Hôm nay,  

Bài Viết Của Tác Giả Trần Ngọc Châu: “chiến Tranh Việt Nam Và Tôi” (iv)

22/03/200900:00:00(Xem: 5556)

Đọc Sách Mới: Bài viết của tác giả Trần Ngọc Châu: “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” (IV)
TT Diệm Muốn Hoà Giải Với Phật Giáo
Đệ Nhất Cộng Hoà, Trần Ngọc Châu là người lập kế hoạch bình định. Từ đây mà sau này có chính sách chiêu hồi, rồi chiến dịch Phượng Hoàng, một chương trình bình định thành công nhất của CIA trong chiến tranh Việt Nam.    Đệ Nhị Cộng Hoà, Trần Ngọc Châu là Tổng Thư Ký của Quốc Hội đầu tiên (hình trên).
   Cuối 1969 đầu 1970, Toà Đại Sứ Mỹ và CIA ở Việt Nam bật đèn xanh cho Tổng Thống Thiệu triệt hạ ông Châu. Đây là sự kiện tiêu biểu cho khúc quanh chính trị của Mỹ tại Việt Nam, được tác giả Elizabeth Pond ghi lại thành “The Chau Trial.” Từ đó tới nay, liên tục 40 năm, đã có thêm cả chục cuốn sách, cả trăm bài báo và nhiều công trình nghiên cứu tại các lò tư tưởng chiến lược -nơi ảnh hưởng tới chính sách thế giới của nước Mỹ-  liên tiếp mổ xẻ trường hợp Trần Ngọc Châu.
    Lý do, nói theo Zalin Grant, tác giả cuốn sách “Facing the Phoenix”, đó là vì  vụ án Trần Ngọc Châu tiêu biểu cho sự thất bại chính trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam. “Châu đã thành một biểu tượng -Biểu tượng cho những thứ đã mất ở Việt Nam.”Zalin Grant viết. Thứ đã mất chính là những lý tưởng dân chủ, tự do mà dân Mỹ từng phải trả bằng máu, nhằm mang lại cho Việt Nam một chế độ dân chủ đích thực, một chiến thắng xứng đáng của miền Nam tự do.
   Lần đầu tiên, sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu” được ấn hành ở hải ngoại. Ngoài đầy đủ bản dịch "The Chau Trial", phần trích lược sách báo và các tài liệu mật liên quan tới cuộc chiến Việt nam còn có bài viết đặc biệt của chính ông Trần Ngọc Châu mang tựa đề “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi.” Sau đây là phần trích từ bài viết đặc biệt này.

IV. KIẾN HÒA: CÁI NÔI ĐỒNG KHỞI CỦA VC
Đầu năm 1962, Tổng Thống Diệm gọi tôi đến văn phòng ông tại dinh Gia Long. Trước sự hiện diện của ông Bộ trưởng bộ Nội vụ Bùi Văn Lương, Tổng thống chỉ thị tôi đảm nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng Kiến Hòa. Tôi lễ phép từ chối với lý do chưa được huấn luyện thành thạo cho một công vụ lớn lao như vậy. Tổng Thống nói: "Ta đã quyết định rồi, hãy theo gương tổ phụ và thân phụ của anh trước kia mà làm." Lời nói của Tổng Thống làm tôi rất cảm động.  Cả cha và ông tôi đã từng phục vụ trong chế độ Nam Triều nhiều năm trước, với mực thước của Nho giáo.
Tôi tới tỉnh Kiến Hòa với một sự hiểu biết sẵn có khá đầy đủ về tình hình nơi đó. Số dân cư toàn tỉnh là 600,000, chỉ có khoảng 80,000 dân được chính quyền chặt chẽ kiểm soát. Tôi đi đến một ý nghĩ đơn giản mà thật rõ ràng là phải đặt nặng sự tranh đấu chính trị với Cộng sản hơn là bằng quân sự. Mục tiêu chính là bình định dân chúng nông thôn, tìm để có sự hậu thuẫn của họ, loại bỏ sự ủng hộ của nhân dân đối với họ. Chỉ xử dụng lực lượng quân sự để yểm trợ cho các hoạt động chính trị và dịch vụ khác mà thôi.
Đầu tiên, tôi hoạch định cho thi hành chương trình "Dân Y Vụ", bắt đầu từ các xã thôn gần cận nơi các nơi đồn trú của các lực lượng quân sự. Những tin tức của các cán bộ Dân Ý Vụ là nền móng hướng cho những nổ lực bình định nơi thôn xã. Nhiều Việt cộng đang bí mật ẩn náu trong những thôn xã đó phải tức tốc rời khỏi ngay, nếu không sẽ bị lộ diện, và bị bắt liền. Đồng thời, chúng tôi cho thực thi để giảm thiểu những bất công xã hội, những chèn ép kinh tế do những viên chức địa phương gây ra phương hại tới dân làng.
Chúng tôi đặt định chính sách "Chiêu hồi" để mở đường ân xá cho các quân phiến loạn. Như tôi đã nói ở phần trên, một trong những sai lầm lớn của chính phủ vào những ngày đầu là chính sách đối xử với các cựu Việt cộng. Sau hiệp định Gevene 1954, các cựu Việt Cộng đáng lẽ phải được chiêu hồi về hàng ngũ VNCH thì trái lại họ bị xử nhục, săn bắt, đôi khi còn bị giết. Với chương trình chiêu hồi, chúng tôi cố gắng sửa chữa lỗi lầm đó, đưa cơ hội cho những địch thù, cựu địch thù để họ có thái độ dứt khoát với Cộng Sản.


