Hôm nay,  

Những Con Quỉ Đáng Sợ Của Dostoevsky

07/04/200800:00:00(Xem: 18449)

(Nguyên tác: Pamuk [Nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, Nobel văn chương 2006]; Nguyễn Quốc Trụ dịch từ bản tiếng Anh, trong Những mầu sắc khác, Other Colors.)

Những con quỉ, theo cách nhìn của tôi, là tác phẩm chính trị lớn lao, vĩ đại nhất của mọi thời. Tôi đọc nó lần đầu khi tôi 20 tuổi, và nó phạng tôi một cú ngỡ ngàng, khiếp sợ, kinh khủng, và bị thuyết phục đến cùng cực. Chưa có một cuốn tiểu thuyết nào ảnh hưởng sâu đậm như thế đối với tôi, chưa có câu chuyện nào cho tôi một thứ hiểu biết chán chường, thiểu não như thế, về cái gọi là linh hồn của con người. Lòng ham muốn quyền lực của con người, khả năng của nó, về tha thứ, cái sự khôn khéo, lanh lợi của nó trong việc đánh lừa, làm thất vọng chính nó, và những người khác; cái lòng yêu niềm tin, thù niềm tin, và cần đến niềm tin của con người; sự nghiện nghập của con người, cả về điều thánh thiện lẫn phàm tục - điều gây chấn động ở nơi tôi, là, Dostoevsky nhìn thấy tất cả những tính tình đó hiện hữu cùng với nhau, ăn sâu bám rễ ở trong một câu chuyện rối mù, mang tính thông thường, về chính trị, thất vọng, chán chường, và chết chóc. Tôi ngưỡng mộ cuốn tiểu thuyết, ở cái tốc độ, qua đó, nó chuyên chở sự uyên thâm muốn ôm lấy tất cả của nó. Đây có lẽ là đạo hạnh số 1 của văn chương: Những cuốn tiểu thuyết lớn, chúng hớp hồn chúng ta liền lập tức, nhanh như cắt, cũng bằng cái tốc độ khủng khiếp mà những nhân vật ở trong đó lao vào sự dầy đặc của những sự vật. Chúng ta tin tưởng những thế giới của chúng, sâu đậm như chúng ta tin tưởng những nhân vật của chúng. Nồng nhiệt, hăng hái, hăm hở, tôi tin tưởng cái giọng thần bí, thấu thị, tiên tri của Dostoevsky, như tôi tin tưởng những nhân vật của ông, và cái thú nghiền thú tội của họ.

Mệt hơn nữa, là điều, làm thế nào giải thích, tại sao cuốn sách lại phạng ngay tim tôi một cú dễ sợ như thế. Tôi đặc biệt bị chấn động bởi cái xen tự tử đau đớn (ngửi đèn cầy, và cái xen tối thui, quan sát những sự kiện từ phòng kế bên) và bởi sự hung bạo của một cú giết người được toan tính một cách tồi tệ, nẩy sinh từ sự ghê rợn, kinh khiếp. Có lẽ, cuốn sách phạng tôi đến ngất ngư, là do vận tốc, mà với nó, những nhân vật, nhoáng một cái, đang vật lộn với những tư tưởng lớn lao, nhoáng một cái, lại lủi thủi trở về với cuộc sống tỉnh lỵ nhỏ bé của họ, cái sự gan cùng mình này, Dostoevsky nhìn ra, không phải chỉ ở những nhân vật, mà ở chính ông ta. Khi chúng ta đọc cuốn sách, hình như ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc sống bình thường cũng được dính vào với những tư tưởng lớn lao, và bằng cái sự nhìn ra những mối nối như thế đó, khiến chúng ta nhập vào thế giới hoang tưởng, khùng khùng điên điên, trong đó, tất cả những tư tưởng, những ý nghĩ lớn lao được móc cái nọ với cái kia. Và như thế, chính những xã hội kín, những tổ này, nhóm nọ đan chéo nhau, lồng vào với nhau, những tay làm cách mạng, những tên cớm, điểm chỉ, mật thám... tất cả những thứ đó là cư dân của cuốn sách. Cái thế giới dễ sợ, trong đó, mọi người dính dấp với mọi người khác, sử dụng vừa như một mặt nạ, vừa như một dẫn dắt, chỉ cho thấy sự thực lớn lao, the great truth, lẩn khuất phía sau tất cả những tư tưởng, ý nghĩ, bởi vì đằng sau thế giới này, là một thế giới khác, và trong thế giới khác đó, biết đâu, có thể tra vấn về sự tự do của con người và sự hiện hữu của Thượng Đế. Trong Những Con Quỉ, Dostoevsky dâng hiến [offer] cho chúng ta, một nhân vật, nhân vật này tự huỷ mình [commit suicide] để xác nhận [confirm] cả hai ý tưởng lớn lao đó - tự do của con người và sự hiện diện của Thượng Đế - và anh ta làm như vậy, bằng một cách thức mà không có một độc giả nào có thể quên được. Chỉ một dúm nhà văn có thể nhập thân hóa [personify] hay bi kịch hóa [dramatize] những niềm tin, những tư tưởng trừu tượng, và những nghịch lý triết học, 'bảnh' như Dostoevsky. (1)

