Hôm nay,  

“21 Năm, 2 Lần Biệt Xứ”: Một Làn Gió Sáng Tạo Mới

25/01/200800:00:00(Xem: 8087)

Bất ngờ. Đó là cảm tưởng của đa số khán giả khi họ rời hý viện Royce Theatre thuộc trường Đại Học UCLA vào tối 21 Tháng Một. Nhiều người còn đứng nán lại, lưu luyến quanh quẩn trước sân như thể muốn kéo dài cảm xúc bồi hồi khó tả. Đã không ít người bàn tán sôi nổi, khen nhiều hơn chê, về buổi diễn đã qua.

“Tôi không thể tưởng tượng tụi nhỏ lại có thể hiểu sâu sắc cuộc sống đến vậy,” một ông đứng tuổi vừa rít thuốc vừa nói khẽ trong vô vàn tiếng ơi ới chúc mừng nhau. Một cô khác thì tấm tắc “Sao mà chúng nó kể một cách toàn diện về cuộc chiến hay như vậy. Chắc phải gạo sử kỹ lắm!”

Kịch bản

Chương trình kịch chính thức bắt đầu với màn thuyết minh lịch sử về sự chia cắt Việt Nam năm 1954. Một mẩu tài liệu ngắn, đen trắng được chiếu lên tấm màn lớn đặt giữa sân khấu. Âm thanh người thuyết dẫn oang oang trong tòa nhà chật ních 1800 chỗ ngồi. Màn tắt. Chỉ thấy bóng dáng người đi khắc khoải trong bóng đêm chen lẫn tiếng khóc trẻ thơ. Cùng lúc bài “Bước Chân Việt Nam” lời Việt và Anh được cất lên do chính các sinh viên ban hợp xướng trình bày.

Cốt truyện chính của “21 năm...” xoay quanh một gia đình gồm người cha tên Khánh (Trần Tân), người mẹ tên Phương (Đỗ Nam Giao), và 2 anh em song sinh Hiếu-Thảo (Zhou Wen Ni & Trương Khánh Ni). Họ đã cùng nhau vượt bao nguy khó để vào Sài Gòn lập nghiệp. Nhưng rồi cuộc chiến và những ý thức hệ khác nhau đã kéo 2 người con mỗi ngày mỗi xa hơn.

Khán giả từ đó thấy được sự chuyển biến của thời thế đã biến những con người vui tính, hồn nhiên như đôi vợ chồng trẻ Khánh Phương và những học sinh hiền lành như Hiếu Thảo cùng các bạn Vũ (Lim Nito) và Kim (Nguyễn Minh Tâm) trở nên chua cay và “thực tế.” Cuộc chiến nghiệt ngã và những dị biệt về khái niệm lý tưởng đã giằng xé, rồi phân chia gia đình nhỏ bé này. Để cuối cùng dẫn đến một bi kịch khiến nhiều người không khỏi cầm được nước mắt.

Cảm xúc mạnh

Người xem lắm lúc bật cười với những màn đối thoại đầy hài hước, tế nhị và rất tự nhiên của các nhân vật trẻ trong phần “bài học tiếng Anh” và “thi đua võ thuật.” Từ đầu đến cuối, ở mỗi đoạn đều có một sự cân bằng giữa bi và hài. Nhưng điều mà người xem khâm phục ở tài dàn dựng kịch bản là cái nhìn về chiến tranh từ nhiều phía qua từng thời điểm: trước và hạ hồi cuộc chiến. Từ sự lạc quan yêu đời của người lính Mỹ tên Jeff (David Edward Fuller) và anh em Hiếu-Thảo đến nỗi bi quan, sầu nhớ, phản bội của Jeff, người sĩ quan Hiếu, và tình báo đặc công Thảo.

Ngoài ra phải nói đến sự xuất hiện quan trọng của nhân vật Mai, một nữ đặc công chiêu nạp Thảo. Phạm Hồng Nhã đã xuất sắc thể hiện sự cuồng nhiệt và niềm tin tuyệt đối của Mai vào lý tưởng “xã hội chủ nghĩa.” Cũng như các nhân vật chính như hai anh em Hiếu Thảo và bố mẹ họ, quá khứ của Mai được triển khai một cách đầy đủ và triệt để trước khi vở kịch bước vào hồi cao điểm. Mai không độc ác, cô chỉ bị lợi dụng. Quá khứ và gia cảnh đã khiến cô gia nhập hàng ngũ cán bộ. Tuy vào vai phản diện nhưng khán giả không ghét cô. Ngược lại mọi người có cảm giác thương hại đối với người phụ nữ này.

