Hôm nay,  

Chuyện Mỗi Tuần: Bạn... Chó! Tốt Hay Xấu?

27/11/200700:00:00(Xem: 2481)

Có lần ngồi tán gẫu với mấy vị đàn ông "An Nam" thấy ai cũng than vãn, ở cái xứ Mỹ này đấng mày râu được xếp hạng sau con chó. Tôi không hiểu sao mà họ ai oán qúa như vậy. Chẳng qua là ở cái xứ no cơm ấm cật này thì dễ sinh ra những "phú qúy" khác mà thôi. Mình ở đây lâu rồi cũng sẽ nhiễm vào cái "văn hoá" đó. Bằng cớ có nhiều nhà Việt Nam đã nuôi chó và cũng rất qúy chó.
Trước kia tôi không có ác cảm với chó cho lắm và nghe thằng cha Bob cùng sở làm kể chuyện chó nhiều khi tôi cũng cảm thấy chó có lẽ rất dễ thương. Chuyện hắn kể mà tôi nhớ nhất là chuyện lão đồ tể và con chó ngu muội.
Hắn kể rằng bữa đó lão đồ tể tức là "butcher" của lò thịt "Fresh Meat" đang làm việc thì nghe tiếng động lạ, lão vội ngẩng nhìn lên thấy một con chó vừa chạy vào, lão liền xì xì xụt xụt đuổi thì con chó vội lỉnh ngay ra khỏi cửa.
Một lúc sau con chó đó trở lại và lần này cứ đứng đó chứ đuổi cũng không chịu đi. Lão đồ tể bước lại cúi xuống ngó thì thấy nó đang ngậm một mảnh giấy; lão vội rút ra coi thì thấy trong mảnh giấy có kèm theo tiền và ghi mấy chữ: "Làm ơn cho tôi 12 cái lòi tói và một chân giò, kèm theo đây là mười đô". Lão đồ tể có vẻ ngạc nhiên nhưng cũng lấy đủ số thịt đã yêu cầu bỏ vào một bịch ny-lông máng vào mõm con chó. Và cũng đã tới giờ nghỉ nên lão đồ tể đóng cửa lò thịt lững thững đi theo con chó để thỏa mãn sự tò mò của mình.
Con chó đi đến một ngã tư có đèn xanh đèn đỏ của một phố nọ thì dừng lại ngó luồng xe cộ rồi nó ngước nhìn cái nút gắn ở cột đèn trước mặt để cho khách bộ hành muốn băng qua thì ấn nút đó đèn sẽ thay đổi màu sớm và xe cộ sẽ ngừng lạ. Con chó bỏ bịch thịt xuống đất nhẩy hai chân trước lên cao bám vào cột đèn và một chân ấn vào cái nút đề "Crossing", rồi ngoạm lại cái bịch thịt đứng đợi một cách kiên nhẫn. Khi dèn xanh cho khách bộ hành bật lên con chó cũng rảo bước theo những người băng qua đường. Lẽ dĩ nhiên là lão đồ tể cũng vẫn theo sau.
Tới một trạm xe búyt con chó nhìn ở bảng thời biểu ghi giờ đến và đi của xe buýt rồi đến đứng cạnh băng gần đó chờ đợi. Lão đồ tể không thể tin được mắt mình: "Chuyện lạ này có nói cũng không ai tin mà họ còn bảo mình nói phét nữa. Ai huấn luyện con chó này vậy"" Chưa hết, khi xe búyt đến con chó bước ra phía trước xe buýt nhìn cái số , chắc là số thứ tự, của xe búyt và chắc đó không phải là xe buýt mà nó muốn đi nên nhẩy trở lại ngồi ở băng ghế chờ xe. Khi một xe buýt khác đến con chó cũng chạy lại phía trước nhìn số xe và lần này có lẽ là đúng xe nó muốn đi nên nó nhẩy lên xe búyt. Tới một trạm nó nhẩy xuống mõm vẫn ngậm bịch thịt thủng thỉnh cất bước.
