, Jon Olav Einemo v.v…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.