(1) Sartre mở ra cuốn Chủ nghĩa hiện sinh là gì " bằng câu của Dos: Nếu Thượng Đế không có, thì mọi chuyện đều được phép, và coi đây là khởi điểm của chủ nghĩa hiện sinh. Từ ý này, Sartre phán, thật hách, như... Nghị Hách: Con người bị kết án phải tự do!

Dostoevsky bắt đầu viết Những Con Quỉ năm 1869, khi đó ông 48 tuổi. Ông vừa hoàn tất và cho in Gã Khờ; ông viết xong Người Chồng Muôn Thưở. Ông sống ở Âu châu (Florence và Dresden), từ hai năm trước đó, vừa để trốn chủ nợ, vừa kiếm một chỗ tương đối thanh thản. Ông có trong đầu một cuốn tiểu thuyết về niềm tin và cái sự mất nó, và ông đặt tên là Atheism, the Life of a Great Sinner [Vô thần, cuộc đời một tay tổ sư tội lỗi]. Ông quá tởm đám Hư vô chủ nghĩa, những kẻ mà chúng ta có thể gọi là nửa vô chính phủ, nửa tự do [liberal], và ông đang viết một cuốn tiểu thuyết chính trị chế nhạo bọn này về sự thù hận truyền thống Nga, say mê Tây phương, và không có niềm tin của họ. Sau khi loay hoay với cuốn sách được một dạo, ông mất hứng, và hứng khởi lại bùng lên, (chỉ một tay lưu vong mới có thể có được cái sự thú vị này], khi ông đọc báo chí Nga [chắc giống như bi giờ đọc VN-Express"], và nghe qua một người bạn của bà vợ, về một vụ sát nhân có tính chính trị. Năm đó, một sinh viên đại học tên là Ivanov đã bị bốn ông bạn quí, cũng sinh viên, làm thịt, vì nghi anh ta là ăng ten của cảnh sát. cái tổ cách mạng mà mấy ông bạn quí giết lẫn nhau đó, là nằm trong một màng lưới lớn lao hơn, được cầm đầu bởi Nechayev, thông minh, xảo quyệt, và ma quỉ. Trong Những Con Quỉ, nhân vật Stefanovich Verhovensky đóng vai Nechayev, và, như trong đời thực, anh ta và mấy ông bạn quí (Tolchenko, Virginski, Shigalev, và Lamshin) giết chết ông bạn quí Shatov, vì nghi làm ăng ten, tại một công viên, rồi ném xác xuống một cái hồ.

 Vụ giết người khiến Dostoevsky có dịp nhìn lại những giấc mơ, cách mạng và không tưởng, của đám Hư vô chủ nghĩa Nga, và những kẻ sùng bái Tây phương, và khám phá ra, có một sự ham muốn quyền lực dữ dằn, có một nỗi đam mê được ngự trị ở trên đầu trên cổ, vợ con, bạn bè, những người chung quanh, và rộng ra, cả thế giới của chúng ta. Và chính vì vậy, mà tôi, [Pamuk], khi còn trẻ, một tên tả phái, [as a young leftist], đọc Những Con Quỉ, với tôi, có vẻ, đây là câu chuyện không phải về một nước Nga một trăm năm trước đó, nhưng mà là về Thổ Nhĩ Kỳ, cái xứ sở ngã quỵ, quy hàng trước cái đám chính trị gia mê cải tổ, mê tiến bộ, mê đổi mới, nhưng lại ngập đầu, cắm rễ ở trong bạo lực.