Lão đồ tể theo con chó đến một con đường đất thì nó rẻ vào một căn nhà đã xưa cũ trong một khoảng đất cỏ hoang lẫn những cây xồi. Tới cửa con chó bỏ bịch thịt xuống đất lùi xa cửa chừng năm bẩy thước rồi lao thân tới trước dùng vai táng đến rầm vào cánh cửa một cái và nó làm liên tiếp như vậy ba lần xong rồi nó đứng trước cửa đợi. Đợi chừng vài ba phút không thấy động tĩnh gì con chó liền đi vòng qua phía đầu nhà, nhẩy lên đống củi xếp sát cửa sổ dùng đầu đập vào cửa sổ rầm rầm ba bốn phát rồi trở ra cửa trước ngồi đợi tiếp.
Lúc đó lão đồ tể mới thấy một lão gìa mập bụng phệ mở cửa bước ra cúi xuống bạt tai con chó năm sáu cái còn miệng thì càu nhàu với những câu tục tĩu chửi rủa rồi còn đá con chó hình hịch mà nó vẫn ngồi yên. Thấy ngứa mắt lão đồ tể chạy bổ tới quát lão già:
- Nhà ông làm cái đếch gì vây. Con chó thông minh như là một thần đồng có thể lên TV kiếm bộn bạc mà ông hành hạ nó như vậy"
Lão già chủ nhân của con chó trợn mắt quát lại:
- Nhà anh gọi cái thứ này là thần đồng à" Thần đồng gì cái đồ ngu muội này. Nếu nó là thần đồng thì đâu có quên chìa khóa cửa nhà tuần này hai lần rồi.
Lão đồ tể há hốc mồm nhìn lão già không còn có lời gì để... phê bình nữa.
Mới đầu tôi cũng tin chuyện Bob kể là thật chứ không phải là một thứ ngụ ngôn vì ở xứ này chó được huấn luyện làm được nhiều việc như giúp người mù, bắt thuốc phiện, tìm người bị vùi lấp trong các tai nạn thiên tai v.v. nên tôi cũng có chút cảm tình với chó và nghĩ có lẽ chó là "men's best friends" như người Mỹ thường nói.
Sau đó tôi muốn nuôi một con cho vui cửa vui nhà nhưng có những chuyện xẩy ra khiến tôi và… chó không có duyên với nhau. Con chó đầu tiên mà tôi có tôi thích nó lắm nhưng lại là con chó mà tôi phải đối xử không đẹp với nó. 
Vài năm trước đây một bà người Mỹ mà Yến quen biết muốn cho đi con chó con nên tôi bảo Yến đến xin về nuôi thử xem sao. Nếu được thì đêm hôm có nó trông chừng nhà thì mình ngủ càng yên giấc. Yến bằng lòng và hai vợ chồng đến nhà bà đó xin nhận con chó về. Khi thấy nó tôi nhìn nhận đây qủa là con chó dễ thương mà chủ nó đặt tên là Kaki. Bà chủ chó cho biết con chó này đã được huấn luyện kỹ càng về việc tuân hành lệnh của chủ và nhất là thuộc loại "broken house" tức là muốn đi ị đi đái thì nó cậy cửa ra ngoài hay kêu chủ mở cửa cho nó đi làm công tác vệ sinh. Chủ nó cho biết đặc biệt con Kaki này lại thích chạy nhẩy chơi ngoài sân hơn là nằm lì trong nhà.
Tôi mang chó về nhà và sự kháu khỉnh dễ thương nhởn nhơ của nó đã khiến tôi thích thú vì có… chó làm bạn. Vì phải đi làm ca đêm nên ngày đầu tiên tôi muốn nó quen nhà quen cửa để nó nằm ở phòng khách chứ không cho ra ngoài. Đến sáng hôm sau khi tôi về thì Yến đã đi làm, vừa bước vào phòng khách tôi thấy vài đống kít chó chình ình ở góc phòng. Tôi nhìn nó với tất cả sự phẫn nộ bất mãn còn con Kaki vểnh mõm nhìn tôi với con mắt long lanh lấp lánh trông đểu vô cùng. Tôi hầm hầm:
- ĐM! Thế này mà họ gọi mày là bạn tốt của con người ư"
Sau khi dọn dẹp đống phế thải của con chó tôi cột xích vào cổ ông bạn qúy, phát cho mấy phát vào đầu rồi dắt ra cột ở sân sau nhà. Trước khi quay vào nhà tôi cười đểu bảo nó: "Từ nay bạn sẽ được tiếp đãi ngoài này chứ không vào phòng khách nữa". 


