Hôm nay,  

Một Nhựt Báo Và Ba Truyền Hình Ra Đời

06/01/200900:00:00(Xem: 5816)

MỘT NHỰT BÁO VÀ BA TRUYỀN HÌNH RA ĐỜI

Vi Anh
Cuối năm 2008 đầu năm 2009, Giáng Sinh và Tết Dương Lịch này, giữa lúc kinh tế Mỹ suy trầm, tài chánh Mỹ khủng khoảng, ở Little Saigon có một nhật báo và ba truyền hình tiếng Việt ra đời. Người Mỹ gốc Việt đọc báo và xem đài không muốn kịp. Công luận thêm sinh khí, sinh động nhiều chiều.
 Một cách đại tổng, truyền thông đại chúng gồm có phát thanh, phát hình, báo chí giấy và điện tử. Nói gì thì nói truyền thông tiếng Việt vẫn là một loại hình kinh doanh sống được, ai giỏi có thể ăn nên làm ra không khó. Nếu không, không ai đi bỏ hàng trăm ngàn đô la để lập. Tờ nhật báo mới ra, ba truyền hình mới mở đàng sau có một hậu thuẩn và bề dày vững chắc, lăm ăn qui cũ chớ không phải ví cái hứng tài tử hay nhu cầu giai đoạn ra để vận động tranh cử, hết hứng, qua bầu cử rồi thì thôi.
Sự bùng nổ báo và truyền hình miển phí ở Little Saigon  khiến có người nói quá thừa, quá tải;  người lớn tuổi thế hệ thứ nhứt thì giờ đâu mà coi cho xuể, còn lớp trẻ ít khi xem đài tiếng Việt. Có người cho đó là điều tốt. Người Mỹ và Mễ rất nhiều chương trình, tại sao người Việt lại không. Bình tĩnh phân tích cho thấy đó là một phát triễn tốt để tiến bộ, giải thoát độc giả, khán thính giả ra khỏi vòng kềm toả của truyền thông thiếu cạnh tranh và giải thoát truyền thông ra khỏi cảnh thiếu cạnh tranh khó tiến bộ. 
Một, cộng đồng Việt đã thoát khỏi vòng kềm toả của truyền thông tiếng Việt. Thêm nhiều phương tiện loan tải sinh hoạt cộng đồng. Đã hết rồi cái thời của những tờ báo, những chương trình phát thanh, phát hình có quyền ăn, quyền nói, quyền gói ý kiến người khác. Đã hết rối cái thời mời một đại diện truyền thông, muốn thỉnh một nhà báo, một ký giả Việt  "chạy nhựt chình, lên đài " tiếng Việt dùm cho sinh hoạt cộng đồng, khó như đưa lên báo New York Times hay Washington Post hay đài CNN. Đã hết rồi cái thời cơ quan đoàn thể mướn đăng thông báo, thư mời, báo và đài dùng kính chiếu yêu soi muốn rách giấy, trình hết ông nọ đến bà kia, xin đóng tiền trước mà cô thơ ký nhận quảng cáo với đôi mắt soi mói cũng chưa muốn đăng.
Cộng đồng Việt đã thoát khỏi cảnh phải đọc và nghe tiếng nói một chiều như  đọc kinh, đọc kệ của những thế lực chánh trị ngầm nắm báo chí, phát thanh, phát hình. Có khi phải chán ngấy đọc một bản tin nay dưới bút hiệu này mai bút hiệu nọ nhưng thực sự chỉ có một người đưa ba tờ nhựt báo in cùng ngày như thông cáo báo chí của một thế lực chánh trị nào đó. Khiến ký giả chuyên nghiệp bị gãy cần câu cơm, khiến bản tin mất nhân tính của ký giả lẽ ra một bản tin có giá trị phải có.


