Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Kevin Rudd Trước Những Thử Thách – Hoàng Đ.thư

29/01/200800:00:00(Xem: 1536)

Trước sự chao đảo của thị trường chứng khoán khắp nơi trên thế giới trong vài tuần qua từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng được mệnh danh là subprime mortgage crisis ở Hoa Kỳ thì người ta có thể thấy rõ ràng thử thách quan trọng đầu tiên của chính phủ Lao động liên bang hiện nay là việc giữ cho nền kinh tế của Úc không bị khủng hoảng cháy bỏng vì vụ việc này. Khó khăn hơn nữa là vì ông Rudd cùng chính phủ của ông đã phải thừa hưởng từ chính phủ Howard một nền kinh tế đang đứng trước ngưỡng cửa của lạm phát, vốn dĩ tạo áp lực khiến lãi suất phải gia tăng thêm nhiều nữa. Khả năng của ông Rudd trong việc đối phó với những thử thách kinh tế này lại bị giới hạn tột cùng vì ước muốn giữ đúng lời hứa hẹn của ông trong thời gian vận động bầu cử, bao gồm những khoản chi tiêu cho y tế, giáo dục cũng như số tiền hứa hẹn giảm thuế là $31 tỷ. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài nhận định của bỉnh bút Michelle Grattan trên nhật báo The Age ngày 18/1/08 vừa qua, tựa đề “A Testing Few Months For A Government With Much To Prove”.

*

Khi trở thành lãnh tụ đối lập thì Kevin Rudd biết rằng ông không thể nào thắng được chính quyền trừ phi ông có thể thuyết phục cử tri tin rằng đảng Lao Động liên bang là đôi bàn tay vững chãi để lèo lái con thuyền kinh tế Úc. Ông đã thành công trong việc ấy. Bây giờ thì chính phủ của ông phải chứng minh tài năng lãnh đạo kinh tế của mình không phải chỉ là những câu chào hàng khéo léo mà thôi.
Trong những ngày đầu của năm 2008 thì nền kinh tế của Úc quả thật là thử thách lớn nhất của chính phủ liên bang. Trong nước thì lạm phát gia tăng. Ngoài nước thì kinh tế của Hoa Kỳ đang chúi xuống vực thẳm. Vì thế, chính phủ Rudd đang vuốt ve dân chúng để chuẩn bị cho việc cắt bớt chi tiêu trong ngân sách đầu tiên của họ.
Chuyện một tân chính phủ chuẩn bị cắt giảm ngân sách chi tiêu quả thật là một chuyện khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Chúng ta đã từng thấy nhiều tân chính phủ khám phá rằng họ phải cứng rắn hơn, dè xẻn hơn lúc còn ở ghế đối lập bởi vì tình hình kinh tế thực sự tệ hại hơn họ tưởng. Ông Peter Costello từng khám phá được “lỗ hổng đen tối” của chính phủ Lao động tiền nhiệm; ông Bob Hawke đã phải thừa hưởng ngân sách thâm thủng 9,6 tỷ Úc Kim sau thời John Hoard làm tổng trưởng kinh tế.
Chính phủ Lao động liên bang hiện nay thì lại dùng lời khuyến cáo từ tổng nha ngân khố (Treasury). Ngay từ đầu của cuộc vận động bầu cử năm 2007 vừa qua, Tổng Nha  Ngân Khố đã tiên đoán mức lạm phát cho tài khoá 2007-2008 và 2008-2009 sẽ là 2.75% - an toàn trong tầm lạm phát được Ngân Hàng Dự Trữ Quốc Gia (Reserve Bank) cho là khả dĩ chấp nhận được.
Thế nhưng, trong bài báo cáo thuyết trình cho tổng trưởng kinh tế Wayne Swan, tổng nha ngân khố (Treasury) đã lên tiếng báo động “những áp lực tạo lạm phát đang ngày càng gia tăng”. Theo lời tuyên bố trước Giáng Sinh của ông Swan thì tổng nha ngân khố đã báo cáo với ông “những thứ này rất có thể tạo thêm áp lực lên mức lạm phát căn bản trong vòng 18 tháng tới”.
Trong lúc chính phủ liên bang đang chờ đợi chỉ số giá hàng tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) được phổ biến trong tuần sắp tới đây, đặc biệt là trong lúc có nhiều sự bất đồng ý kiến về tầm vóc của nó, thì thông điệp của ông Swan lại càng được củng cố hơn nữa. Trong tuần qua, ông đã tuyên bố, “chúng ta nhất định phải vượt qua được thử thách lạm phát này”. Ông nhấn mạnh thêm là tổng nha ngân khố đã cố vấn ông “mức lạm phát sẽ từ bằng cho đến cao hơn mục tiêu của Ngân Hàng Dự Trữ Quốc Gia trong suốt 18 tháng sắp tới. Và dĩ nhiên là chúng tôi đã phải thừa hưởng mức lạm phát rất cao đang hiện hữu. Và nó sẽ làm áp lực khiến lãi suất có nguy cơ gia tăng”.
Chính phủ Rudd cố cường điệu hoá những khó khăn về kinh tế chứ không tìm cách tạo ấn tượng rằng những khó khăn này không đáng gì. Đấy là một hành động dễ hiểu, và hợp lý trên chính trường. Vì cuộc bầu cử vừa diễn ra cách nay không lâu nên họ cố đổ thật nhiều lỗi lên đầu chính phủ tiền nhiệm. Hơn thế nữa, họ cũng muốn tạo một sự chấp nhận từ quần chúng - nhiều chừng nào tốt chừng nấy - về việc phải cắt giảm những chi tiêu trong ngân sách tới đây vì những sự cắt giảm này chắc chắn sẽ tạo ra những người bị thua thiệt cũng như sẽ bị nhiều người chỉ trích.


