Hôm nay,  

Suy Tư Về Lãnh Đạo

01/03/200700:00:00(Xem: 4421)

Suy Tư Về Lãnh Đạo

Năm 1990, Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp Đức Giáo Hoàng John Paull II
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ảnh hưởng thế nào đến sự suy nghĩ của giới trẻ tại Hoa Kỳ"

Hai người sinh cách nhau 15 năm, cùng nhìn về một hướng.

*

Tác giả bài viết là sinh viên Văn chương và Lịch sử tại California State University of Long Beach (CSULB). Đại học này có một trung tâm phát triển sinh viên thành người lãnh đạo sự cải tiến xã hội, gọi là Lois J. Swanson Leadership Resource Center (LRC), do tên của cố Giáo sư Lois. J. Swanson. Bài viết dưới đây là một phần tiểu luận của Connie Phạm tại cuộc thi của Trung tâm LRC vào tháng Ba năm 2006 và được giải thưởng Lois J. Swanson. Đề tài là "Reflective Leadership" - Lãnh đạo có Suy tư. Tác giả giải thích rằng mình đi vào ngành giáo dục vì muốn góp phần giải phóng con người. Mà sở dĩ như vậy vì đã học được từ tấm gương lãnh đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma. Phần trích dẫn dưới đây viết về tấm gương đó. Bản dịch Việt ngữ có phần phụ giúp của Việt Báo.

Connie Phạm và bạn tại một cuộc biểu tình.
   Người Mạnh Thì Tự Lãnh Đạo: Lãnh Đạo Có Suy Tư

"Một số trong chúng ta là lãnh đạo bẩm sinh; một số thì trở thành lãnh đạo; còn một số phải lãnh cái nghiệp ấy". Phải vặn lời của Shakespeare thì một sinh viên Văn khoa Anh ngữ như em mới hiểu được mối quan hệ của mình với đề tài lãnh đạo. Khi lớn lên, em chưa hẳn thấy mình là một người lãnh đạo, nhưng càng suy nghĩ về những gì là cần thiết để là lãnh đạo, thành tấm gương cho người, em càng thấy mình phải trở thành lãnh đạo, có khi vì chẳng còn cách gì khác.

Những bậc lãnh đạo có suy tư phải có tâm trí rộng mở và chấp nhận nhiều cách luận giải khác biệt. Họ phải mạnh mà không cứng, linh động mà không nhu nhược. Lãnh đạo giỏi là người tự tin mà không tự mãn và nhiệt thành nhưng không quá chấp vào thành quả.

Vấn đề không chỉ là phải có khả năng giao tiếp với người. Bậc lãnh đạo có suy tư phải quan tâm đến phẩm cách thầm kín của từng người, đến giá trị riêng của từng lời nói.  Hay nhất là khi họ nhắc cho ta biết tiềm năng của ta tự cứu mình và cứu người. Lòng tốt của họ dễ cảm hóa người khác, và chỉ sự hiện hữu hay gương sáng của họ cũng làm chúng ta dũng mãnh hơn.

Một bậc lãnh đạo kỳ diệu đã ảnh hưởng đến em và tâm tư của em chính là đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng. Từ một nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị có khả năng, sức mạnh của Ngài là sự kết hợp gắn bó giữa hai vai trò ấy. Ngài là một lãnh tụ chính trị thực tiễn rất am hiểu tầm quan trọng của thương thuyết. Ngài chung thủy với con đường trung đạo triệt để. Ngài không đứng ở giữa vì là người thụ động, trung lập hay thiếu quyết đoán mà vì hiểu rằng nền dân chủ đòi hỏi sự hòa nhập và thương thảo. Trong trường hợp cá biệt này thì "thương thuyết không phải là chịu thua hay đành nhận điều gì kém mà là đạt tới một khía cạnh khác của sự tối hảo", theo lối nói của một học giả đặc biệt.

Như một tấm gương kiên trì về bất bạo động, đức Đạt Lai Lạt Ma đã là biểu tưởng bền bỉ của sự đề kháng Tây Tạng chống lại ách đàn áp Trung Quốc. Trên chính trường quốc tế, một đấu trường thiên về bạo lực hơn là hoà bình, thệ nguyện bất bạo động của Ngài là đỉnh cao không vượt nổi. Từ khi Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng năm 1959, đã có một triệu hai trăm ngàn người Tây Tạng bị giết và hàng ngàn người bị phiêu dạt hoặc đẩy vào chốn lưu vong. Sự tàn bạo và chà đạp những quyền làm người căn bản của chính phủ Trung Quốc cấu thành tội ác là tiêu diệt văn hoá. Ngày nay, xứ Tây Tạng vẫn quằn quại dưới sự chiếm đóng, nhưng đức Đạt Lai Lạt Ma biết rằng không thể thắng trong cuộc đấu tranh này bằng bạo lực. Chỉ có thể thắng bằng sức mạnh tinh thần mà thôi.

