Hôm nay,  

Đại Hội 10 Đi Về Đâu: Chuyến Thăm Vn Của Hồ Cẩm Đào

31/10/200500:00:00(Xem: 5894)
- * Tháng 7.05 Trần Đức Lương: “phải thật nhanh“ hợp tác quốc phòng với Bắc kinh!

* 26.10.05 Phạm Văn Trà đã phải kí tại Bắc kinh để hải quân Trung hoa vào tuần tra trong Vịnh Bắc bộ!

* Nhóm bảo thủ đang bằng mọi giá để giữ vững “quyền lực“ và “quyền uy“ trong Đại hội 10!

Lời người viết: Phần chính bài này đã được trình bày trong cuộc phỏng vấn ngày 28.10.05 của nhà báo Việt Hùng đài RFA.

Nếu xét chỉ về bình diện ngoại giao thì các chuyến đi của các thủ tướng hay nguyên thủ một nước tới thăm các nước thân hữu hay các nước có đối tác quan trọng là một chuyện bình thường. Nhất là trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, việc mở cửa với các nước trên thế giới, nhất là các nước có khả năng và có thiện chí muốn giúp đỡ VN sớm thoát ra khỏi tình trạng tụt hậu, là một hoạt động rất cần thiết của một Nhà nước có ý thức và có tinh thần trách nhiệm.

Nhưng theo sự theo dõi của chúng tôi thì chuyến đi thăm VN trong vài ngày tới của Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung hoa Hồ Cẩm Đào có những tín hiệu đặc biệt, trong đó xấu nhiều hơn tốt cho VN. Chuyến đi này có thể tạo ra những bất lợi lớn không chỉ trong kinh tế, thương mại, mà nhất là trong lãnh vực quyền lợi về lãnh thổ và an ninh quốc phòng cho VN.

Những tín hiệu đặc biệt trứơc chuyến đi của Hồ Cầm Đào là những tín hiệu nào"
Nếu ai theo dõi bang giao Việt-Hoa trong thời gian gần đây nói riêng và chính sách ngoại giao của chế độ Hà nội thì sẽ thấy chuyến đi của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào lần đầu tiên tới VN đã được chuẩn kĩ lưỡng và khá lâu của nhóm bảo thủ trong Bộ chính trị (BCT) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Một số tín hiệu đáng quan tâm là:

Nếu chỉ xét về lịch trình chuyến đi thăm thôi thì chúng ta cũng thấy đây không phải là tình cờ, mà đã được suy tính kĩ từ phía Bắc kinh lẫn Hà nội: Ông Hồ Cầm Đào sang thăm VN vào đúng dịp ĐCSVN chuẩn bị họp Hội nghị Trung ương (HNTU) lần 13 trong vài tuần tới, trong đó vấn đề nhân sự trong BCT cho Đại hội 10 vào đầu năm tới sẽ được quyết định.

Chuyến đi của Hồ Cầm Đào còn được chuẩn bị rất kĩ. Cao điểm của nó là chuyến đi thăm Trung hoa của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào giữa tháng 7 vừa qua (chỉ sau chuyến đi Mĩ của TT Phan Văn Khải vài tuần). Trong đó Trần Đức Lương đã nhượng bộ nhiều vấn đề quan trọng và Hồ Cầm Đào đã nhận lời sang thăm VN vào cuối năm nay.

Trong thời gian qua còn có một loạt các cuộc gặp gỡ khác ở cấp cao giữa Bắc kinh và Hà nội trong kinh tế, thương mại và đặc biệt quốc phòng an ninh. Như Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm Nam ninh dự Hội nghị thượng đỉnh về thương mại - đầu tư và Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN vào cuối tháng 10.[1] Đặc biệt cần chú ý là chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà sang Bắc kinh (25.10) chỉ một tuần trước khi Hồ Cẩm Đào sang VN.[2] Trước đó hai nhân vật quan trong khác về quốc phòng và an ninh của VN cũng đã tháp tùng phái đoàn Trần Đức Lương là Thựơng tướng Phùng Quang Thanh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân và Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực bộ Công an.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây còn có một loạt các hoạt động ngoại giao có liên hệ trực thiết hoặc gián tiếp tới chuyến đi của Hồ Cẩm Đào. Đáng kể như việc Thủ tướng KPC Hun Xen vừa thăm VN vào đầu tháng 10 để kí Hiệp định biên giới [3] và việc cựu Hoàng Sihanouk đang chữa bệnh tại Bắc kính đã lên tiếng chỉ trích việc kí Hiệp định này. [4] Vài hôm trước Hà nội đã đổ lỗi cho Washington là gây khó khăn khiến VN khó có thể trở thành hội viên WTO vào cuối năm nay. Và mới đây (21-23.10) tại Nha trang lần đầu tiên có một cuộc Hội thảo giữa ba bên Việt Nam- Trung hoa và Hoa kì để bàn về về các vấn đề quốc tế và khu vực.[5]