 Ui chao, cứ như thể Dostoevsky thì thầm vào tai tui, dậy cho tui cái ngôn ngữ bí mật của linh hồn, đẩy tôi vào xã hội của đám tiến bộ, tuy, bừng bừng vì những giấc mộng thay đổi thế giới, nhưng bị khoá chặt ở trong những hội kín hội hở, và hơi bị thích thú cái trò khốn nạn, đánh lừa những kẻ khác, nhân danh cách mạng (1), đầy đọa, làm nhục, làm mất nhân phẩm, những người không nói thứ ngôn ngữ cách mạng, không chịu cùng chia sẻ viễn ảnh về một ngày mai ca hát của chúng.

 (1) Đúng là tình cảnh nước Mít, năm 1945, trong có hoàn cảnh một nhạc sĩ, nhà thơ, vì bát cơm của tổ trưởng tổ cách mạng, me-xừ Vũ Quí nào đó, mà phải cầm súng đi làm thịt tay ăng ten cho hiến binh Nhật, Đỗ Đức Phin, và sau này, sám hối, viết Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca.

*

 Tôi nhớ là đã tự hỏi chính mình, vào thời kỳ đó, là, tại sao chẳng có ai nói về những phát giác như thế ở trong cuốn sách. Nó có quá nhiều điều để nói với chúng tôi về chính thời đại của chúng tôi, tuy nhiên, trong những sinh hoạt tả phái, [left circles] điều này [cuốn sách] bị vờ đi, và có thể, vì lý do đó, cho nên, khi tôi đọc, cuốn sách như nói thầm với tôi, một bí mật.

 Còn một lý do có tính cá nhân về những nỗi sợ hãi của tôi. Bởi vì, vào thời gian đó - nói một cách khác, 100 năm sau khi xẩy ra vụ sát nhân Nechayev và sự xuất hiện của Những Con Quỉ - một sự kiện tương tự đã xẩy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, tại trường trung học Robert College. Một tổ cách mạng, trong đó có một vài bạn học cùng lớp với tôi gia nhập, tin tưởng rằng thì là, một trong số những tổ viên, là một tên phản bội. Cái sự tin tưởng này thì lại còn được cổ võ bởi một vị 'anh hùng' khôn như ma [a clever and devilish 'hero']. Vị này [Gấu bỗng liên tưởng đến me-xừ Tường] sau đó biến vào hư vô [vanished into the mist]. Thế là, vào một đêm đẹp trời, họ lấy gậy đập đầu anh ta, rồi lèn, nhét xác chết vô một cái rương - và sau đó, bị tóm khi chở cái rương vượt eo biển Bosphorus trên một cái thuyền [a rowboat: thuyền dùng mái chèo]. Cái ý tưởng đã dẫn dắt, xúi giục họ đến mức muốn tiến xa, tiến tới, mãi mãi, cho đến có được cái hành động dùng gậy đập đầu bạn quí, là, "kẻ thù nguy hiểm nhất, là cái kẻ gần gụi, thân cận nhất, bạn quí mà, và điều này có nghĩa, cái kẻ bỏ đi trước nhất, sớm sủa nhất". Và bởi vì tôi đã đọc Những Con Quỉ, cho nên, tôi như bị thọi một cú ngay đúng tim. Những năm sau đó, tôi hỏi một người bạn đã từng ở trong cái tổ chuồn chuồn đó, rằng, anh ta đã từng đọc Những Con Quỉ, mà cái âm mưu mà mấy bạn quí đó thực hiện, chỉ là bắt chước ở trong đó, một cách không ý thức, nhưng anh ta chẳng hề quan tâm tới tiểu thuyết tiểu thiếc làm gì cho nó mệt.

 Tuy tẩm đậm sợ hãi và bạo lực, Những Con Quỉ của Dostoevsky là một cuốn tiểu thuyết rất ư là vui, nhộn. Dostoevsky là một nhà biếm văn hoàn hảo, đặc biệt là trong những nơi thị tứ, chốn đông người. Trong Anh em nhà Karamazov, Dostoevsky đã tạo nên bức họa nhức nhối, một Turgenev, [a biting caricature of Turgenev], ông này, với Dostoevsky, vừa là bạn quí, vừa là kẻ thù [y chang Gấu với đám bạn quí thời mới tập tành viết!], trong đời thực. Turgenev làm phiền Dostoevsky, vì dưới mắt Dostoevsky, Turgenev là một ông chủ đất giầu có, khoái đám Hư vô chủ nghĩa, mê Tây phương, lại thêm cái nhìn kẻ cả nhìn xuống văn hóa Nga. Những Con Quỉ, ở một mức độ nào đó, là một cuốn tiểu thuyết ông viết, để cà khịa [arguing] với cuốn Cha và Con của Turgenev.

