Hôm nay,  

Tìm Hiểu Quan Thánh Đế Quân Trong Lịch Sử Trung Hoa

04/06/200700:00:00(Xem: 4798)

Nhân Mùa Đản Sinh 2551 Của Đức Thế Tôn: Tìm Hiểu Quan Thánh Đế Quân Trong Lịch Sử Trung Hoa

Quan Thánh Đế Quân được đời xưng tụng là ‘ vạn cổ nhất nhân’, tên Quan Công tự Vân Trường. Đây là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa đời nhà Hậu Hán, vào lúc nước Tàu bị phân chia thành ba nước. Ông được nhắc nhở rất nhiều trong “Tam Quốc Chí”, truyện do Trần Thọ và La quán Trung biên soạn. Tại Việt Nam trước năm 1975, ngoài Bắc có Phan kế Bính dịch truyện của La quán Trung,còn trong Nam có Tín Đức Thư Xã dịch của họ La và Tử vi Lang thì dịch của Trần Thọ thêm Nguyễn tử Quang viết bình giải.

Về cốt truyện, cả hai tác phẩm Tam Quốc Chí gần giống nhau nhưng lại đối chọi trên quan điểm chính trị. Điều này dễ giải thích vì Trần Thọ là sử quan của nhà Tiền Tấn, nên phải bắt buộc ca tụng Tào Tháo và Tư Mã Ý. Trái lại La quán Trung tuy dựa vào cốt truyện của Trần Thọ nhưng viết bằng tim óc của sử gia cộng với sở học tâm đạo của mình. Do trên ông đã ca tụng hết lời về các anh hùng liệt nữ thời đó mà điển hình là Quan Công và Lưu Bị. Về sử thi, họ La đề cao tu, tề, trị, bình và gọi ‘NGHĨA’ là cái đức lớn nhất của người quân tử. Cũng do quan niệm đó nên tiên sinh đã mở đầu tác phẩm bằng câu chuyện đào viên kết nghĩa của Lưu ố Quan - Trương.

Cũng qua cái đức ‘Nghĩa’, tác giã đã hết lời ca tụng Quan Công là người trượng nghĩa như núi, thà chịu chết theo quân lệnh trạng, chứ không thể nhẩn tâm vô tình như thói đời đen bạc xưa nay, ăn chén đá bát, phản trắc hại người kể cả bạn bè, bắt giết Tào Tháo tại Hoa Dung Đạo khi Tháo là người có ân nghĩa sâu nặng. Quan Công cũng không vì ‘ thượng mã đề ngân, hạ mã đề kim’, một ngày tiểu yến, ba ngày đại tiệc, ham mê phú quý mà đầu hàng Tào Tháo, trong lúc bị sa cơ. Cho nên vừa nhận được tin Lưu Bị đang tá túc với Viên Thiệu ở tận Hà Bắc, rất xa xôi lại là chốn đại cừu. Nhưng ông đã bất chấp mọi hiểm nguy, lập tức trả hết mọi vàng bạc gấm vóc cho Tào Tháo, chỉ xin con xích thố mã, vốn là một hảo mã đương thời, ngày đi ngàn dặm, để làm phương tiện phò nhị tẩu lên đường tìm anh ngoài biên tái.

Cảm khái trước một con người toàn vẹn nghĩa khí, nên các vị Vua nhà Thanh đã sắc phong cho ông là Quan Thánh Đế Quân, được cùng với Đại Nguyên Soái nhà mạt Tống là Nhạc Phi thờ chung trong ngôi võ miếu uy nghi tại Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, ngang hàng với văn miếu thờ Đức Khổng Tử. Cũng vì thế nên từ đó đến nay người Hoa và hầu hết các dân tộc theo Tam giáo tại vùng đông nam Châu Á, trong đó có VN, đều thờ Quan Công, cũng chính là thờ cái đức độ thiên thu nghĩa khí, vạn cổ nhất nhân, vạn cổ tinh hoa và nghĩa khí quần hùng của một nhân vật lịch sử, gần như xưa nay không mấy người sánh kịp.