Tôi vào trong nhà vật mình xuống giường để ngủ bù ca làm việc đêm qua và vừa nằm ít phút là tôi thiếp đi. Trong giấc ngủ chập chờn tôi nghe thấy tiếng ồn ào dần dần tôi nghe rõ tiếng chó xủa và tôi tỉnh dần thì nghe thấy tiếng chó xủa "ra-phan" liên tục chứ không ủng uẳng rời rạc. Khi nào nó ngưng xủa thì nó cào cửa sột soạt bố ai mà ngủ được nữa. Tôi lấy làm lạ là mình đã xích mà nó còn xổng ra được ư. Tôi bật dậy lẩm bẩm: "Vậy mà con mẹ đó nói rằng con chó này thích sống ở ngoài sân". Tôi bước ra cửa sau nhăn mặt ngó con chó với cả bất mãn cho hành động của nó thì nó vểnh mõm kêu "hoắc" một phát rồi nhe răng nhìn tôi như cười nhạo. Trong cái giây phút này tôi mà có súng thì có lẽ tôi để vào đầu nó một phát qúa. Nhưng mà nếu tôi muốn ngủ tiếp thì phải cho thằng ông nội vào trong nhà thì nó mới ngậm mõm lại nên tôi đành làm như hiểu ý nó mở cửa cho nó vào trong nhà. Không bao lâu tôi lại thiếp đi và một lúc sau dù đang ngủ say sưa tôi vẫn nghe thấy một vài tiếng ồn ào  nhưng muốn ngủ bù cho lại sức nên tôi mặc kệ đó là cái gì trùm mền kín đầu ngủ tiếp. Thật sự lúc đó tôi có cố nhướng mặt lên cũng không được.
Khi tôi thức giấc bật dậy thì tôi ngửi thấy một mùi vị là lạ trong không khí và tôi biết chắc chắn đây không phải là mùi nước hoa. Tôi lết ra phòng khách thì tôi tỉnh ngủ hẳn vì khắp phòng khách đây kia người bạn qúy đã tặng cho vài ba bãi… kít chó. Tôi trừng mắt nhìn người bạn qúy tên Kaki này với tất cả giận dữ nhưng người bạn này cũng vẫn một thái độ của chó là vểnh mõm nhìn tôi thở khà khà trông muốn đá cho một phát.
Liếc nhìn về một góc phòng khách tôi nhìn thấy một vật mà tôi rất quan tâm. Tôi nhìn kỹ thì qủa đây là vật tôi rất quan tâm. Đó là cái " TV remote control" , một vật rất quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của tôi. Nó là vật làm cho trái tim tôi rung động, làm cho tâm hồn tôi thoải mái. Bây giờ cái "remote control" nằm ở dưới nền nhà hình thù nát bét như là vừa bị nhai bị nhay một cách kỹ càng. Tôi lượm lên bấm thử và may quá nó vẫn… "work". Tôi giận cành hông vì phóng uế trong nhà đã là một cái tội không tha thứ được nhưng còn có thể được tha thứ, chứ cắn nát cái "remote control" thì không thế nào chấp nhận được.
Chưa hết, tôi còn thấy rải rác những vật khác rất lạ mắt dưới nền nhà và sau khi xem xét thiên địa ơi, đó là những cái quần lót của Yến thay ra bỏ trong một cái "sọt" trong phòng tắm đề chờ giặt đã bị con Kaki nhay ráo cả. Chẳng biết vì quần lót thì mềm mềm mát mát hay có mùi vị gì quyến rũ không mà đáy quần lót đều bị nó nhay… lủng cả. Tôi lẩm bẩm: Nếu qủa như vậy thì ông bạn này có cái mũi đánh hơi hay hơn mật thám nữa. Có điều lạ là nó không rớ tới quần lót của tôi mới kỳ chứ!
