Hôm nay,  

Chiến Hòa Hai Lẽ - Ở Hai Đảng

29/10/200500:00:00(Xem: 5508)
- Sau khi chuyện Harriet Miers nguội dần, vụ Valerie Plame không ngã ngũ, đã đến lúc nhìn lại chuyện Iraq, từ cả hai phía…

Nghị sĩ John Kerry có thể thủ diễn vai chính của vở kịch "Những người không chịu chết" khi lên tiếng tuần qua về chiến tranh Iraq.

Là người phản chiến thời Việt Nam, 30 năm sau, ông thành chủ chiến trong vụ Iraq khi bỏ phiếu ủng hộ việc tấn công chế độ Saddam Hussein. Nhưng chỉ được một mùa rồi lại nhảy lên con tầu phản chiến. Lập trường bất nhất ấy có thể phần nào khiến ông thất cử năm ngoái. Tuần qua, ông lại lên tiếng đả kích chính quyền Bush trong bài diễn văn tại Đại học Georgetown mà không đưa ra giải pháp nào thiết thực hơn ngoài đề nghị rút 20.000 quân vào dịp Giáng sinh này. Vì sao 20 ngàn, vì sao vào thời điểm ấy, ông ta nói không xuôi.

Lập trường đảo điên ấy khiến Nghị sĩ Hillary Rodham Clinton trở thành khuôn mặt sáng giá. Bà giữ nguyên thái độ thiên tả về nội chính (xã hội, kinh tế) nhưng giữ vững lập trường cứng rắn về cuộc chiến chống khủng bố và tránh đả kích chính quyền Bush về hồ sơ Iraq. Đồng ý hay không, ta thấy bà Clinton có chủ đích và hy vọng đại diện đảng Dân chủ trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008.

Suốt tháng 10, dư luận nói nhiều đến sự rạn nứt trong đảng Cộng hòa vì ông Bush gặp chống đối gay gắt từ cánh hữu về các vấn đề nội chính, dữ dội nhất là về bà Harriet Miers. Nhưng người ta không thấy là đảng Dân chủ cũng đang vỡ đôi về vấn đề đối ngoại. Các Nghị sĩ Clinton, Joe Biden hay Joe Lieberman đang bị phe cực tả và phản chiến trong đảng phê phán nặng vì lập trường chủ chiến. Ngược lại, các nhân vật như John Kerry, John Edwards hay Howard Dean thì ngày càng xích gần đến thành phần phản chiến cực đoan, đến độ gần như mong cho Hoa Kỳ thất trận.

Từ nay đến cuộc bầu cử 2006 và 2008, đảng Dân chủ phải tìm ra một nền tảng thống nhất về đối ngoại, đặc biệt là về những gì phải làm trong cuộc chiến chống khủng bố tự xưng Thánh chiến. Nếu không, đảng này ít hy vọng nắm quyền vì lại rơi vào vết xe đổ thời Việt Nam.

Người ta có thể đồng ý hay không với việc chính quyền Bush mở ra cuộc chiến tại Iraq như một phần của cuộc chiến toàn cầu chống lại quân khủng bố Thánh chiến. Nhưng, nói như các phần tử quá khích kiểu Micheal Moore hay nhân vật mới nổi mà sẽ chìm là Cindy Sheehan, rằng ông Bush khát máu, là Hitler, ngụy tạo lý do khủng bố để gây chiến, hy sinh mạng sống của thanh niên Mỹ để trục lợi, v.v… thì chẳng thuyết phục được đa số dân Mỹ. Sau thất bại Việt Nam, nước Mỹ bị đồng minh và đối thủ coi thường cũng vì những hiện tượng kỳ cục ấy.

Nghị sĩ Clinton và những người cùng chí hướng trong đảng Dân chủ đang cố tránh vũng lầy đó và phải tìm ra một lý luận chứng minh là có giải pháp khác để đạt mục tiêu diệt trừ khủng bố hầu bảo vệ an ninh và quyền lợi Hoa Kỳ.

Họ có thể tìm thấy lý luận ấy… bên đảng Cộng hòa.
Trong nội bộ Cộng hòa, một luồng dư luận ngày càng mạnh đã xuất hiện để phê phán chủ trương của chính quyền Bush. Nhân vật tiêu biểu cho xu hướng ấy là Brent Scowcroft.

