Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (XXVI)
người anh cộng sản trước Toà Mặt Trận
Tác giả
Elizabeth Pond
Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu...
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu."
Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.
***
XXVI. Bản tự khai của Trần Ngọc Hiền
Trần Ngọc Hiền được áp giải vào phòng xử. Ông ta nhỏ con và trông già nua gân guốc hơn vóc người tròn trịa của ông Châu. Trông ông ta thanh mảnh, cằm đưa ra, tóc lởm chởm. Ông ta mặc chiếc áo chemise màu sáng, bỏ ngoài quần; hai tay áo được sắn lên. Ông để thẳng hai cánh tay bên hông).
CHÁNH THẨM
(nói với ông Hiền)
Ông có họ hàng gì với ông Châu hay không"
Ông Hiền:
Tôi là anh ông ta.
Chánh thẩm:
(Bắt đầu đọc bản tự khai của ông Hiền;
thỉnh thoảng ngưng lại để yêu cầu ông Hiền xác nhận).
Biên bản các cuộc tiếp xúc
với Trần Ngọc Châu
Bản tự khai của ông Hiền được ghi lại ở đây là theo nguyên bản. Trong phiên tòa, người ta lược bỏ bản tự khai của ông Hiền nhiều hơn so với bản tự khai của ông Châu. Ở đây tác giả không nêu cụ thể những chỗ bị lược bỏ nhưng nói chung thì những đoạn bỏ ra là có liên quan đến những lần ông Châu từ chối không theo đề nghị của phe Mặt Trận Giải Phóng. - Đoạn văn có sự lược bỏ được ghi chú bằng ký hiệu (1).
I. Cuộc tiếp xúc lần đầu trên cơ sở quan hệ tình cảm anh em.
Sau khi nghiên cứu, bộ phận nghiên cứu và điều nghiên quyết định về một số đối tượng, trong đó có Trần Ngọc Châu, nhằm cố gắng tranh thủ các đối tượng này hoặc thiết lập quan hệ để khai khác họ nhằm thu thập tin tức. Tôi và Trần Ngọc Châu là anh em ruột nhưng sau gần hai mươi năm xa cách chúng tôi không biết tình hình của nhau cũng như những thay đổi về mặt con người.
Phương hướng hành động:
A. Phải kiên trì để tranh thủ đối tượng, bất kể có phải tốn bao nhiêu thời gian.
B. Tranh thủ tình cảm của đối tượng xuất phát từ quan hệ anh em và xử dụng những phương tiện chính trị phù hợp với chuyển biến nơi đối tượng.
C. Phải hết sức cảnh giác.
D. Phải chuẩn bị cho thật kỹ trước bất kỳ một cuộc tiếp xúc nào và sẵn sàng hội ý trước với Trần Châu Khang, một người anh khác của Châu, trong quá trình tiếp xúc với Châu.
Trước hết phải thăm dò thái độ và lập trường chính trị của Châu. Khoảng đầu năm 1965 ông Khang đi gặp đối tượng để báo cho ông ta biết rằng tôi muốn gặp để tìm hiểu thái độ của ông ta. Ông Khang trở về và cho tôi biết rằng đương sự sẵn sàng gặp tôi bất kỳ lúc nào tôi muốn. Đồng thời đương sự cũng gởi cho tôi một tấm danh thiếp có ghi như sau: "Cho phép người cầm danh thiếp này đến gặp tôi". Ngoài ra đương sự cũng nhắn tin để hỏi xem tôi muốn ra theo chương trình chiêu hồi không. Nếu tôi muốn ra theo chương trình chiêu hồi thì đương sự sẽ giới thiệu để tôi có thể đi Mỹ. Vào thời điểm đó tôi thấy chưa tiện để gặp đương sự. Vì vậy mà tôi đã xé bỏ tấm danh thiếp, bởi giữ nó trong mình thì không tiện. Mặt khác vì tôi xử dụng căn cước giả nên tôi rất dễ gặp rắc rối.
Khoảng tháng 9/1965 ông Kháng đi Kiến Hòa để yêu cầu đương sự lo cho ông ta đủ giấy tờ để tìm việc làm. Một lần nữa tôi lại hỏi ông Kháng kiểm tra xem thái độ của đương sự ra sao và coi xem có sự chuyển biến gì về mặt quan điểm hay không. Ông Kháng trở về và cho tôi biết rằng đương sự không nhắn gì về việc tôi muốn gặp đương sự. Do đó mà tôi kết luận là sẽ không có gì sai lầm nếu như tôi tìm gặp đương sự một cách bất ngờ. Tôi quyết định đi Kiến Hòa vào tháng 11/1965 để tìm cách gặp nhau lần đầu tiên. Khoảng 2 giờ 30 trưa ngày chủ nhật tháng 11/1965 tôi đi thẳng đến dinh Tỉnh Trưởng Kiến Hòa và tôi nói với người bảo vệ là tôi muốn gặp đương sự. Tôi điền vào mẫu xin tiếp kiến như sau: