Hôm nay,  

Hãy Hình Dung Tới Hình Anh: Nhà Thơ Viết Phấn Lên Lối Đi

29/07/200700:00:00(Xem: 2816)

Hãy Hình Dung Tới Hình Anh: Nhà Thơ Viết Phấn Lên Lối Đi; Molly Fitzpatrick Là Một Người Say Mê Thi Ca.

Khi cô có nhiều thứ trong lòng, hay có đủ thứ chữ nằm ứ trong đầu, cô thường cảm thấy nhu cầu để viết xuống. Không trên giấy, hay trong một cuốn nhật ký, nhưng là với phấn trong tay và với đầu gối cô tỳ trên lối đi.

Cô khởi sự ban đầu với Walt Whitman.
"Chuyện bắt đầu từ năm tôi học lớp 10 ở trung học," theo lời Fitzpatrick, cô học trò đã tốt nghiệp năm nay từ trường trung học Bergen Academies, và sẽ vào đại học Harvard từ mùa thu.
"Chúng tôi đã học Whitman, và tôi không chỉ học thôi."
Thế là cô xuống vỉa hè, lúc đầu là ở lối xe chạy vào ga-ra nhà cô ở  River Edge, rồi tới các công viên trong khu phố và các lối đi bộ, viết xuống những bài thơ.
Cô giải thích, "Viết phấn là một hình thức căn bản của biểu tỏ. Tôi không có thể vẽ bất cứ gì. Cho nên tôi mới thử viết xuống. Tôi [khám phá rằng] tôi tôi đang sở hữu nó nhiều hơn, và chia sẻ với những người khác."
Và trong khi cô dùng phất viết thơ xuống nhiều thêm, đam mê chữ viết của cô lại tăng thêm.
Bài thơ "A Supermarket in California" ("Một Siêu Thị tại California") của thi sĩ Allen Ginsberg, trong có nhắc tới Whitman, và bài "so you want to be a writer"" ("thế nên bạn muốn thành một nhà văn"") của Charles Bukowski là hai trong các bài cô ưa thích, đã được viết xuống bằng phấn màu.
Cô nói, "Thơ của tôi thì quá dở; nó không tới với tôi một cách tự nhiên."
Cô thêm, "Cái ý niệm về thi ca làm khiếp phục mọi người. Cho nên tôi vui thích biểu diễn chúng."
Fitzpatrick kể là cô thậm chí cũng chưa nói với ai về chuyện này; cô chỉ bước ra và làm thế thôi. "Nó là cái gì tôi cảm thấy bị thần bí lôi cuốn phải làm. Tôi không nói là tôi đã đọc loại văn chương cầu kỳ gì. Tôi kiểu như một em bé 5 tuổi yêu thích cà-rem hệt như là yêu thích thi ca."

Fitzpatrick mới đây tham dự trong đội của trường Academies và đội đã thắng "The Challenge," một trò chơi truyền hình tương tự với trò chơi "Jeopardy!" trong đó có các câu hỏi về văn chương, khoa học và toán.
Cha cô là Michael, nói, "Cô bé luôn luôn ở một mức độ cao. Cháu nó đọc nhiều lắm. Tôi không biết chắc tại sao cháu say mê như thế. Tôi nghĩ cháu có những chữ này trong đầu và có thể cháu tìm cách đưa chữ xuống cái bản thảo lớn hơn đời thường này. Y hệt như một lá thư nhét trong cái chai. Tôi không biết rồi sẽ có ai sẽ tìm ra thư đó, nhưng cháu nó phải đưa thông điệp đó ra."
Để làm một bài có thể sẽ là bản thảo cuối cùng trên bản chữ vỉa hè  -- trước khi lên đường vào đại học Harvard - Fitzpatrick vất vả chép đầy lối đi rộng 3 xe với bài "The Love Song of J. Alfred Prufrock" ("Tình Ca của J. Alfred Prufrock") của thi sĩ T. S. Eliot. Sau khi mất vài giờ đồng hồ và quẹt hết 3 thỏi phấn màu, cô mới thấy không đủ chỗ cho toàn bộ bài thơ.

Cô nói, "Đó là một bài thơ dài, buồn và đẹp. Nhà thơ đã sử dụng một số hình ảnh đẹp. Có một dòng thơ nổi tiếng, 'Tôi lý ra nên là một cặp  móng vuốt tả tơi để cào khắp hết các đáy biển câm lặng.' Các học giả tin là Eliot có thể đã tự ám chỉ chính ông. Ong đang khao khát một phụ nữ. Tôi thích ngôn ngữ đó, và cách sử dụng các phụ âm nghe rất vang vọng. Tôi gặp bài thơ đó tình cờ thôi. Tôi chỉ mở sách ra và yêu thích nó ngay."
Bài thơ đó bây giờ có thể đọc được trên đường Bogert Road tại thị xã River Edge - nghĩa là, nếu không có mưa làm trôi phấn đi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.