Thật ra, với đức Đạt Lai Lạt Ma thì bất bạo động không chỉ là một chiến lược chính trị hay một khái niệm triết lý trừu tượng. Đó là một sự diễn tả can trường nhất của chính nền văn hoá Tây Tạng, tự cốt tủy vốn đã hướng tới lòng vị tha và từ bi như được khắc ghi trong đức tin Phật giáo. Nếu cuộc đấu tranh Tây Tạng lại dùng bạo lực thì nó có thể bị coi là tất bại. Cách duy nhất để bảo vệ một nền văn hoá hiếu hoà là thực hành tinh thần hoà hiếu.

Năm 2005, ngày 10-7, tại Quốc Hội Mỹ, Chủ tịch Hastert và lãnh tụ khối thiểu số Nancy Pelosi nghênh đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Photo Sonam Zoksang /ICT

Ngài đã được vinh danh với Giải Nobel Hòa Bình 1989, vô số bằng cấp danh dự và cả Huân chương Congressional Medal of Honor của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Nhưng, điều làm cho nhân vật này trở thành siêu đẳng chính là sự miệt mài theo đuổi chủ trương cao cả của mình.

Nỗ lực của Ngài là kết hợp các dân tộc trên thế giới vào việc giải quyết những bất công xã hội đã được đón nhận tốt đẹp. Ngài đã gặp gỡ những nhà lãnh đạo tôn giáo và là người đề xướng đối thoại giữa các tôn giáo. Hội Nghị Tâm linh và Khoa học của Ngài đã quy tụ các bậc đại trí về tín ngưỡng và khoa học để cùng chia sẻ những lý giải khác nhau về bản thể. Ngài đã tiếp xúc với giới lãnh đạo doanh trường để cùng chú ý tới việc đưa đạo lý vào kinh doanh. Trong chuyến công du mới đây tại Wahington D.C. đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu được thăm học sinh trong các trường công lập ở nội thành và còn giúp tiền cho trường học. Qua ngần ấy nỗ lực, phát triển ý thức về xã hội là trọng tâm vận động của Ngài.

Ngay trong cộng đồng Tây Tạng của Ngài, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tận lực xây dựng tinh thần đoàn kết trong khi vẫn muốn mọi quan điểm khác đều được nói lên và tôn trọng. Ngài là người đề cao dân chủ, như đã thấy trong cơ cấu của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Dân Tây Tạng tị nạn tại Ấn Độ đã cố thành lập và điều hành chính quyền riêng của họ. Dù gặp trở ngại, cộng đồng Tây Tạng hải ngoại tiếp tục ủng hộ quyền cai trị dân chủ khi bầu lên thành viên của Nội các và Quốc hội Tây Tạng. Phần mình, đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẳng định, rằng Ngài sẽ hoan hỉ từ bỏ quyền lực chính trị một khi vấn đề TâyTạng được giải quyết.

Đã từ lâu, đức Đạt Lai Lạt Ma từng nhấn mạnh đến chủ nghĩa hòa đồng giữa các hệ phái ngay trong cộng đồng Phật giáo Tây Tạng khi Ngài ủng hộ nỗ lực tiếp xúc giữa bốn tông phái cho mục tiêu nghiên cứu và suy nghiệm. Xa hơn thế, Ngài còn đề nghị tinh thần bình đẳng về tính phái. Đức Đạt Lai Lạt Ma tích cực hỗ trợ nỗ lực san bằng khoảng cách giáo dục giữa chư tăng và chư ni Tây Tạng, thí dụ như giúp tài trợ các cơ hội gia tăng học bổng và vị trí lãnh đạo cho phụ nữ. Dù gánh vác trọng trách bảo tổn những tập quán ngàn năm, Ngài vẫn chứng tỏ là một nhà lãnh đạo có khả năng dung hòa với thế giới mới.

Trong những lý giải và yêu cầu của đức Đạt Lai Lạt Ma, em ưa thích nhất lời khuyên của Ngài về cách sử dụng trí khôn của con người. Ngài khiến ta liên tưởng đến lời Phật dạy khi đòi hỏi ta phải thử nghiệm kỹ trước khi chấp nhận các ý kiến của Ngài. "Đừng cả tin vào lời tôi nói", Ngài nhắc lại nhiều lần khi nói với công chúng, "Nhưng phải cố gắng tối đa để thử nghiệm các ý kiến đó. Chỉ khi nào thấy là hoàn toàn đáng tin thì mới chấp nhận." Lời khuyên ấy hàm chứa sự kính trọng sâu xa dành cho từng cá nhân. Thông điệp của Ngài vì vậy là một cách gia tăng chân lực vì khuyến khích con người nuôi dưỡng lòng tự tin.

Nhờ tiếp xúc rồi tham dự vào công cuộc đấu tranh của Tây Tạng mà em bước vào thế giới tuyệt diệu của vận động chính trị và xã hội. Trong năm năm, em trở thành một sinh viên đã giành không biết bao nhiêu thời giờ, trong và ngoài khuôn viên Đại học CSULB, cho các hoạt động ấy. Rồi cũng từ những hoạt động này, em cảm nghiệm ra một cách sâu sắc, rằng giáo dục là liều thuốc công hiệu nhất chống lại sự đàn áp; trí tuệ là chìa khoá giải phóng con người.