Hai, truyền thông đặc biệt là nhựt báo và truyền hình địa phương phải cạnh tranh để tiến bộ. Nguyên trạng, tù đọng là khắc tinh của đổi thay. Đổi thay là điều kiện để tiến bộ theo qui luật tiến hoá. Ai cũng biết nhựt báo ở Mỹ sống nhờ quảng cáo nhiều hơn tiền bán báo. Còn truyền hình đia phương không có quảng cáo thì chết sớm vì tiền chuyễn tải rất mắc, mắc hơn tiền in báo nhiều, chỉ rẻ hơn tiền chuyển sóng phát thanh một chút thôi. Các chủ hàng quảng cáo là dân làm ăn nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về tâm lý quần chúng. Báo và đài mới ra thì tình cảm cho quảng cáo để yễm trợ ban đầu, nhưng sau thấy ít độc giả và ít khán thính giả thì phải cắt, quảng cáo làm chỉ tốn vô ích cho việc kinh doanh. Chủ hàng ít khi nếu không muốn nói là không mướn đăng hay chạy quảng cáo vì tên tuổi tờ báo nghe sôm tụ, mà dựa vào con số độc giả và khán thính gỉa. Các chợ, công ty, dịch vụ sản xuất kinh doanh thưòng có người thăm dò khách hàng đến là do cái gì, có phải do quảng cáo hay không. Nói gọn, điều kiện tiên quyết và khoa học để được quảng cáo lâu dài là số lượng độc giả, khán thính giả.
Mà muốn được độc giả, khán thính giả nhiều báo và đài phải hấp dẫn. Tin phải nóng, sát thời sự. Nghị luận phải sắc bén, sâu sắc và khả tín. Cái kiểu lấy tin báo trong nước, cắt, dán qua báo mình, làm biếng không sửa kể cả những "từ CS" như thành phố "HCM," "hồ hởi, đảng ta, nhất trí" mà độc giả ghét, thì không bị than phiến cũng khó thọ lắm. Đối vời sinh hoạt cộng đồng thái quá và bất cập đều thiếu hấp dẫn. Cái kiểu sợ đụng chạm, núp dưới mặt nạ độc lập vô tư  giả hiệu của truyền thông, không dám thông tin, nghị luận về sinh hoạt gay cấn của cộng đồng sẽ làm báo và đài mất khách. Cái kiểu dùng tờ báo, quá khích viết tin như truyền đơn ủng hộ hay đánh phấn đoàn thể hay nhân vật cũng làm báo và đài mất khách.
Ba, nói truyền thông mà không nói cộng đồng là thiếu sót lớn. Cộng đồng ở đây là cộng đồng danh từ chung, chỉ tập thể người Việt ở Little Saigon, trong đó có độc giả của báo chí và  khán thính giả của phát thanh, phát hình tiếng Việt. Tuy báo Việt ở Mỹ không sống nổi bằng tiền bán báo nhưng tiền bán báo là một khích lệ tin thần của người làm báo và một phần để phù vào chi phí để ra tờ báo. Do đó bỏ 25 xu vào mà lấy một xấp cả chục tờ nhựt báo trong thùng là thiếu đạo  công bình và đức thương người với những người làm báo  đã vắt óc ra viết, mờ mắt để lên khuông và xuất bạc ngàn ra để trả tiền in, tiền lương, tiến bảo hiểm, tiến mướn phát hành và tiền thuế cho nhà nước. Nhờ phát thanh, phát hình đọc dùm một thông báo sinh hoạt đoàn thể mà không rút ngán gọn, để cả dọc tên người, tên cơ quan bắt phải đọc hết cho vừa lòng người tổ chức, không làm thì giận là không thông cảm  các cơ quan truyền thông đã trả tiền in và tiền phát sóng.
Thấy báo và đài viết chưa đúng mà tiếc công không gọi điện thoại, gởi thư tem hay thư điện (nếu có) để góp ý cũng là thiếu tinh thần xây dựng chung. Một tờ báo, một chương trình phát thanh, phát hình chỉ hay khi được nhiều độc giả, khán thính giả góp ý nhiều. Còn phương tiện truyền thông nào tự mãn tưởng mình hay, tưởng mình mạnh, tưởng mình có quyền giáo dục quần chúng, độc thoại một chiều, không lắng nghe ý kiến khác, phê bình chỉ trích, đả phá hay xây dựng, là phương tiện truyền thông đó sắp hết làm truyền thông rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.