Quan hệ thương mại giữa hai nước rất bất lợi cho VN

Vấn đề chính sẽ được thảo luận trong chuyến đi của Hồ Cẩm Đào là gia tăng thương mại và tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh giữa hai chế độ.

Về giao thương, hiện nay Trung hoa (TH) đã thay thế Hoa kì và trở thành nước giao thương quan trọng nhất của VN. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt tới trên 7 tỉ Mĩ kim vào 2004. Riêng năm nay có thể lên tới 8 tỉ USD. Hai phía thoả thuận là tới năm 2010 kim ngạch giao thương hai bên sẽ tăng lên 10 tỉ USD. Với đà hiện nay thì có thể chỉ trong một hai năm tới sẽ đạt được mức này.

Vấn đề đặt ra ở đây là phía nào, TH hay VN, đang có lợi trong việc buôn bán giữa hai bên" Trong giao thương giữa VN và TH thì mức nhập siêu của VN hiện nay đã lên tới 1,8 tỉ USD.[6] Đây là một con số khá cao so với mức ngoại thương eo hẹp của VN. Nghĩa là VN phải bỏ nhiều ngoại tệ hơn để nhập cảng hàng của TH. Trong khi đó việc buôn bán giữa VN và Hoa kì thì lại rất lợi cho VN vì kim ngạch xuất khẩu của VN sang Mĩ luôn luôn thặng dư ở mức cao! Chỉ tính riêng trong năm 2004 mức suất siêu của VN sang Mĩ đã lên tới 4 tỉ USD.[7]

Tình hình giao thương với TH bất lợi như thế, khiến Hà nội đã nhiều lần yêu cầu Bắc kinh tìm cách cải thiện, gần đây nhất là trong chuyến thăm của ông Trần Đức Lương tại Bắc kinh. Cả ông Lương lẫn Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đều nêu việc này với các nhà lãnh đạo Bắc kinh. Mặc dầu trong cuộc hội đàm Trần Đức Lương đã yêu cầu Hồ Cầm Đào để cho hàng hoá VN xuất khẩu nhiều hơn sang TH để giảm nhập siêu của VN, nhưng phía Bắc kinh, theo như ông Lương cho biết, là chỉ ghi nhận“ mà thôi, chứ chưa cho biết những biện pháp cụ thể. Về việc này Trần Đức Lương đã cho báo chí VN biết sau các cuộc hội đàm với Hồ Cầm Đào:

“…cùng với sự gia tăng này [thương mại] xuất hiện yếu tố đáng quan tâm là nhập siêu của VN ngày càng tăng lên. Do đó vấn đề đặt ra là phía chúng ta phải cố gắng rất cao, phía Trung quốc cũng ghi nhận và sẽ tạo điều kiện hổ trợ để tăng thêm xuất khẩu các loại hàng hoá của VN vào thị trường Trung quốc… Phía ta phải cố gắng, phía Trung quốc quan tâm ghi nhận.”[8]

Không những thiếu biện pháp cụ thể để giúp VN giảm siêu, Trương Đình Tuyển cho biết, Bắc kinh còn đòi Hà nội phải có những cách giảm thuế cho các hàng TH giống như ASEAN. Trong việc này ông Tuyển cũng còn cho biết, Bắc kinh đang gây áp lực mạnh:

“Thông thường đối tác thương mại lớn bao giờ cũng cũng yêu cầu cao hơn để bảo đảm các hàng hoá và dịch vụ của họ…”[9]

Sức ép của Bắc kinh ngày càng mạnh, nhóm bảo thủ Hà nội đã nhượng bộ Bắc kinh trong lãnh vực quốc phòng và an ninh.

