Hôm nay,  

Luật pháp phổ thông (06/18/2007)

18/06/200700:00:00(Xem: 2608)

Hỏi (Ông Nguyễn Q.H.): Chúng tôi kết hôn được gần 10 năm và có với nhau 2 cháu trai, 8 và 6 tuổi. Hiện 2 cháu đang học cùng một trường tiểu học công lập.
Cách đây gần 1 năm, vì có nhiều việc không thể giải quyết được nên chúng tôi đã quyết định sống ly thân, và tôi đã dọn nhà đến tá túc với một người bạn. Tôi đã trả tiền cấp dưỡng các cháu theo sự quy định của luật pháp. Vì thế, tiền cấp dưỡng cho 2 cháu đã được trừ thẳng vào tiền lương hàng tuần của tôi và chuyển trực tiếp vào trương mục mẹ của các cháu.
Mẹ của các cháu cũng đồng ý để tôi được liên lạc với các cháu qua điện thoại sau giờ tan học khi các cháu đã về nhà. Ngoài ra tôi có quyền dẫn các cháu đi vào những ngày cuối tuần. Việc thăm hỏi các cháu qua điện thoại cũng như dẫn các cháu đi chơi vào dịp cuối tuần không có gì trở ngại cho đến lúc mẹ của các cháu quyết định đưa các cháu về VN.
Sau khi trở lại Úc, mẹ của các cháu đã không đồng ý cho tôi liên lạc với các cháu sau giờ học. Việc này đã làm cho tôi cảm thấy bị xúc phạm. Vì thế, cách đây gần 6 tháng, tôi đã nộp đơn để xin tòa bảo vệ quyền thăm con của tôi.
Trong lúc chờ đợi tòa xét xử thì luật sư của bà ta đã viết thư và đồng ý để cho tôi thăm và gọi điện thoại cho các cháu theo lịch trình như đã đồng ý bằng miệng trước đây.
Thế là luật sư đã xin án lệnh của tòa về các điều kiện mà tôi cũng như mẹ của các cháu đã đồng ý.
Tuy nhiên, gần đây mẹ của các cháu đã không chịu làm đúng theo những gì đã đồng ý. Bà ta đã buộc tôi phải gọi điện thoại báo cho biết là tôi đến đưa các cháu vào giờ nào, Chủ Nhật hay Thứ Bảy, rồi vào lúc mấy giờ thì sẽ đưa các cháu về.
Tôi đã làm đúng theo những yêu cầu này, tuy nhiên, cách đây chừng 4 tuần lễ, mỗi lần tôi gọi điện thoại cho các cháu là bà ta viện đủ lý do và không cho tôi nói chuyện với các cháu. Đồng thời, khi tôi đưa ra giờ giấc đón đưa các cháu vào dịp cuối tuần thì bà ta đã không chịu làm đúng theo, bằng cách đưa các cháu đi ăn sáng, hoặc đi shop trước khi tôi đến để đưa các cháu đi. Tôi đã bị bà ta cho leo cây, thất hứa, 2 lần.
Xin LS cho biết là nếu bà ta cứ tiếp tục tình trạng này, và không chịu thi hành những gì do tòa đưa ra thì tôi phải làm thế nào để buộc bà ta phải tôn trọng quyền thăm con của tôi. Tôi không muốn tốn kém thêm về các phí tổn pháp lý nữa.

*

Trả lời: Điều 70NE của “Đạo Luật Gia Đình” (the Family law Act 1975” quy định rằng: “… Người được xem là có sự miễn thứ chính đáng về việc vi phạm án lệnh theo Đạo Luật này nếu: (a) Vào lúc vi phạm đương sự không hiểu những nghĩa vụ được cưỡng đặt bởi án lệnh …; và (b) tòa thỏa mãn được rằng đương sự phải được miễn thứ liên hệ đến sự vi phạm án lệnh đó. (… A person is taken to have had a reasonable execuse for contravening an order under this Act affecting children if (a) … he or she did not, at the time of the contravention, understand the obligations imposed by the order … ; and (b) the court is satisfied that the respondent ought to be execused in respect of the contravention).
Trong vụ S & M [2006] FMCAfam 117, người cha đã nộp đơn để yêu cầu tòa xét xử về “sự vi phạm án lệnh thăm con [liên lạc với con cái]” (contranention of contact order) của người mẹ.
Trong vụ đó người cha nộp đơn khiếu nại người mẹ vi phạm án lệnh 2 lần.