Bình Thuận có nhiều đình chùa thờ kính Quan Thánh, đẹp nhất vẫn là ngôi Chùa Ông ở thành phố, được xây dựng từ lâu đời. Ngoài ra theo tập quán chung của hai dân tộc Việt-Hoa, hằng năm vào rằm tháng giêng đều có lệ cúng ông nhưng quan trọng vẫn là Đại lễ tuần du Quan Thánh Đế Quân, được tổ chức ba năm một lần vào rằm tháng bảy âm lịch tại Phan Thiết. Bao chục năm xa rời quê hương nhưng kỷ niệm cũ chí mới nhắc tới, đã khiến cho hồn lữ thứ bâng khuâng trong ngấn lệ.

+ NGƯỜI VIỆT GỐC HOA TẠI BÌNH THUẬN:

Vì cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tam giáo Nho, Lão, Phật nên người Việt và người Hoa có chung một số tập tục cũng như tín ngưỡng. Theo sử liệu,ta biết ngay từ thế kỷ thứ XVII, đã có một số người Minh Hương tại Ngũ Quảng, theo chân đoàn quân Nam tiến của các vị Chúa Nguyễn ở miệt ngoài, tới định cư lập nghiệp tại trấn Thuận Thành vừa được sáp nhập vào Đàng Trong năm 1693. Lúc đầu người Minh Hương sống chủ yếu bằng nghề nông ở Phan Rang, Tuy Phong, Phan Rí, Mũi Né, Phố Hải, Phan Thiết.

Về tổ chức hành chánh, buổi đó Phố Hải là một Đạo của tỉnh, đồng thời cũng là thủ phủ của Trấn Thuận Thành. Trong khi vùng Mang Thít (Phan Thiết), vẫn còn là một làng đánh cá thưa thớt,được ngư dân tứ xứ tới lập nghiệp trên dãi đất bồi, do phù sa của hai con sông Mường Mán và sông Cái (hay sông Căn, sông Quao) tạo thành. Căn cứ vào tài liệu của Nguyễn Thông, từng làm Bố Chánh Bình Thuận, thì Phố Hải bấy giờ là chốn ngựa xe, đồng thời cũng là một trong những thương cảng quan trọng nhất , vào đầu thế kỷ XIX của VN, nằm trên hải lộ, từ Sài Gòn ra tới Nam Định. Vì ngư nghiệp và nghề làm nước mắm bản địa được phát triển nhanh chóng, thịnh vượng nên Bình Thuận đã sớm có một đội thương thuyền quan trọng, toàn là ghe bầu, đóng theo kiểu quân thuyền Tay Sơn đất Bình Định, chạy bằng buồm lá buông, tuy vận tốc chậm nhưng lại có trọng tải rất lớn, chuyên chở các sản phẩm trong tỉnh như nước mắm, cá mực khô, nông phẩm kể cả trâu bò, xuôi ngươc các miền nam bắc ra tới ngoại quốc như Tân Gia Ba, Manila, Hồng Kông.. Nhờ vậy, sự buôn bán làm ăn càng phát đạt, nên ngoài người Minh Hương bản địa, còn có nhiều người Hoa tứ xứ tới lập nghiệp và dựng nhiều làng mạc , dọc theo hai bờ sông Căn, từ cửa Phố Hải tới tận Thị trấn Xóm Lụa (Phú Long) , nằm trên Quan lộ hay đường Trạm, chạy từ Hà Nội-Huế vào Gia Định thành.

 Người Hoa sinh sống tại VN và Bình Thuận nói chung, gồm có năm nhóm chính Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hạ Phương (Hẹ). Người Hoa tại Bình Thuận về sau không làm nghề nông mà chuyển sang nghề thương mại, sản xuất. Tùy theo vốn liếng ban đầu, họ buôn gánh bán bưng, làm ăn nhỏ và dần hồi phát tài thành chủ các tiệm buôn, cơ sở chế tạo nước mắm, các xí nghiệp.. Không biết ở nơi khác thế nào, nhưng hầu hết người Việt gốc Hoa Bình Thuận là những người tốt, chân thật, hiền lành, hiểu biết trách nhiệm của người công dân ,tham gia nghĩa vụ quân dịch thời VNCH. Họ đa số có học thức cao, tối thiểu tốt nghiệp bậc trung học, với hai chương trình Việt-Hoa. Nhiều người đã trở thành công chức cao cấp và sĩ quan QLVNCH.