Thế nhưng, chính phủ liên bang phải hết sức cẩn thận. Nếu họ tạo nên một viễn cảnh quá tồi tệ thì điều này có thể làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu thụ để rồi làm giảm thiểu mức độ phát triển của nền kinh tế, như tổng trưởng tài chánh Lindsay Tanner đã lưu ý trong tuần qua.
Chính phủ đã không đề ra một mục tiêu nhất định cho việc cắt giảm chi tiêu, ngoại trừ việc báo hiệu rằng sự cắt giảm này phải nhiều hơn khoản tiền $10 tỷ trong vòng 4 năm mà họ đã xác định trong thời kỳ vận động bầu cử.
Ông Tanner cho biết ngân sách sắp tới sẽ cho thấy “một sự thắt lưng buộc bụng thật đáng kể” trong chính sách tài chánh. Sự cắt giảm này chắc chắn phải ở những lãnh vực khác hơn là việc giảm thuế bởi vì chính phủ Lao động Liên bang chắc chắn đã bị khoá chặt vào số tiền được hứa hẹn giảm thuế là $31 tỷ Úc Kim. Dĩ nhiên đã có rất nhiều tiền lệ về việc chính phủ thay đổi hoặc bỏ hẳn việc giảm thuế đã hứa hẹn trong thời vận động bầu cử. Thế nhưng, làm như vậy là một sự xuẩn động khôn cùng về chính trị, và ông Rudd biết rất rõ chuyện ấy.
Ông Saul Eslake, xếp kinh tế (chief economist) của ngân hàng ANZ tin rằng chính phủ liên bang phải cố tiết kiệm từ 20-30 tỷ Úc Kim (bao gồm luôn $10 tỷ đã đề ra trước đây) trong vòng 4 năm tới. Nếu con số này có vẻ như quá to lớn thì, theo sự nhận xét của ông Eslake, nó chẳng thấm vào đâu so với số chi tiêu là 1000 tỷ (trillion) Úc Kim trong khoảng thời gian ấy. Ông nói nếu chính phủ Rudd thật sự muốn “ép tối đa để làm giảm thiểu lạm phát và lãi suất” thì số tiền thặng dư từ ngân sách cần được nâng lên 2% GDP (Gross Domestic Product – Tổng Sản Lượng Toàn Quốc), thay vì chỉ hơn 1% nếu tất cả chính sách của chính phủ được áp dụng mà không có sự tiết kiệm thêm nào hết.
Ông Eslake chấp nhận rằng chính phủ khó lòng thay đổi việc cắt giảm thuế, thế nhưng, ông kêu gọi chính phủ tỉa bớt những món tiền trợ cấp xã hội cho giới trung lưu (middle class welfare & subsidies) mà chính phủ Howard đã kiến tạo trên mọi lãnh vực. Những khoản chi tiêu hết sức xa xỉ của chính phủ Howard bao gồm việc cấp thêm tiền cho người già, hồi khấu tiền bảo hiểm sức khoẻ tư nhân, khoản tiền cho trẻ sơ sinh (baby bonus) quá hậu hĩnh nhưng lại không dựa trên căn bản lợi tức thấp (not means tested) và nhiều thứ khác nữa. Vấn nạn của chính phủ Lao động hiện nay là họ đã bảo đảm không cắt giảm nhiều lãnh vực như thế. Bất kỳ lãnh vực nào mà chính phủ muốn cắt giảm thì họ cũng sẽ bị mất đi một số vốn liếng yểm trợ chính trị từ những người bị ảnh hưởng
