Hôm nay,  

Thất Nghiệp Kinh Hoàng

31/03/200900:00:00(Xem: 8314)

Thất Nghiệp Kinh Hoàng


Trần Khải
Mọi chuyện diễn biến ở Hoa Kỳ chưa thấy êm đẹp bao nhiêu. Thất nghiệp nhiều, tất nhiên là thêm nhiều bực dọc, và đủ thứ chuyện đổ dồn tới.
Thậm chí, tới ngay như chính phủ Obama cũng sẽ trở thành mục tiêu chỉ trích, khi ông từ chối cứu nguy kỹ nghệ xe hơi hôm Thuư Hai, và đã nêu ra một tối hậu thư để đoì kỹ nghệ xe phải cải tổ gay gắt hơn, và cả nêu viễn ảnh hãng xe hơi cần phá sản để tái cấu trúc theo Chương 11.
Tất nhiên là hàng trăm ngàn người liên hệ tới kỹ nghệ xe đều kinh hoàng. Nhiều công nhân ngành xe hơi từ Detroit nói với thông tấn AP rằng khi Obama bơm tiền để cứu hãng bảo hiểm AIG và các  ngân hàng, thì không ra các điều kiện gay gắt như với làng xe hơi.
Làm sao bây giờ được. Tới ngay như chính phủ Obama bây giờ cũng phaỉ nghĩ tới chiến tranh tâm lý, nghĩa là xoa dịu lòng dân, bởi vì các cảm xúc gay gắt vì thất nghiệp đang đe dọa đủ thứ trong xã hội Hoa Kỳ hiện nay.
Theo dự kiến, các trang web của chính phủ Obama sẽ có một mục, dự kiến phóng lên mạng Internet kể từ Thứ Ba 31-3-2009, lấy nhan đề là "Getting Through Tough Economic Times" (Để Vượt Qua Thời Kinh Tế Khó Khăn).
Trang web chính sẽ phóng từ nửa đêm Thứ Hai, rạng sáng Thứ Ba, nơi điạ chỉ: http://www.samhsa.gov/economy.
Trang này sẽ giúp dân chúng Mỹ nhân diện ra các quan ngaị về sức khỏe có liên hệ tới các nỗi lo tài chánh. Chính phủ nơi đây sẽ nói về chứng trầm cảm, về cảnh báo đối với kiểu suy nghĩ về tự tử, và các chứng khủng hoảng thần kinh đáng ngại khác, về nỗi lo quá độ, về chứng mất ngủ và mệt thường xuyên, về giận dữ bất thường vô lý... Nếu bạn đọc có các nỗi lo về tài chánh tới mất ăn mất ngủ, hãy vào xem trang này.
Thật là một thời của kinh hoàng. Đặc biệt, đối với thành phố Mendota, thuộc tiểu bang California: thành phố Mendota là nơi tỉ lệ  thất nghiệp đã tới 41%. Thật đúng như thế, không phaỉ đánh máy nhầm: tới 41% cư dân Mendota đang thất nghiệp.
Bạn có thể chưa nghe tới thành phố này, hoặc là rất ít nghe tới. Nhưng nếu bạn lái xe từ San Jose về Quận Cam, thì nơi naỳ nằm gần San Jose hơn, chưa tới nưả đường, khi qua thành phố Gilroy (thủ đô của tỏi) và tiếp tục ra xa lộ số 5, sẽ có một lúc bạn thấy một bảng đường ghi tên Mendota, quận Fresno. Thành phố rất ít quen tên với dân Mỹ gốc Việt, vì Mendota là nơi đa số sống bằng nghề nông, hay liên hệ tới nghề nông.


Nhật báo Fresno Bee hôm Thứ Hai 30-3-2009 đã kể về thị trấn buồn này, trong thời mà bứớc ra phố thấy người nhàn rỗi quá nhiều. Báo này gọi Mendota là “thủ đô thất nghiệp của California.” Thật thế, với tỉ lệ thất nghiệp 41%, thị trấn như mảnh vải bị xé te tua. Tội phạm và nhậu nhẹt tăng vọt. Phóng viên Chris Collins kể rằng, để tiết kiệm tiền, một số bà mẹ phải giặt và dùng tại cac1 loại tả trẻ em, mà lẽ thường thì tả này phải quăng bỏ ngay sau một lần sử dụng. Còn đàn ông thất nghiệp thì cứ lang thang ngoaì phố và ngồi ở các ghế đá ven đường.
Điều bi hài là, nơi naỳ từng là kho nông sản trù phú nhất của Hoa Kỳ, vậy mà bây giờ kiếm đủ ăn là cả vấn đề.
Năm nay là năm thứ ba hạn hán liên tục, nơi dân ở phía Tây Hoa Kỳ đang bỏ trống hàng trăm ngàn mẫu đất, và thuê nhân công ít hơn là 2 năm trứơc.
Julie Hornback, giám đốc Ty Nhân Dụng và Trợ Cấp Tạm Thời của quận (ETAD), nói rằng từ nhiều tháng nay đã nghe tin về nhiều gia đình rời bỏ các thị trấn phía tây để đi nơi khác tìm việc làm.
Robert Silva, Thị Trưởng của Mendota, nói rằng nhiều công nhân đã về lại quê nhà của họ ở Mexico hay Trung Mỹ rồi. Năm nay, ông nói, nhiều người không bận tâm tới chuyện trở lại đây nữa.
Báo Sac Bee kể về anh Saul Rodriguez, khi cùng vợ là cô Tiffany, cả hai đều mới 20 tuổi, ăm đứa con 1 tuổi ra xếp hàng ở Raisin City để nhận lãnh thực phẩm và tả từ thiện. Anh Saul nói là anh quyết định đăng lính vào Không Quân, bởi vì vùng này không còn viêc làm nào nữa cả.
Nghị viên Joseph Amador, hiện làm chủ một lữ quán nhỏ bên đường, bình thường vaò mùa gặt hái thì đông lắm, nhưng bây giờ tin là năm nay sẽ vắng hoe thôi.
Jesus Rivas-Torres, 43 tuổi, nói rằng 7 đứa con của ông ở quê nhà El Salvador đang vất vả mưu sinh bởi vì ông không có tiền gửi về quê nữa. Ông đã tới 4 công ty gần đây, nhưng đều bị từ chối. Việc làm biến đi như là làn khói bốc hơi.
Kendra Rogers, phó giám đốc của First 5 Commission, kể về hình ảnh bà không quên được, khi thấy 300 người, hầu hết là các bà mẹ, đứng xếp hàng ở trường tiểu học Raisin City Elementary School để ghi tên xin trợ giúp miễn phí thực phẩm và tả. Bà kể, “Họ chưa bao giờ thất nghiệp như thế. Họ chưa bao giờ thiếu thực phẩm như thế.”
Và bây giờ thì các cơ quan trợ cấp của chính phủ và các hôị bất vụ lợi bận rộn liên tục để giúp cư dân thành phố này.
Nơi đó, một thời chưa bao giờ thiếu việc và thiếu ăn. Và bây giờ là thủ đô thất nghiệp của California.
Và bây giờ là nỗi lo cho Detroit, nơi trước giờ vẫn là thủ đô của kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.