Để hiểu những vấn đề gì Hồ Cầm Đào đưa ra thảo luận trong chuyến đi sắp tới tại VN chúng ta cần biết những việc gì Hồ Cầm Đào và Trần Đức Lương đã thoả thuận tại Bắc kinh vào giữa tháng 7 vừa qua. Trong cuộc họp đó Hồ Cầm Đào đã đồng ý để VN gia nhập WTO. Nhưng ngựơc lại, Hà nội phải nhượng bộ rất nhiều điểm liên quan tới lãnh vực quốc phòng, an ninh trong Vịnh Bắc bộ và khu vực biển Đông.

Trước đây VN phải kí kết các Hiệp định về biên giới đất liền và Vịnh Bắc bộ cũng như về hợp tác đánh cá rất bất lợi cho VN trong các năm 1999 và 2000. Trong cuộc đàm phán với Trần Đức Lương vào tháng 7 vừa qua Hồ Cẩm Đào còn đòi một số việc mới liên quan trực tiếp tới chủ quyền lãnh thổ và quốc phòng an ninh của VN và Trần Đức Lương đã phải chấp nhận là : 1. Tới cuối 2005 triển khai tuần tra chung giữa hải quân TH và VN trong vịnh Bắc bộ. 2. Tiến hành điều tra nguồn thuỷ lợi trong vùng đánh cá chung. 3. Sớm khởi động đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc bộ trong nửa cuối 2005.[10]

Không những thế, phía Bắc kinh còn đòi hỏi Hà nội phải thực hiện các vấn đề này „phải thật nhanh“, như lời xác nhận của Trần Đức Lương với báo chí VN trong chuyến đi thăm TH.

“Trong lần này tham gia đoàn còn có đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội [tức Thượng tướng Phùng Quang Thanh] và đồng chí Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an [tức Thựơng tướng Nguyễn Khánh Toàn]. Các buổi làm việc của của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của quân đội và công an hai nước diễn ra trong tinh thần của xu thế chung là tăng cường hơn nữa trao đổi cụ thể về những vấn đề trước mắt phải làm, phải thật nhanh để đưa quan hệ chung vào xu thế ổn định.” [11]


Câu hỏi chính ở đây là, các vấn đề trên liên quan trực tiếp tới chủ quyền lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và quyền lợi kinh tế của VN, tại sao Bắc kinh lại đòi nhóm bảo thủ ở Hà nội „phải làm“ và còn „phải thật nhanh“ và tại sao Hà nội đã phải chấp nhận những đòi hỏi ngang ngược như thế"

Như mọi ngừơi biết, trong những năm qua Bắc kinh đổ dồn ngân sách rất lớn để tăng cường quân sự, nhất là hải quân và không quân. Ngân sách quốc phòng của Trung hoa trong những năm qua gia tăng liên tiếp ở mức cao. Họ cho biết hiện nay là khoảng 30 tỉ Mĩ kim. Nhưng theo các viện nghiên cứu về chiến lược thì con số này có thể gấp hai tới ba lần.[12] Câu hỏi được nêu ra ở đây là, trong khi các nước trong khu vực không gia tăng ngân sách quốc phòng, không có nước nào là đối thủ quân sự của TH, nhưng tại sao nhóm cầm quyền Bắc kinh lại vẫn tìm cách tăng cường quân sự"

Hiện nay hải quân và không quân của VN đang thua xa TH xét cả về trang bị lẫn quân số. Trong tương quan bất lợi như thế và nhất là với ý đồ dùng sức mạnh quân sự để mở rộng thế lực ra biển Đông của chế độ Bắc kinh, nay nhóm cầm đầu bảo thủ Hà nội phải chấp nhận đòi hỏi của Bắc kinh, để hải quân hai nước cùng được quyền tham gia tuần duyên chung trong Vịnh Bắc bộ. Điều này trong thực tế có nghĩa là không sớm thì muộn TH sẽ làm chủ Vịnh Bắc bộ. Một minh chứng còn nóng bỏng là, việc hải quân TH đã bắn giết 9 ngư dân VN vào tháng 1.05, nhưng những ngừơi cầm đầu Hà nội vẫn phải im thin thít!

