Hôm nay,  

Buôn Lậu Ghế Tns

31/01/200900:00:00(Xem: 5014)
BUÔN LẬU GHẾ TNS
Vi Anh
Thứ ba  27 tháng 1 năm 2009, báo Washington Post đi một tin "Thượng Viện Illinois biểu quyết tước quyền Thống Đốc Rod Blagojevich" vì lạm quyền. Thế là vở bi hài kịch của Thống Đốc Blagojevich âm mưu buôn bán ghế thượng nghị sĩ liên bang cho người Oâng có quyền chỉ định để thay thế TNS TT Obama đắc cử tổng thống -- bi hài kịch chánh trị kéo dài nhiều tuần này đã chấm dứt. Hồ sơ đen dân cử Mỹ thêm một đoạn nữa.
Cuộc biểu quyết đầy trách nhiệm, theo thủ tục minh danh đầu phiếu. Các nghị sĩ, Cộng Hoà lẫn Dân chủ, đứng lên tố thống đốc nói láo, giả đạo đức, bát bỏ biện hộ và trục xuất Oâng ra khỏi chức vụ. Số phiếu 59 trên 0. Phó Thống Đốc theo thủ tục hiến định của TB Illinois ngay sau đó trở thành Thống Đốc thứ 41 của tiểu bang. Thượng Viện còn biểu quyết tự hậu cấm không cho Blagojevich tham gia một chức vụ chánh trị nào nữa, suốt đời. Một bản án tử hình về sinh mạng và sự nghiệp chánh trị của một người dân cử đầu tư khá lâu và rấr cực nhọc để lên tới thống đốc của một tiểu bang, tiểu bang mới đây có một người Da Đen lần đầu tiên đăùc cử và đang làm tổng thống thứ 44 của Mỹ được hơn 2 phần 3 dân Mỹ và hầu kết nhân dân và chánh quyền các siêu cường ngưỡng mộ.
Ngày 29 tháng 12 năm 2005 trên nhựt báo Việt Báo có một tin về dân cử ăn hối lộ ở địa hạt bầu cử Bronz ở Nữu ước. "Cựu nghị sĩ tiểu bang Guy Velella đã trình diện cơ quan cải huấn và bị đưa trở lại nhà tù sau 3 tháng tự do trong lúc các tòa án và ủy ban tranh luận về số phận của ông. Trước kỳ hạn nộp mình của tòa án là 5 giờ chiều, ông Velella 60 tuổi không nói gì khi ra khỏi xe gần pháp đình Manhattan lúc 3 giờ 20' chiều Thứ 2. Luật sư của ông cũng không bình luận. Phát ngôn viên sở cải huấn cho biết ông Velella bị còng, bị lấy dấu tay và chụp ảnh, khám sức khỏe và thẩm định về tâm thần. Tuần qua, tòa tiểu bằng kết luận rằng ông cựu nghị sĩ CH tiểu bang và 4 người được thả sớm bởi "Ủy Ban phóng thich có điều kiện" phải vào nhà tù lại vì đã được tự do sai luật. Ông Velella đã chỉ mới ở tù 3 tháng cho đến ngày 28-9 về án phạt 1 năm tù về tội ăn hối lộ của các nhà thầu. Ngày 29-11, chánh án tiểu an phán rằng Ủy Ban không có thẩm quyền phóng thích sớm. Ông Velella chấm dứt sự nghiệp chính trị 28 năm khi ông từ chức ghế đại diện quận Bronz hồi Tháng 5. Trong vụ án hối lộ truy tố hồi Tháng 5-2002, công tố viện cho biết ông Velella đã nhận hối lộ 137,000 MK của các nhà thầu. Trong cuộc dàn xếp, ông Velella nhận có lấy tiền từ năm 1995 đến Tháng 6-2000."

Trên đây không phải là những trường hợp duy nhứt liên quan đến vấn đề dân cử và tiền bạc ở Mỹ. TNS Kerry sau cuộc bầu cử 2 tháng 11, năm 2004 cũng bị Ủy Ban Toàn Quốc Dân Chủ than phiền đã "nhím" lại 24 triệu Đô la đã gây quỹ được, không chia cho Đảng vận động cho các ứng cử viên khiến mất ghế ở Quốc Hội -- đau nhứùùt là ở Texas. Đảng Dân Chủ đòi TNS đưa số tiền này vào quỹ chung của Đảng. Năm trước cũng có một Dân biểu Liên bang cũng vì lem nhem tiền bạc,  bị Ủy Ban Đạo Đức của Hạ nghị viện biểu quyết truất quyền đại diện dân để cơ quan Tư Pháp chiếu luật truy tố và trừng trị.
Tội phạm thì ở đâu, thời nào cũng có. Ở Mỹ, chánh quyền tam lập là chánh quyền dân cử. Người dân cử làm luật lệ hay pháp qui và có người thi hành luật pháp nữa. Càng rành ngõ ngách luật pháp càng tinh vi trong việc phạm tội. Tội phạm cổ trắng của những người làm việc bàng trí óc luôn tinh vi hơn tội phạm cổ xanh của những người làm việc chân tay. Có một ngạc nhiên đầy thích thú, đại đa số dân cử  trong chánh quyền dân cử Mỹ là luật sư.
Chánh quyền tổ chức càng tinh vi, tội phạm lạm quyền, việt quyền, vượt quyền, hối mại quyền thế, tham nhũng càng tinh vi. Nhưng nhờ hệ thống tam quyền phân lập và kiểm soát lẫn nhau mà pháp quyền trong nền dân chủ trở thành hữu hiệu. Không một dân cử nào, không một công chức nào thoát khỏi sự kiểm soát của cơ quan quyền lực tối cao là Quốc Hội.
Vấn đề đặït ra là ai giết những người dân cử đại diện dân nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không  hoàn toàn do cử tri không bầu nữa hay xin bãi nhiệm đâu vì người ta thấy nhiều dân cử đại diện dân nhiều nhiệm kỳ, người đương nhiệm tái ứng cử có nhiều lợi thế hơn người mới. Mà đại đa số do những phụ tá, thân tình, những nhà thầu chánh trị cho người dân cử và những người vận động hành lang quyền lực trong chánh quyền Mỹ. Dân chỉ có lá phiếu, chớ đâu có tiền muôn bạc triệu Đô la để dự bữa cơm gây quỹ giá năm mười ngàn Đô la, chi tiền quảng cáo vận động trên truyền hình mắc còn hơn vàng. Tội phạm dân cử cũng loanh quanh ba cái miếng mồi cỏ lổ sĩ là tiền và gái thôi. Tiền có thể là tiền gây quỹ, tiền hối lộ, Gái có thể những gái gọi, bồ nhí trong những chuyến du lịch vương giả mà những vận động hành lang dùng tiền của các đại cộng ty, các nhóm quyền lực đặc biệt chi ra để đồi lấy sự ủng hộ họp đồng béo bở của ngân sách.
Người xưa thường nói, "Tài thượng phân minh vi quân tử" Quân tử trên bình diện niềm tin quần chúng là người được nhân quần xã hội trọng vọng. Ngày nay đại diện dân cử là người sống bằng lá phiếu. Lá phiếu là biểu tượng của niềm tin quần chúng trao quyền cho đại diện dân cử thay mặt người dân giải quyết việc nước chuyện dân trong chế độ dân chủ đại diện. Một trong những yếu tố để tạo niềm tin quần chúng là tài thượng phải phân minh. Do đó tài thượng phân minh mới vi dân cử được. Bằng không sớm muộn gì nhân dân và thầân công lý cũng đưa ra ánh sáng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.