***

Strong People Lead Themselves: A Reflective Essay

"Some of us are born leaders; some of us become leaders; and some of us have leadership thrust upon us."  Tweaking the word of Shakespeare is really the only way as an English major that I could understand my current relationship to leadership.  Growing up I never quite saw myself as a leader, but the more I ponder about what is involved in leadership and role-modeling, the more I realize I have become one in my own way, if only by default.

Reflective leaders are open-minded and willing to entertain multiple interpretations.  They are strong without being forceful, and flexible without being spineless.  Good leaders are confident without being self-righteous and passionate without being attached to results.

It is not enough merely to possess good interpersonal skills.  Reflective leaders need to be sensitive to the inherent dignity of each individual and the inherent worth in every voice.  At their best, reflective leaders remind us of our potential - to save ourselves and each other.  Their goodness is contagious, and through their mere presence and examples, we are empowered.

One amazing reflective leader who has most influenced me and my thinking is none other than His Holiness the Dalai Lama of Tibet.  A capable religious and political leader, his strength derives  from his seamless combination of both roles.  He is a practical political leader who understands the importance of negotiation.  His Holiness abides within a radical middle.  He does not hold the center because he is passive, neutral, or undecided, but because he understands that democracy requires inclusiveness and negotiation.  In this specific case, "negotiation is not 'giving in' or settling for less, but reaching for a more complex version of best," in the words of a particular scholar.

A steadfast exemplar or nonviolence, his holiness has long been the symbol of Tibetan resistance to Chinese oppression. In international politics an arena known more for its tendency towards violence than its proclivity  towards peace, his holiness unwavering commitment to nonviolence is unmatched. Since the 1959 Chinese communist investor of Tibet, over 1.2 million Tibetans have been killed and thousands displaced and forced into exile.  The atrocities of the Chinese government and its denial of basic human rights amount to cultural genocide.  Today, Tibet continues to suffer under the occupation, but His Holiness knows that this in not a struggle that can be won through violence.  It must be won by sheer moral force alone.

Indeed to the Dalai Lama, nonviolence is not merely a political strategy or philosophical abstraction. It is fact the most courageous expression of Tibetan culture itself, which has in its essence, a dedication to altruism and compassion as outlined in the Buddhist faith. To the extent that the Tibetan struggle would utilize violence.  It would be seen as self - defeating. The only way to preserve a culture of peace is to activity practice it.

His Holiness' accolades include the 1989 Nobel Peace Prize, countless honorary degrees, and a pending U.S. congressional Medal of honor.

But perhaps what makes him so extraordinary is his  unequivocal  commitment to his vision.

His Holiness' attempts to unite diverse populations in order to address various social justice concerns have been well-received.  He has participated in myriad encounters with prominent religious leaders and is an outspoken proponent of interfaith dialogue.  His Mind Science Conferences have drawn the scientific and faith communities together to share interpretation of realty.  Meetings with corporate leaders have centered on promoting an ethical dimension into the world of business.  On his last visit to Washington D.C., His Holiness made it a point to visit with inner-city public school children and even donated to their school.  Developing a social conscience has been the main focus of all these projects.

Within his own community, he has worked hard to maintain unity while pushing for diverse voices to be heard and validated.  His Holiness is a strong advocate of democracy, as the structure of his own government-in-exile indicates.  Even as refugees, Tibetans in India have managed to establish and maintain their and maintain their own government. Desire the hardships, the Tibetan diaspora continues to support democratic governance  by electing members of Tibetan Cabinet and Parliament.  On his part, His Holiness has stated that  he would gladly relinquish political power once the Tibetan situation settled.

He has long stressed non-sectarianism within the Tibetan Buddhist world itself, supporting efforts that would bring the four Tibetan Buddhist schools together for academic research and inquiry.  Furthermore, he has been a strong proponent of gender equality.  His Holiness has long supported efforts that would close the education gap between Tibetan monks and nuns, for example, helping to fund programs that provide more scholarship and leadership opportunities for women.  Although his responsibilities include upholding centuries-old traditions, His Holiness has proven to be a capable leader willing to adapt to the modern word.

Of all his caveats and entreaties, my favorite advice from the Dalai Lama concerns the use or human intelligence.  He echoes the Buddha's words when he urges people to test his ideas before accepting them. "Do not merely believe what I say" he says again and again  in his public speeches.  "But test the ideas to the best of your ability. Only when you have become fully convinced should you believe them."  Implicit in this heeding is a profound respect for the individual.  His in a message of empowerment. One that encourages people to cultivate trust in themselves.

It was largely due to my own exposure to and consequently involvement in the Tibetan struggle that I was introduced to the wonderful world of social and political activism.  For five years, I logged in countless hours as a student organizer both on and off the CSULB campus.  It was through activism that I became convinced that education was the best antidote to oppression; wisdom was the key to human liberation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.