Sự phức tạp trong cuộc chiến chống lạm phát hiện nay là sự mơ hồ, thiếu chắc chắn về tình hình kinh tế Hoa Kỳ, không biết nó sẽ tồi tệ đến cỡ nào và cường độ của những ảnh hưởng liên đới của nó đối với kinh tế nước Úc. Ông Eslake nói: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta có nguy cơ phải nối gót Hoa Kỳ bước vào sự suy thoái kinh tế (recession)” mặc dù sự suy sụp kinh tế của Hoa Kỳ có thể tạo áp lực lên nước Úc qua sự giảm giá của các sản phẩm từ hầm mỏ cũng như sản phẩm nông nghiệp thô (commodity) trên thị trường quốc tế.. Sự suy thoái của Hoa Kỳ có thể  có tác dụng phản hồi đối với những áp lực tạo gia tăng lạm phát ở Úc. Thế nhưng, ngược lại, khi giá sản phẩm thô bị tụt xuống thì nó sẽ khiến cho sự khiếm ngạch mậu dịch ngắn hạn (current accounts deficit – sự khác biệt giữa tiền thu vào từ hàng xuất cảng và tiền chi ra cho hàng nhập cảng) trở nên trầm trọng hơn dẫn đến sự tụt giá của Úc Kim và từ đó, gia tăng áp lực tạo lạm phát.
Chuyện đáng chú ý là ông Rudd tích cực dự phần vào cuộc tranh luận về lạm phát. Ông không phó thác tất cả cho ông Swan họp riêng với Ngân Hàng Dự Trữ Quốc Gia mà ông cũng tham dự vào buổi họp hồi tuần qua. Ông tuyên bố: “Tôi không thể nhấn mạnh hơn nữa về sự quan trọng của việc chính phủ liên bang phải vận dụng tất cả mọi nỗ lực để đối phó với sự thử thách về lạm phát này”.
Ông Rudd biết rất rõ rằng giới thương nghiệp kỹ nghệ muốn thấy ông đích thân đóng một vai trò chủ yếu trong các vấn đề liên quan kinh tế, đặc biệt trong những ngày tháng đầu  tiên sau khi thắng cử.
Phong cách mà chính phủ Rudd lèo lái qua những cơn gió bão trong vài tháng tới đây sẽ định đoạt rằng họ có xứng đáng được xem như những người giám đốc kinh tế tài giỏi hay không. Nếu ông Rudd thành công trong việc này thì ông sẽ tạo dựng được một niềm tin vững chãi trong cử tri, để có được nhiệm kỳ thứ nhì cho đảng Lao Động trong tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.