Lại một màn dọn dẹp hầu hạ người bạn mới và trong đầu bận rộn tìm kiếm một giải pháp thích hợp với người bạn này bởi tôi là người khơi mào ra việc xin chó thì tôi không thể đổ trách nhiệm cho ai được. Chưa dịu được sự bực tức thì một khám phá mới khiến tôi muốn nổi điên, đó là mấy cái "hot dog" đông lạnh hồi sáng tôi lấy ra để ở bàn ăn trong bếp chờ đến khi thức giấc tôi sẽ nướng ăn với bánh mì thay cơm trưa thì đã biến mất và khúc bánh mì gần đó chỉ còn lại những mảnh vụn bừa bãi. Tôi lại phải hì hục lau chùi cái bàn ăn, quét sạch nền bếp và nhất là rửa những bát đĩa nào để ở bàn ăn cho sạch mùi… chó đi.
Trong khi tôi lo dọn dẹp như thế thì con khốn Kaki không ngồi yên mà biểu diễn một tài nghệ đặc biệt của loài chó. Đó là nó nhẩy lên chỗ để tay của "sofa" hay cái gối dựa lưng đó lắc lia lịa trông tục tĩu vô cùng. Tôi nhìn nó thở dài thì nó tiu nghỉu nhẩy xuống chui vào gầm ghế thò mõm ra vểnh lên ngó tôi. Tôi tiếp tục dọn dẹp thì ít phút sau có lẽ con khốn Kaki tưởng tôi thuộc loại "chịu chơi" lắm hay sao mà chạy lại ôm lấy bắp chân tôi lắc lia lịa nữa khiến tôi lộn ruột hất chân một phát cho nó văng vào gầm bàn kêu đến ắng một phát. Tôi gầm lên:
- Tiên sư thứ qủy. Mới nứt mắt ra mà đã dở thói chó ra như thế.
Nghĩ rằng tôi sẽ lên máu mà chết bất tử nếu còn chứa ông bạn… chó này trong nhà nên sau khi dọn dẹp xong tôi dắt ông bạn mới lên xe lái đến nhà chủ cũ của nó tính giao trả nhưng không có ai ở nhà. Suy nghĩ một vài phút tôi quyết dịnh tháo giây xích thả con Kaki tại sân nhà chủ cũ của nó rồi đóng cửa xe đến rầm một cái để thay lời "good bye" với  bạn… chó. Trước khi lái xe đi tôi thò đầu nhìn thì thấy con Kaki ngó tôi trừng trừng lộ vẻ không hiểu. Tôi lắc đầu nói với nó: Xin chào, hy vọng chúng ta không làm phiền nhau nữa.
Về đến nhà tôi thở ra thoải mái dù giấc ngủ đã bị cắt ngắn hơi nhiều. Tôi sửa soạn bữa ăn trưa để còn đi ngủ tiếp dưỡng sức cho ca làm tối. Khi tôi vừa há mồm định cắn miếng bánh mì "hot dog" đầu tiên thì có tiếng cào cửa và tiếng chó xủa quen thuộc. Tôi chán nản bỏ miếng ăn xuống đi ra coi thì người bạn… chó ngồi chôm hổm ngoài cửa mõm vểnh lên như đang trông ngóng. Tôi văng tục rồi lẩm bẩm: thì ra người ta bảo chó rất trung thành với "bạn hữu" là như thế đây!
Tôi đóng cửa kệ cha con Kaki muốn cào hay muốn xủa gì thì xủa, tôi vào làm một bụng no nê đã. Xong rồi tôi ra dắt người bạn chó lên xe lái đến bãi đậu xe của một siêu thị K-Mart xa nhà tôi nhất, hẩy nó xuống và lái xe đi mất nhưng trong thâm tâm tôi cầu nguyện cho ai đó đón nó về làm bạn hay kêu sở cầm thú đến mang nó về quận hạt để kiếm cho nó một chủ khác.
Bữa sau Yến hỏi tôi con chó đâu sao không thấy, tôi bảo nó không thích ở đây nên đã bỏ đi rồi và đến khi giặt quần áo thì Yến la lên:
- Tại sao quần áo của em lại nát bấy ra như thế này.
Tôi lấp lửng:
- Thì người bạn qúy của "men" đó chứ ai.
Yến lăng yên một vài giây rồi bất ngờ hỏi:
- Tại sao quần anh nó không nhay mà lại…
- Nó thích cái nào thì nó nhay cái đó chứ làm sao anh biết được…
Yến căn nhằn:
- Cho anh từ nay đừng có ham chó nữa. Cứ nghe anh là không ra cái tích sự gì hết.
Từ đó tôi thề nhất định không có bạn… chó trong nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.