Những lý tưởng, ước mơ của các nhân vật từ mọi phía đều được diễn tả rất linh động và thuyết phục. Trong bối cảnh ấy, tình thương gia đình, đồng đội, bạn bè, tình yêu gặp muôn vàn trở ngại. Thời thế và chiến tranh đã không cho phép họ sống chung trong hòa bình, điển hình như cặp Thảo và Vũ. Họ đã không thể thổ lộ cho nhau cảm xúc của mình để cho đến khi mọi việc trở nên quá muộn. 

Vở kịch đạt đến cao trào ở những màn cuối với những âm thanh dồn dập liên tục, tiếng chân và bóng dáng bộ đội chaỵ rầm rập trên khắp lối đi hý viện. Tiếng súng nổ giòn tan vang dội. Tiếng người kêu thét. Đèn chớp lia lịa. Thật căng thẳng.

Rồi một sự im lặng đến ngột ngạt bao trùm khắp khán phòng. Mọi sự chú ý đều đổ dồn vào bóng nhân vật đang nằm bất động trên sàn sân khấu. Khán giả nín thở. Lúc đó tiếng dương cầm của bản nhạc  Trịnh Công Sơn, rồi tiếp theo bởi tiếng réo rắc hoà tấu của bài “Vùng Trời Bình Yên” khiến nhiều người bồi hồi, nghẹn ngào...

Vở kịch nhỏ, thành công lớn

Không cần màu mè. Không cần dàn dựng công phu. Cái hay của chương trình là đạo diễn Karen Thủy Tiên cùng cộng sự đã khéo léo xen kẽ những tinh túy của sử Việt như Hai Bà Trưng, Vua Hùng cùng những đặc sắc riêng như tiếng pháo Tết lách tách, cho phần chính cốt truyện. Tất cả những chương trình phụ hoạ như múa hiphop, đàn tranh, hát, võ thuật, múa lân, múa nón đều là những gia vị họa tiết thú vị góp phần cho không khí chương trình thêm sôi động, phong phú. Chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ ít ỏi, đạo diễn đã có thể nói lên thật nhiều khía cạnh văn hoá đồng thời nêu lên tính tiêu cực của xã hội, của chiến tranh.

Các diễn viên đã lột tả một cách chân thật và hoàn chỉnh tính cách của từng nhân vật cũng như sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động, phát sinh từ lý tưởng và cảm xúc đè nén, áp đặt. Trong quá trình trưởng thành đó của nhân vật, những mẩu đối thoại và tình huống đã dẫn dắt người xem qua từng giai đoạn một cách hợp tình hợp lý. Những chuyển biến tài tình ấy đã khiến cho vở kịch khoác lên mình nhiều màu sắc khác nhau và để lại dư âm cho nhiều người có mặt đêm đó.

Xét về mặt nghệ thuật, kịch bản “21 năm...” đã thành công ở khâu đoạn biểu đạt ngôn ngữ. Nó đã vượt xa sức tưởng tượng và mong đợi của người xem. “21 năm..” có tầm nhìn xuyên suốt và tạo nên một làn sóng sáng tạo mới.

Tôi đã xem qua không biết bao nhiêu vở kịch cũng như những đêm văn hoá nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp, nhưng có lẽ phải công nhận một điều rằng “21 năm 2 lần biệt xứ” là một kiệt tác bi hài kịch thâm thúy. Bởi vì chiến tranh là một đề tài vô cùng khó khăn để diễn đạt trên sân khấu. Nhưng các sinh viên đã khai thác được các khiá cạnh sâu sắc vỏn vẹn trong bốn tiếng đồng hồ. Hiếu nói đúng. Còn biết bao nhiêu cuộc chiến tương tàn như thế xảy ra" Còn biết bao gia đình tan nát" Còn biết bao..." Ý nghĩa của “21 năm...” rõ ràng không chỉ giới hạn ở mặt đạo đức. Nhìn chung, nó còn mang trong mình một thông điệp toàn cầu, một tiếng nói sâu thẳm hơn về giá trị nhân bản mà ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời gian nào cũng vẫn có giá trị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.