Nói chung ba trăm năm qua, trong tổng số người Hoa tại địa phương, chỉ có 25% tới từ bản quốc, còn lại đều sinh và trưởng thành tại VN. Nhờ uy tín, đức độ cũng như tình cảm đặc biệt, nhiều tên tuổi Hoa kiều đã đi vào tâm khảm mọi người vùng biển mặn. Đó là các ông bà Cẩm Thành, Điền Nam, Lâm Hòa Phong, Huê Ích, An Hòa, Nam Phong, Tăng Cao Phát, Tăng Phương Viên, Nam Thanh Lầu, Hòa Nguyên, Nam Nhất Viên, Tam Ích, Hưa Văn, Lưu An Tử, Lý Chân Ký, Lâm Phùng Xuân, Quảng Sanh Đường, Đại An Hòa..

Tại Phan Thiết, bốn đại bang đều có chùa hội quán riêng biệt, vừa là trụ sở sinh hoạt chung, cũng là tổ đình thờ phụng và cúng tế các bậc tiên hiền. Hội quán Quảng Đông xây năm 1872 tại đường Gia Long, Phan Thiết. Hội quán Triều Châu trước kia ở Phú Hài, sau khi bị bang Phúc Kiến trù ếm bằng địa lý (tham khảo tài liệu của Lê Hương, trong truyện tích VN do Xuân Thu xuất bản tại Hoa Kỳ), đã dời về bến Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa năm 1900. Chùa Hải Nam ở ngả ba Đội Cung,Trưng Nhị, xây năm 1805. Đặc biệt của bang Hải Nam, là hàng năm vào ngày 16-6 âm lịch, đều có tổ chức ngày giổ chung của 108 người Hoa tại Bình Thuận, bị tử nạn trên biển vì vụ án hải tặc, dưới triều vua Tự Đức nhà Nguyễn. Cuối cùng tổ đình Phúc Kiến tại đường Thái Phiên. Ngoài những chùa hội quán trên, người Hoa còn lập hai ngôi chùa lớn, đó là chùa Ông và chùa Bà Thiên Hậu Đức Sanh.

Ở bốn quận Bắc Bình Thuận, người Hoa tập trung nhiều nhất ở Sông Mao (Hải Ninh ) và Sông Lũy. Ngoài ra còn có nhiều người sinh sống tại các Thị trấn Long Hương, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Thượng Văn, Lương Sơn.. Cũng có nhều người lập nghiệp tại Ma Lâm, Mũi Né, Phú Long và La Gi.

Được xem như Hoa Kiều, còn có người Nùng ở Sông Mao, Sông Lũy nói tiếng Quảng Đông khi tiếp xúc với người Hoa, nhưng trong gia đình ho xữ dụng tiếng mẹ đẽ. Như người Hoa tại Phan Thiết, người Hoa ở bắc Bình Thuận đến định cư tại đây bằng nhiều phương tiện và các mốc thời gian khác nhau. Những người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam tới đây buôn bán từ đầu thế kỷ XX,mà dấu ấn còn để lại rất đậm nét tại xã Hòa Thắng, gần Hòn Rơm với món cháo Tiều cá liệt độc đáo. Tóm lại, phần lớn nay đã Việt hoá , cho dù một ít vẫn còn xử dụng tiếng Quảng Đông làm ngôn ngữ chính, khi giao dịch tiếp xúc với đồng hương theo thói quen có sẳn từ lâu đời. Riêng người Nùng di cư vào Sông Mao năm 1954, ngoài thành phần lính hay thân nhân, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh/QLVNCH của Đại tá Woàng A Sáng, còn có một số khác ở tỉnh Hải Ninh và Quảng Yên, cũng di cư vào Nam bằng ghe thuyền. Người Nùng vì sinh sống sát biên giới Hoa Việt, tỉnh Hải Ninh tiếp cận với tỉnh Quảng Đông, nên hầu hết đều thộng thạo tiếng Quảng, giống như người Nùng, Thái,Mường.. tại Long Khánh, Biên Hòa, Lâm Đồng nhưng lại có nhiều âm ngử khác biệt đối với người Hoa Quảng Đông, sống tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Tóm lại trong tất cả người thiểu số ở thượng du Bắc Việt, chỉ có người Ngái nói tiếng Quảng Đông, cùng giọng với người Hoa tại VN , dù họ sinh sống ở địa phương nào.