Chúng tôi còn giúp dân làng thực hiện những chương trình "tự túc phát triển" đầy hứa hẹn. Sau hết, có thể là quan trọng nhất, chúng tôi hướng dẫn, giúp toàn thể dân chúng tham gia bầu cử viên chức hành chính xã, viên chức an ninh là những người đại diện cho thính họ. Chúng tôi cũng yêu cầu tất cả toàn dân tình nguyện tham gia tổ chức tự vệ, chiến đấu bảo vệ thôn xã.
Cuộc chiến đấu ở cấp thôn xã đòi hỏi một sự duyệt xét lại lối làm việc ngay từ ở cấp tỉnh. Thông thường thì từ cấp trên đưa lệnh xuống, đường lối mới đòi hỏi viên chức tỉnh, cảnh sát, quân đội phải thanh thỏa những yêu cầu hợp lý từ xã thôn đưa lên. Thí dụ, các chương trình xã hội, và kinh tế do dân chúng đề ra, rồi chuyển tới ban "Dân Y Vụ" thay vì do các viên chức cấp tỉnh hoạch định đưa xuống.
Sau một năm, một giám định của phái bộ quân sự Mỹ chính thức ước lượng có 220.000 dân tỉnh Kiến Hòa đã trung thành với chính phủ, như vậy so với trước tăng 140.000. Căn nguyên của sự thay đổi là đặc tính chính trị trong tỉnh. Chớ không phải do những chiến thắng lớn về quân sự. Nó là sự chuyển hướng từ khối dân đông đảo nghĩ tới sự liên hệ với chính phủ và những đại diện của họ. Thay vì ngược đãi, tước quyền lực của người dân như họ đã từng chịu đựng từ nhiều năm qua, chúng tôi giúp dân có nhiều quyền trong đời sống, quyền tự bảo vệ, quyền tự quản và thẳng tiến tự quản lý kinh tế.

VỤ CỜ PHẬT GIÁO
Đầu năm 1963, Tổng Thống Diệm ra lệnh không được treo cờ gì khác ngoài cờ quốc gia vào lúc các chùa và tư gia Phật tử đều đã treo cờ Phật giáo trên mọi chùa chiền và tư gia. Lệnh của Tổng thống được hiểu ngay là phải hạ cờ Phật giáo xuống. Tôi nghĩ đó là một sự sai lầm chính trị nghiệm trọng nhất là Tổng Thống, một người công giáo đã có quyết định như vậy.  Tôi điện thoại trình với Tổng Thống những điều tôi nghĩ.  Ông yêu cầu tôi về Sài Gòn để bàn thảo vấn đề nói trên.  Thật là rõ ràng, dù miễn cưỡng không thay đổi đường lối, ông đã đồng quan điểm cùng tôi.
Và quả thật, ông đã tỏ ý rõ là ông không phản đối nếu tôi tiếp tục để treo cờ Phật giáo trên các chùa tại tỉnh Kiến Hòa, một việc mà tôi đã làm ngay. Tuy nhiên, thật là bất hạnh, tôi đã không đủ khả năng thuyết phục để ông thay đổi chính sách cho toàn quốc, và như vậy tình hình trở nên tồi tệ hơn. Biến cố đẫm máu đã xảy ra ở Huế.
Tổng Thống Diệm lại gọi đến tôi, ông nói ông có ý muốn giao cho tôi một nhiệm vụ quan trọng để giúp giải quyết vấn đề Phật giáo.  Ông nói, tiên khởi ông có ý gởi tôi đi Huế, trung tâm của vấn đề khủng hoảng, nhưng sau đó ông e ngại tôi có thể có sự xung đột với bào huynh ông là tổng giám mục Ngô Định Thục, và bào đệ Cố vấn chỉ đạo Ngô Đình Cẩn, cả hai đều ở Huế.  Do đó, ông quyết định cử tôi làm thị trưởng Đà Nẵng, cách Huế khoảng 60 dặm về phía Nam, đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Tổng trấn khu vực Quảng Nam/ Đà Nẳng.  Tổng Thống Diệm còn nhấn mạnh là tôi chỉ nghe lệnh từ ông mà thôi. Sau đó tôi hỏi ông một câu, như sau:  "Nhiệm vụ mới của tôi là giúp giải quyết vụ Phật giáo, tôi muốn Tổng Thống nói cho tôi được biết thật rõ ràng thái độ và đường lối đối với Phật giáo và cộng đồng Phật giáo đang chống lại tổng thống và chính phủ ra sao"" Tổng thống Diệm hầu như không để ý nghe lới tôi nói. Trái lại ông lấy mấy ngón tay vân vê điếu thuốc ông đang hút một khoảnh khắc ngắn, chừng một hai phút. Rồi đột nhiên, ông chăm chú nhìn thẳng vào tôi, ông nói: "Anh hãy làm tất cả những gì để giải quyết vụ khủng hoảng này phù hợp với thái độ và đường lối của anh đối với Phật giáo và các Phật tử". Tôi hiểu như thế có nghĩa là ông đã tin tưởng nơi tôi, là một Phật tử luôn luôn làm việc phải. Tôi cũng hiểu là ông cho tôi toàn quyền làm những gì tôi nghĩ là đúng.
Kỳ tới: Đảo chính, TT Diệm bị giết
Kỳ tới: Biến cố Phật Giáo
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí  25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí.  Bạn đọc và các đại lý  xin liên lạc Việt Báo:
 14841 Moran St.
 Westminster, CA 92683
 (714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.