 Nhưng, tuy cáu kỉnh với đám tự do tả phái, và mê Tây phương, Dostoevsky, từ bên trong, vẫn không thể nào không trò chuyện với họ bằng tình cảm yêu thương, thỉnh thoảng, đôi lúc. Ông viết về chung cuộc của nhân vật Stefanovich Verhovensky - và cuộc gặp gỡ của ông, với anh ta, đúng là thứ nông dân Nga mà suốt đời ông mơ tưởng - bằng một giọng văn thơ mộng nhức nhối con tim [with such heartfelt lyricism] đến nỗi độc giả, chẳng còn một cách nào khác, ngoài, ngưỡng mộ anh ta, cho dù nực cười vì những trò tự đắc, hợm hĩnh, kênh kiệu của anh ta suốt cuốn truyện. Theo một nghĩa nào đó, đây có thể là cách mà Dostoevsky giơ tay vẫy chào vĩnh biệt, [bye, bye, never see you again] với cái đám trí thức cách mạng hoặc ăn cứt Tây phương hoặc chẳng ăn gì hết [Dostoevsky's way of saying farewell to the Westernizing all-or-nothing revolutionary intellectuals, nên nhớ Mác Xịt thì cũng là một thứ cứt đám mũi lõ Tây mà thôi], và cũng còn là một cách tặc tặc cái lưỡi, tha thứ, những đam mê, những lầm lẫn và những trò hách xì xằng, của chính ông.

 Tôi luôn luôn coi Những Con Quỉ là một cuốn sách công khai hoá những bí mật nhục nhã mà đám trí thức tiến bộ (những kẻ sống xa trung tâm, ở mép bờ của Âu Châu, hục hặc với những giấc mơ Tây Phương của họ, và bị hành hạ bởi những hồ nghi của họ về Thượng Đế), mong giấu kín, chúng ta.

 *

 Ui chao, bạn đọc những dòng trên, song song với những đoạn trong Bếp Lửa, thí dụ đoạn Tâm và Đại cà khịa với nhau về Dostoevsky, hay Tâm trả lời tay Nhiên, khi qua Bắc Ninh dậy học tại một trường đạo...

 *

 Chúng tôi bước ra sân. Người thanh niên vẫn chăm chú làm việc không để ý đến sự có mặt của tôi. Đại cầm ở tay cuốn Crime et Châtiment. Tôi hỏi:

“Cậu đến trường luôn không"”

“Không.”

“Làm gì ở nhà"”

“Đọc sách và suy nghĩ.”

“Suy nghĩ về phép giết người chăng"” Tôi nói đùa.

Đại không đáp. Chúng tôi đứng nhìn xuống khu xóm lao động phía dưới. Đại bỗng nói:

“Nó đến trường tìm mình dữ lắm.”

“Cậu quyết định thế nào"”

Đại trầm ngâm một phút:

“Chưa.”

Đại là sinh viên khoa học, đã qua được chứng chỉ căn bản. Hắn bị gọi động viên và đang trốn.

“Nghĩ gì về Dostoievski"”

“Bệnh.”

Tôi không ưa lối nói cụt lủn của Đại. Hắn rất say đắm chủ nghĩa cộng sản

*

 “Anh cho là có Thượng Đế hay không"”

Tôi suy nghĩ rồi trả lời:

“Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.”

Tôi không nghĩ đến nó.

Nhiên lại hỏi:

“Anh có nhận rằng ở đời có một cái gọi là Thiện, một cái gọi là Ác, có công bằng, có tự do, bác ái…"

Tôi trông thẳng vào mặt Nhiên đáp:

“Có chứ tại sao không"”

“Vậy mà anh lại không tin Thượng Đế thì lạ thật.”

“Tôi tưởng những ý niệm ấy họp nhau thành một ý niệm hoàn hảo hơn tất cả là Thượng Đế. Thường thường người ta nghĩ một vài ý niệm khó thỏa hiệp vớ nhau như bình đẳng và tự do, nhưng đạt đến sự hòa hiệp chính là tìm về Thượng Đế rồi còn gì.”

Tôi bước vài bước đắn đo:

“Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”

“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài người biết tìm về Người.”

“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì chính ở những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của loài người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”

 TTT: Bếp Lửa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.