Người Nùng sống tại bắc Bình Thuận, hầu hết sùng bái Phật giáo và lễ Tài Phán nhưng nhiều năm mới được tổ chức một lần. Các tập tục tang, hôn hầu hết đều giống người Hoa. và Việt. Trong năm, người Nùng có nhiều tết như Đông Chí, Thanh Minh, Phật Đản, Đoan Ngọ, Nguyên Tiêu nhưng quan trọng nhất vẫn là tết Nguyên Đán với các món ăn truyền thống như thịt heo quay, vịt tiềm và khâu nhục.

+ Chùa Bà và Chùa Ông Phan Thiết:

Do cùng chung chịu ảnh hưởng của tam giáo nên người Việt và người Hoa có chung một số tập tục và tín ngưởng, trong đó có việc thờ cúng ông Quan Công. Tại Phan Thiết có hai ngôi chùa nổi tiếng, đó là chùa Bà Đức Sanh nằm kế Đình Đức Thắng và chùa Ông Quan Thánh tại phường Đức Nghĩa.

CHÙA BÀ nằm tiếp cận với Đình Đức Thắng, cả người Hoa lẫn Việt gọi là bà Đức Sanh-Thiên Hậu Thánh Mẫu. Bà sinh vào đời Tống, Kiến Long nguyên niên, nhằm năm 960 sau TL, tên thật là Lâm Mỹ Châu, đứng vào hàng thứ sáu trong gia đình. Nguyên quán làng Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Từ lúc sinh thời cho tới khi qua đời, bà chỉ cứu nhân độ thế, do trên khi mãn phần, nhà Nguyên phong là Thiên Phi, vì rất linh hiển. Đến đời Khang Hy nhà Thanh, bà lại được sắc phong Thiên Hậu và rất được người Hoa cũng như Hoa kiều muôn phương sùng kính. Tại Thủ Dầu Một hàng năm, vào rằm tháng giêng có lệ rước kiệu bà đi khắp thành phố. Tại Phan Thiết vào ngày trên cũng làm lể cúng bái nhưng không rước kiệu.

CHÙA ÔNG: Đã có từ lâu đời tại PhanThiết, sách Đại Nm nhất thống chí thì gọi là Miểu Quan Thánh, còn dân địa phương thì gọi là Chùa Ông Lớn. Một sự kiện đáng nhắc nhớ, là trong cuộc đổi đời tại Phan Thiết, hầu như tất cả chùa chiền kể cả chùa Tỉnh Hội tại Lạc Đạo, đều bị quậy nát, cướp bốc và làm nhục nhưng tuyệt nhiên không một Việt gian, Việt Cộng nào dám đến phá chùa Ông. Điều này chứng tỏ thần tích và uy vũ của Quan Thánh Đế Quân.

Đầu tiên chùa được dựng lên tại Phố Hải năm 1770 và dời về Phan Thiết năm 1786 cho tơí nay, vẫn tọa lạc trong khuôn viên của các đường Võ Tánh, Lê Lai và Đội Cung, thuộc phường Đức Nghĩa. Hơn hai trăm năm qua, chùa đã được xây dựng cũng như trùng tu liên tiếp, nên ngày nay mới được khang trang và uy nghi lộng lẫy. Chùa có nhiều gian liên tiếp vừa thờ Ông Quan Thánh, Ông Bổn, Ba Đức Sanh Thiên Hậu, Phật Bà Quan Âm và nhiều vị thần thánh khác, trong đó có Đức Khổng Tử. Riêng gian cuối cùng được gọi là nhà hậu, là nơi thờ các vị tiên hiền đã góp công của, trong việc xây dựng chùa. Cùng nằm trong khuôn viên còn có trường trung tiểu học Kiến Anh, dạy chương trình Hoa ngữ. Đây cũng là câu lạc bộ thể thao chung của các bang hội. Trường bị đóng cửa và sung công từ sau tháng 5-1975.

Ông Bổn được thờ chung trong chùa Ông, chính là Bổn Đẩu Công Trịnh Hòa, thái giám cũng là Thủy sư đô đốc, dưới thòi vua Vĩnh Lạc, Minh Thành Tổ (1403-1424). Với người Tàu,ông có công khuyến khích các tầng lớp nghèo đói, di dân tới các nước Đông Nam Á lập nghiệp, vì vậy những bang hội Hoa kiều hải ngoại đều thờ cúng.