Không những thế, Bắc kinh còn đòi phải “sớm khởi động đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc bộ trong nửa cuối 2005”. Như vậy, có nghĩa là trước khi sang VN, Hồ Cầm Đảo đã gây thêm áp lực với nhóm bảo thủ Hà nội để thực hiện yêu sách để hải quân TH vào tuần tra ở Vịnh Bắc bộ và phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc bộ! Phải thấy rõ ý đồ này và áp lực rất lớn của Bắc kinh thì mới hiểu tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã phải vội vã sang Bắc kinh chỉ một tuần trước khi Hồ Cầm Đào sang , mặc dầu mới tháng 7 vừa qua đại diện cao cấp của Bộ quốc phòng và Bộ Công an đã thảo luận với phía Bắc kinh về việc này! Tin mới nhất cho biết, tại Bắc kinh Phạm Văn Trà đã phải kí với bộ trưởng Quốc phòng Trung hoa để cho hải quân Trung hoa được vào tuần tra trong Vịnh Bắc bộ! [13] Đây là món quà của nhóm bảo thủ CSVN biếu Hồ Cầm Đào trong chuyến thăm VN!

Theo dõi ý đồ của Bắc kinh đối với VN trong những năm gần đây sẽ thấy rõ, họ lần lượt đưa ra yêu sách về các Hiệp định biên giới trên đất liền và trong Vịnh Bắc bộ (1999-2000), nay mở rộng thêm các đòi hỏi là cùng tuần tra hải quân ở Vịnh Bắc bộ và cùng kiểm soát ở khu vực biển Đông. Qua những đòi hỏi này, ngừơi ta thấy rõ sách lược vết dầu loang của nhóm lãnh đạo Bắc kinh trong việc mở rộng thế lực ra biển Đông để thực hiện ý đồ xâm chiếm và khai thác dầu thô tại các quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN cũng như kiểm soát đường hàng hải quan trọng nhất trong khu vực! Trong mưu đồ này ngừơi ta thấy nhóm lãnh đạo Bắc kinh đã theo dõi sát tình hình chính trị ở VN và biết chọn thời điểm thích hợp để đưa ra đúng lúc ép đối phương phải nhượng bộ!

Để tiếp tục nắm quyền và hưởng lộc, những ngừơi bảo thủ trong BCT sẵn sàng nhượng bộ thêm cho Bắc kinh.

Chúng ta biết nhóm bảo thủ trong BCT ĐCSVN hiện là những ngừơi có quyền lực và vẫn coi các đường lối cải cách của ĐCSTH là mẫu mực cho VN để họ cố gắng kéo dài việc duy trì quyền lợi. Những nguời thân Bắc kinh trong nhóm này phải kể tới các uỷ viên BCT Nguyễn Phú Trọng, Bí thứ Thành uỷ Hà nội, kiêm Chủ tịch Hội đồng lí luận Trung ương và Trưởng Tiểu ban soạn thảo các Dự thảo văn kiện Đại hội 10, Nguyễn Khoa Điềm, Trửơng ban Tư tưởng Văn hoá, Trần Đình Hoan, Trưởng ban Tổ chức và Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Quốc phòng.

Nhưng nhóm này cũng biết rằng, ngay trong Trung ương đảng có rất nhiều ngừơi chống lại việc thân Bắc kinh và đại đa số nhân dân VN không muốn đất nước ngày càng lệ thuộc vào phương Bắc. Các chuyên viên và thành phần cấp tiến trong đảng muốn mở cửa nhanh với phương Tây, nhất là với Hoa kì, và gia nhập sớm vào WTO.

Cả nhóm lãnh đạo Bắc kinh và Hà nội hiểu rõ đựơc mong muốn này ở VN, nên trong chuyến thăm của Trần Đức Lương Bắc kinh đã đồng ý để VN được gia nhập WTO và chỉ ít ngày trước khi Hồ Cẩm Đào sang thăm VN, nhóm bảo thủ ở Hà nội đang đổ lỗi cho Hoa kì đã gây khó khăn khiến VN không thể vào WTO trong năm nay. [14] Như vậy, qua những việc làm này nhóm bảo thủ trong BCT ĐCSVN không chỉ tìm cách gây khó khăn cho phe cấp tiến trong đảng trước dư luận mà còn là cách biện minh cho việc họ đi gần với Bắc kinh!