Sự vi phạm lần thứ nhất xảy ra khi người cha gọi điện thọai liên lạc với các đứa con của ông ta vào ngày mà tòa đưa ra án lệnh. Người cha cho biết rằng vào lúc ông ta gọi điện thọai di động cho con của ông và trong lúc đang nói chuyện thì điện thọai bị cúp.
Người mẹ cho rằng vào lúc đó các đứa bé đang tắm để chuẩn bị đi ngủ. Sau khi bị cúp điện thọai, người cha đã gọi thêm mấy lần nữa và không ai nhấc điện thọai. Tuy nhiên, người mẹ đã cho rằng ông ta chỉ để điện thọai reng mấy tiếng rồi cúp làm cho bà ta không kịp bắt phone.
Tòa đưa ra phán quyết rằng những sự kiện vừa nêu không đủ để cho rằng người mẹ đã vi phạm án lệnh của tòa.
Sự vi phạm lần thứ hai là sự vi phạm những điều kiện được đưa ra rõ ràng trong án lệnh. An lệnh quy định rằng người cha có quyền gặp các con trong nữa thời gian đầu của kỳ nghĩ hè thuộc năm 2005-2006 và nữa thời gian cuối của kỳ nghĩ hè thuộc năm 2006-2007.
Dựa vào một bức thư mà nhà trường gửi cho tất cả các pghụ huynh, người mẹ viện cớ rằng mặc dầu học sinh không còn đi học, tuy nhiên trường vẫn còn mở cửa cho đến ngày 22 để các thầy cô họp mặt hầu triển khai giáo trình và người mẹ cho rằng điều này có nghĩa là niên học chỉ kết thúc vào ngày 22 tháng 12. Người mẹ đã không chịu cho các đứa bé gặp người cha vào ngày 16 tháng 12 khi niên học chấm dứt và mãi cho đến ngày 22 tháng 12 mới chịu giao các đứa bé cho người cha.
Vấn đề được đặt ra là trong trường hợp này liệu người mẹ có vi phạm án lệnh được tòa đưa ra để cho người cha thăm con hay không"
Liệu tòa có thỏa mãn được là người mẹ đã tin tưởng một cách chân tình rằng ngày 22 tháng 12 mới là ngày chính thức chấm dứt niên học, mặc dầu các đứa bé không còn đến trường sau ngày 16 tháng 12. Đó là lý do mà người mẹ đã không chịu giao các đứa bé cho người cha vào ngày 16 tháng 12 và đợi cho đến ngày 22 tháng 12.
Tòa cho rằng người mẹ đã diễn đạt án lệnh theo lối suy nghĩ của bà ta, vì thế bà ta đã không chịu giao các đứa bé cho người cha vào ngày chấm dứt niên học là ngày 16 tháng 12. Trong trường hợp này tòa có nghĩ rằng người mẹ nên được miễn thứ về việc vi phạm án lệnh này hay không.
Tòa cho rằng khi án lệnh nói đến thời gian nghỉ hè thì điều đó có nghĩa rằng đó là “thời gian từ khi các đứa trẻ ngưng đến trường cho đến thời gian các đứa bé bắt đầu đi học” (the period from when the children cease school until the period when the children commence school).
Cuối cùng tòa đã đưa ra phán quyết là người mẹ đã vi phạm án lệnh.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc vợ ông không chịu cho phép ông điện thọai hỏi thăm con cái cũng như gây ra nhiều phiền tóai để ngăn chận việc ông thăm con là điều không thể chấp nhận được.
Trước khi ông nộp đơn để đưa bà ta ra hầu tòa nhằm trả lời về những vi phạm này, tôi đề nghị ông nên điện thọai hoặc viết thư cảnh báo cho bà ta biết.
Bất cứ lúc nào khi ông gọi điện thọai để tiếp xúc, hoặc đến thăm các cháu mà bị bà ta ngăn cản, hoặc làm khó dễ, tôi đề nghị, ông nên ghi các điều đó vào một cuốn sổ tay với ngày giờ cùng nội dung những lời đối thọai giữa ông và vợ ông để sau này khi nộp đơn xin tòa cứu xét ông có đầy đủ chứng cớ về các lần vi phạm đó.
Tôi đề nghị ông nên tiếp xúc với luật sư của ông để được hướng dẫn trước khi nộp đơn khiếu nại.
Nếu ông còn thắc mắc xin điện thọai cho chúng tôi để được hướng dẫn thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.