Đặc điểm của chùa Ông là không thờ Phật, ngoại trừ Phật Bà Quan Âm dưới dạng một thánh mẫu. Chùa cũng không có sư trụ trì, mà chỉ có một ông từ lo việc hương khói mà thôi. Chùa được kiến trúc theo hình chữ kim, phía trước có xây cổng tam quan rất đẹp, mái cong có hình hai con rồng dành trái châu. Bên trong chùa, phía trước có một sân rộng dùng để tổ chức các cuộc lễ lạc, xô giàn, hát ba trạo, hát bội. Các cửa chùa được sơn son thiếp vàng và có nhiều hình vẽ các võ tướng Tàu. Vách tường phía trong lẫn bên ngoài đều xây bằng gạch tốt, mua tận Quảng Đông xen kẽ là những hàng đá trắng, có chạm hình trúc mai, phết kim nhũ, nét vẽ rất siêu thoát thanh tú. Mái chùa được thiết kế ba cấp , gồm một mái chính cao ở giữa, hai mái phụ thấp hơn, đầu mái cong cong mềm mại. Mái lợp ngói màu xanh lục nhiều chổ có lấp kính, để tạo ánh sáng phía dưới. Trên đỉnh nóc có tạc hình rồng và trái châu. Riêng các đường viền chung quanh mái, được trang trí bằng những phù điệu với các hình vẽ long, lân, qui, phụng. Trước những gian chùa nhỏ đều có thiết kế những hàng cột rất to sơn son, khắc các câu đối cổ. Mỗi gian đều có treo hai chiếc lồng đèn lớn, có vẽ chữ Hán rất đẹp. Phía trong cửa chùa củng được hình thành theo lối kiến trúc và nghệ thuật Trung Hoa, bằng hệ thống bao lam, rất tĩ mĩ và sắc sảo. Nhiều bức tranh gổ điêu khắc các chuyện xưa, tích cũ trong chiều hướng khuyên răn người đời phải ăn ở hiền lành, để khỏi bị quả báo. Chùa còn có nhiều trống cổ và chuông, trong đó có một đại đồng chung, chạm trổ rất đẹp, được đúc tại Quảng Đông và treo tại chùa Ông Phan Thiết vào đầu thế kỷ XIX.

Vào trong chùa, nhìn tứ phía đã làm sợ hải con người, nhất là những hình tượng cao lớn uy nghi của các bậc thần thánh trông như thật. Ngay cửa bước vào, về phía bên phải, ta thấy bàn thờ ông Bổn. Đối diện về phía bên trái là tượng đắp bằng đất một con ngựa cao lớn như thật, có màu đỏ tía. Theo truyền thuyết, đây chính là con ngựa xích thố của Lữ Bố, đã được Tào Tháo tặng cho Ông. Rồi thì ngựa nhịn đói cho tới chết, khi Quan Công bị Lữ Mông phục giết tại Mạch Thành. Ngựa cao khoảng 2,50m, đầu ngẩng cao với vẽ dáng rất bệ vệ. Đứng cạnh là tượng người mã phu, tay nắm dây cương màu đỏ. Ngoài ra còn có một con ngựa nhỏ, đứng kế con ngựa lớn, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển của cộng đồng người Hoa hải ngoại.

Qua khỏi sân thiên tĩnh, là đến đại điện thờ ông. Tại đây có đặt một hương án rất lớn, phía sau là hậu cung có tương Quan Thánh tạc bằng thạch cao sơn màu, cao trên 3m, mặt đỏ sậm , tay vuốt chòm râu dài tới ngực, tay kia cầm quyển binh thư. Ông đội mảo kim hoa, bên trong mang giáp trụ có thêu hình rồng bốn móng, phía ngoài khoắc lục bào và choàng thêm chiếc áo dài màu xanh nước biển, có thêu kim tuyến. Theo sử liệu, bình sinh ông rất thích chiếc lục bào , vì đây là kỹ vật của Lưu Bị tặng từ buổi sơ ngộ. Áo dài và giáp trụ, còn là biểu tượng của bậc tài trí văn võ song toàn. Pho tượng rất đồ sộ, được đặt trên một chiếc bệ thấp nhưng chạm trổ tinh vi. Đứng hầu hai bên Ông, phía trước bên tả Châu Thương, mặt rằn râu xoắn, tay cầm thanh long đao. Phía bên mặt là tượng Quang Bình, nét mặt thanh tú, đội mũ tú tài, tay bưng hộp ấn Kinh Châu Vương, chức vụ cuối cùng của Ông. Phía sau hậu cung, bên trên có tấm hoành phi chạm bốn đại tự ‘Đơn Tâm Quán Nhật‘ , ngụ ý ca tụng Ông là người có tấm lòng nghĩa khí son sắt, sáng chói như mặt trời.