Việc hai bên Bắc kinh và Hà nội chọn cuối năm nay để Hồ Cẩm Đào sang thăm VN là một sự tính toán rất kĩ lưỡng. Vì như chúng ta biết, HNTU 13 sẽ diễn ra trong ít ngày nữa. Trong hội nghị này sẽ bàn và có thể có quyết định về chính sách và nhất là nhân sự cho Đại hội 10 vào đầu năm 2006. Ai cũng biết , trong thời gian qua sự tham nhũng và lộng quyền của nhóm bảo thủ trong BCT ngày càng công khai. Vì thế họ ngày càng bị chống đối mạnh của nhiều “Cách mạng lão thành”, trong đó cả cựu TT Võ Văn Kiệt, tướng Võ Nguyên Giáp.., của nhiều cán bộ cao cấp cấp tiến và các nhân sĩ dân chủ. Trước sự cô lập đó, nhóm bảo thủ phải ngả mạnh thêm về Bắc kinh. Họ muốn dùng sức mạnh của Bắc kinh để phá sức ép của các thành phần cấp tiến, cách mạng lão thành, giới chuyên viên và những ngừơi dân chủ. Từ đó họ hi vọng rằng sẽ chiếm thượng phong tiếp tục tại ĐH 10 trong việc gài những ngừơi thân tín giữ các chức vụ then chốt trong BCT.

Tuy nhiên, họ không được phép quên rằng, tính toán này có thể đưa lại môt số lợi riêng trước mắt cho họ. Nhưng về lâu dài thì quyền lợi kinh tế, thương mại và nhất là chủ quyền lãnh thổ và quốc phòng an ninh của VN sẽ bị phương Bắc vi phạm nghiêm trọng hơn nữa!

Hậu quả bất lợi cho VN do những nhượng bộ thiển cận chỉ vì quyền lợi riêng của phe nhóm nay chúng ta ai cũng thấy. Chính sách cầu thân với Bắc kinh để mong trụ được quyền hành và lợi lộc cho phe cánh bất kể tới quyền lợi chính đáng của đất nước đã được nhóm bảo thủ trong BCT ĐCSVN theo đuổi từ cuối thập niên 80 của thế kỉ trước. Sau khi Liên xô tan rã, họ mất chỗ nương tựa nên đã phải hốt hãi và vội vàng quay đầu trở lại xin cầu thân với phương Bắc. Đây là kết quả chuyến đi Thành đô ở TH vào cuối tháng 8.1990 của nhóm lãnh đạo CSVN lúc đó để mở đầu cho chính sách này. Họ đã phải nhượng bộ như thế nào và những ngừơi cầm đầu Bắc kinh lúc đó đã đối xử khinh miệt với họ ra sao trong cuộc họp ở Thành đô, những việc này đã được cựu Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại Giao Trần Quang Cơ ghi lại trong tập “Hồi ức và suy nghĩ” của ông (2003).

Ai cũng biết lúc đó Đỗ Mừơi và Lê Đức Anh đang là hai nhân vật chính trong BCT và chủ trương cầu thân với Bắc kinh! Hiện nay hai ngừơi này, theo như lời cựu TT Võ Văn Kiệt, vẫn có “quyền uy” rất lớn và đang chỉ huy những ngừơi bảo thủ có “quyền lực” trong BCT![15] "

GHI CHÚ:

[1] . VNTTX 20.10.05

[2] . VNTTX 25.10.05

[3] . Nhân dân (ND) 10-13.10.05

[4] . BBC, VOA 17,18.10.

[5] . ND điện tử 24.10

[6] . Thời báo Kinh tế Sài gòn số 30, 21.7.05, tr. 6

[7] . Lao động điện tử 17.6.05

[8]. Trần Đức Lương, ND 23.7.05

[9] . ND 19.7.05

[10] . ND 23.7.05

[11] . ND 23.7.05

[12] . Trần Sơn Nam, RFA 21.10.05

[13] . UPI 27.10.05

[14] . Tuổi trẻ điện tử 22.10.05

[15] . Thư của cựu TT Võ Văn Kiệt gởi BCHTU và BCT, xem Dân chủ & Phát triển
điện tử, phần thời sự. WWW.dcpt.org
(Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.