+ ĐẠI LỄ TUẦN DU CỦA QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN TẠI PHAN THIẾT:

 Trước tháng 4-1975, Phan Thiết hàng năm có hai đại lễ, rằm tháng giêng cúng bà Thiên Hậu, còn 24 tháng 6 âm lịch, thì vía Ông. Nhưng đặc biệt nhất cũng chỉ có tại Phan Thiết, là cử hành Đại Lễ Tuần Du của Quan Thánh, được tổ chức ba năm một lần, liên tiếp nhiều ngày , từ 16 cho tới 20 tháng bảy âm lịch mới chấm dứt. Trong dịp Đại Lễ này, ngoài người Việt và Hoa tại địa phương tham dự, còn có sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều bang hội người Hoa ở những tỉnh khác, kể cả Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhiều đoàn lân, sư tử và rồng cũng tham dự, làm cho cuộc lễ thêm vui nhộn và trang trọng.

 Theo truyền thống, đại lể nghinh ông ba năm một lần và nghe nói năm 2004 là thời gian đáo lệ. Đại lễ này đã có từ lâu đời và vẫn giữ được truyền thống xa xưa, ngày nay không riêng của người Hoa Phan Thiết, mà còn là lễ hội chung của cộng đồng Hoa kiều quanh vùng Đông Nam Á. Nội dung cuộc tuần du của Ông Quan Thánh, vẫn là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người mạnh khỏe bình an và làm ăn phát đạt.

Trong thời gian diễn ra cuộc lễ, khu vực chùa Ông, người trẩy hội như nước chảy, gần như chen chân không lọt. Họ đến khắp các ngả đường Bình Thuận, xa nhất là Long Hương, La Gi, Tánh Linh, Võ Đắc, Phú Quý.. cho tới Phan Thiết, hầu như không thiếu giới nào. Trong thị xã, người như đông hẳn lên, phòng trọ, khách sạn không còn chổ. Chợ búa bán đủ món nhưng đắt nhất vẫn là hoa quả, vì cúng ông xưa nay chỉ cúng chay. Trong thời gian hành lễ, ngoài các hội lân, rồng thay nhau trình diễn, còn có các đội chèo Bá Trạo của các vạn chài trong tỉnh tới giúp vui, ở bên trong thì sư sải tụng kinh với hầu bóng múa văn chầu ngài.

Theo qui định thành văn,vị chủ tế điều khiển cuộc lễ, đuợc luân phiên chọn trong bốn bang Hoa Kiều tại Phan Thiết.. Quang cảnh trong và xung quanh chùa ông trang trọng hẳn lên, qua cờ xí, lồng đèn, thắp sáng ngày đêm. Trong điện khói huơng mù mịt, làm mọi người muốn nghẹt thở và chảy nước mắt, dù người phụ trách thay nhang cháy dở liên tục. Ngày 18 xô giàn, tiếp theo là hát bội kết thúc việc cúng tế.

Sáng 20 tháng bảy là lễ nghinh ông với hàng trăm đoàn thể tham dự, ngoài 4 bang hội Phan Thiết. Vì có nhiều hội tham gia, nên nửa đêm ban tổ chức đã bắt đầu sắp xếp đoàn diễn hành. Theo thông lệ, đám rước sẽ ra làm lễ tại Chùa ông cũ ở Phú Hài nhưng nhiều lần phải cắt bỏ vì không đủ thời gian. Từ xưa mở đầu đám rước vẫn là một cây đại kỳ có thêu chữ Quan Công to lớn, do năm tráng đinh phụ trách đi sau hai tên vác thanh la, cờ hiệu dọn đường. Nếu là bang Triều Châu nối tiếp thì sẽ có đoàn người vận đồng phục vàng, đội nón rộng vành vác cờ, những cây đại kỳ cở lớn, hình chữ nhật khổ 1m x 3m, đủ màu sắc có tua, thêu các đại tự hàm ý cầu cho quốc thái dân an, non sông thái bình thịnh vượng. Nối tiếp là đoàn thiếu nữ gánh hoa, hơn mấy chục người đẹp của Phan Thành, mặt hoa da phấn, dung nhan diễm lệ, khuynh sắc khuynh thành trong độ tuổi 16-20, mặc đồng phục bằng vải xa tanh màu hồng, đội nón rộng có quai, tóc kết bím, vai gánh những lẳng hoa tươi có đủ màu sắc bằng một chiếc đòn gánh thanh nhả, vừa đi vừa múa trông rất hấp dẫn đáng ngưỡng mộ. Nối tiếp là Bang Quảng Đông với mấy chục thanh niên dương oai diệu võ bằng các cờ hiệu và những vủ khí cổ như gươm, giáo, đao kiếm cùng một ban kịch lưu động đủ nam nữ, diển các tuồng tích về thời Tam Quốc qua sự phụ hoạ của ban nhạc Hồ Quảng.

Riêng bang Phúc Kiến thì ngoài cờ quạt vẫn luôn luôn có một dàn bát âm gồm nhiều loại nhạc cụ cổ điển Trung Hoa như kèn, sáo, phèn la, trống con, đàn tranh, kìm, cò và phách. Trong đoàn có mấy chục người đi chân tháp, cao lêu nghêu. Đây là nét độc đáo của các bộ tộc thuộc Bách Việt mà người Phúc Kiến là Ngô Việt, Quảng Đông là Mân Việt và Việt Nam là Lạc Việt. Bang Hải Nam di sau cùng diễn tuồng “Tam Tạng thỉnh kính” với thầy Tam Tạng đội mão tam lư, vận áo cà sa, nét mặt hiền lành ngồi ngựa kim. Còn Trư Bát Giái mặt heo cầm đinh ba đi trước mở đường, Sa Ngộ Tịnh mặt quỷ, vai đeo lũng lẳng xâu sọ người, gánh hành lý đi sau. Riêng Tôn Hành Giả mặt khỉ, tay cầm thiết bảng múa may quay cuồng, làm cho mọi người không thể nhịn được cười.

Bây giờ mới tới kiệu bà Thiên Hậu và kiệu Ông Quan Thánh. Về hình thưc hai kiệu thiết kế giống nhau đều có bốn mái được sơn sơn thiếp vàng rất lộng lẫy với hai tầng. Mỗi kiệu có tám kiệu phu toàn là thanh niên lực lưỡng mặc quần áo màu đỏ sậm, quần có may nẹp trắng, đầu đội nón chóp kiểu lính lệ ngày xưa. Phía trước là bàn hương án với ba cây nhang lớn lúc nào cũng nghi ngút cháy. Phiá sau là đoàn hộ tống kiệu có Châu Thương vác thanh long đao đi trước, mặt đen, độại nón rộng vành. Kế giữa là mã phu dắt ngựa xích thố với đủ yên lạc và cuối cùng là Quan Bình ngôi trên ngựa, tay ôm hộp ấn, đôi mắt lim dim như xuất thần.Tiếp theo là các chức sắc của các bang hội với y phục trang trọng, theo sau hầu kiệu.

Phần sau của đám rước hầu hết là các đoàn thể của người Việt, trong đó có hội Thiền Cang Tương Tế, hội Đông Y, các vạn chài với đoàn Bá Trạo, các chùa Phật giáo và cuối cùng vui nhộn nhất là các đoàn lân, sư tử (Bang Hải Nam) và đoàn múa rồng của Hội Muối Phan Thiết. Đoạn hậu luôn luôn là một dòng người đông đảo trong đó phần lớn là dân địa phương, trẻ nít, khách hành hương và người hiếu kỳ. Đoàn nghinh Ông thường xuất hành trước tại đường Gia Long, vòng đường Trưng Nhị, Khải Định, Đồng Khánh mới toả ra khắp thành phố. Hành trình cố định trên không ngoài mục đích để kiệu Ông, Bà ngang qua các hội quán Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam và Phúc Kiến.

Đặc biệt qua chín đời Tỉnh Trưởng Bình Thuận, suốt 20 năm VNCH, từ Đại Tá Nguyễn Quang Hoành (1955) tới Đại tá Ngô Tấn Nghĩa (1975), thời nào cũng vẫn mở rộng cửa Tỉnh Đường để đoàn diễn hành đi xuyên qua từ cổng trước tại đường Đề Thám, tới cổng sau ở đầu đường Chu Mạnh Trinh. Trong dinh các đoàn lân và rồng múa chung để dành tiền thưởng.

Nơi nơi trong thành phố Phan Thiết, ngày Ông đi chơi, nhà nhà đặt bàn hương án cúng vọng. Nhiều gia đình còn treo những dây pháo dài thượt đủ loại kể cả pháo nồi, pháo tống để đốt chào mừng kiệu Ông, kiệu Bà đi tới. Do trên nhiều người bận rộn không tham dự được nhưng chỉ cần nghe tiếng pháo cũng đoán được đám rước đi tới đâu rồi. Nhiều năm vì số bang hội khắp nơi về dự quá đông, ban tổ chức phải cắt bỏ nhiều lộ trình, khiến đồng bào phải mòn trông mỏi đợi.

 Từ sau ngày 1-5-1975, Việt cộng Bình Thuận cấm nghinh ông nhưng rồi trước tình hình Hoa kiều Phan Thiết vượt biển, nay giàu sụ lại mang tiền về đầu tư cứu đảng, cũng như phải lấy lòng các ông chủ Tàu cộng, Tàu trắng Đài Loan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương và Tàu Mỹ gốc Việt.. đang góp vốn kiếm lời, nên đảng cho phép mở lại lễ nghinh ông, nhưng chỉ giới hạn tại khu vực phường Đức Nghĩa mà thôi. Riêng con rồng lớn buổi trước của hội sở muối cũng bay về trời năm nào và được thay thế bằng con rồng nhí xã nghĩa, ốm nhách nhưng nanh vút râu ria đầy miệng.

Ai cũng biết Bình Thuận-Phan Thiết từ ngày thành lập đền nay, phần lớn gắn liền với cuộc sống miền biển. Do trên khi những ngư dân đầu tiên đến lập nghiệp, dựng làng, đều không quên những vị tiên hiền, những người đã có công tạo lập và hình thành phát triển nơi dung thần mới. Đình làng, dinh vạn là những nơi người dân tưởng nhớ ghi ơn, những thần thánh siêu hình đã mang đến sự ấm no, an bình cho muôn người. Vì vậy, nhắc đến Bình Thuận, Phan Thiết là nói tới Ông Nam Hải, Ông Quan Thánh, Bà Thiên Hậu, Thầy Chúa, Cô Cậu.. đồng thời với Phật, Chúa trong tín ngưởng truyền thống lâu đời của dân tộc Việt.

Quê người năm nay Cộng Đồng người Việt tị nạn cọng sản mở hội mừng Đại Lể Đản Sinh 2551 Đức Thế Tôn khắp nơi ,vô cùng trang trọng. Trong niềm thương nổi nhớ, bổng dưng muốn ứa lệ khi nghe ai vừa mới hát lại bài ‘Tình Quê Hương‘ của một nhà văn quân đội:

‘Anh về qua xóm nhỏ

Em chờ dưới bóng dừa

Nắng chiều vương mái tóc

Tình quê hương đơn sơ

Quê em nghèo cát trắng

Tóc em cũng vừa xanh

Anh là người lính chiến

Áo bạc màu đấu tranh ‘

Bình Thuận còn đó với những dâu bể chua xót, làm cho mùa nào tới cũng thêm buồn khi hồn cứ nhớ mãi kỹ niệm của một thời ‘Phan Thiết rừng tiền biển bạc‘, nay vĩnh viễn chẳng bao giờ hy vọng hồi sinh, nếu còn trong thiên đàng xã nghĩa.

Tình quê hương muôn đời vẫn thấm thiết nhưng nếu được về qua xóm nhỏ, không biết sẽ hẹn em ở đầu bây chừ, để như ngày xưa, chúng ta trốn nhà đi xem Đại lể tuần du Quan Thánh, mà lần nào cũng vậy, vì quá vui được ở cạnh em, nên cứ quên đường về nhà ./-

Xóm Cồn

Tháng 6-2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.