Ông là bạn chí thân và Cố vấn An ninh của Tổng thống George H. Bush (Bush 41), thượng cấp và người đỡ đầu cho Condoleezza Rice trong Hội đồng An ninh Quốc gia thời Bush 41, cựu Trung tá Không quân thuộc xu hướng "bảo thủ thực tiễn". Với mối quan hệ ấy, ông không cần và không hề lấy lòng Tổng thống George W. Bush (Bush 43) mà ngay từ đầu đã công khai lên tiếng là không nên tấn công Saddam Hussein. Gần đây, ông lại tái khẳng định lập trường ấy trên tờ The New Yorker sau khi giữ im lặng khá lâu, khi Hoa Kỳ bắt đầu lâm chiến.

Là người bảo thủ, ông không đồng ý với lập trường phản chiến và không từ bỏ giải pháp quân sự. Nhưng là người thực tiễn, ông chủ trương là Hoa Kỳ nên tìm giải pháp khác - nhất là ngoại giao - để đạt mục tiêu, hơn là dại dột tham chiến mà không nhìn ra lối thoát. Ông càng thực tiễn hơn khi cho rằng việc xóa bỏ một chế độ độc tài như của Saddam Hussein (hay của nhiều xứ khác) để xây dựng lại cơ cấu quốc gia và nền móng dân chủ là điều không tưởng.

Khi còn ở trong ban tham mưu đối ngoại của Bush 41, ông chủ trương yểm trợ Mikhael Gorbachev để cứu vãn Liên xô, với cái giá là hy sinh cả tự do và dân chủ của các nước bị Liên xô thống trị, vì e rằng sự tan rã của khối Xô viết sẽ gây đại loạn cho thế giới. Sau khi Liên xô tan rã, ông cũng là người sáng chế cho Bush 41 khẩu hiệu "một trật tự mới của thế giới". Trong trận chiến vùng Vịnh năm 1991, ông thuộc phe thực tiễn chủ trương không lật đổ Saddam Hussein và không yểm trợ các lực lượng Shia và Kurd đã nổi dậy chống Hussein.

Khi nhậm chức năm 2001, ông Bush, cùng các nhân vật bảo thủ thực tiễn như Phó Tổng thống Dick Cheney, Ngoại trưởng Colin Powell hay cả Cố vấn An ninh Condi Rice cũng không nghĩ khác. Nhưng, vụ khủng bố năm 2001 đã xoay chuyển lối suy nghĩ của họ.

Xu hướng gọi là "Tân bảo thủ" đã thắng thế trong chính quyền Bush, với việc lâm chiến tại Iraq và công khai giúp các chế độ độc tài, từ Hồi giáo ra tới các xứ khác, chuyển hóa sang nền dân chủ. Họ cho rằng chỉ có tự do và dân chủ mới có thể làm thay đổi toàn bộ cơ chế xã hội và chính trị, khiến quân khủng bố hết nơi nương tựa.

Đa số xuất thân từ đảng Dân chủ, phe "Tân bảo thủ" này có lý tưởng dân chủ và nhân quyền của cánh tả, nhưng chủ trương dùng võ lực thực hiện lý tưởng ấy, thay vì tìm cách hòa giải bằng ngoại giao theo lối bảo thủ thực tiễn. Đối với họ, lề lối thực tiễn cố hữu mặc nhiên hy sinh những người sống trong chế độ độc tài cho một giải pháp thỏa hiệp thực ra không bền: bên trong các chế độ ấy, mầm mống bất mãn và bạo động vẫn còn, và nuôi dưỡng khủng bố.

Chính là cuộc tranh luận giữa hai hướng bảo thủ thực tiễn và tân bảo thủ phần nào giải thích vụ tiết lộ danh tánh nhân viên CIA là bà Valerie Plame. Nhưng, Tổng thống Bush và đa số nhân viên nội các, kể cả Condi Rice, đã ngả theo lập luận tân bảo thủ và nay đang theo dõi cuộc thử nghiệm dân chủ đầy cam go tại Iraq. Trong nội các Bush, chỉ còn Colin Powell là suy nghĩ như vậy và ông được mời ra về sau một nhiệm kỳ. Tuần qua, viên Đổng lý Văn phòng cũ của ông đã báo thù bằng cách rọi đèn vào Phó Tổng thống Dick Cheney trong vụ Plame.

Brent Scowcroft có thái độ đứng đắn quân tử hơn nhiều.
Sau vụ khủng bố, đảng Dân chủ không thể tiếp tục chối bỏ thực tế là giải pháp hòa dịu và phản ứng cầm chừng - truy lùng khủng bố bằng luật pháp - không giải quyết được mối nguy khủng bố. Nhưng nếu không cúi đầu tháo chạy thì Hoa Kỳ còn giải pháp nào khác"

Thực tế phũ phàng ở đây là chỉ cần Mỹ bị tấn công một lần nữa là lập trường phản chiến tiêu vong. Phe phản chiến vô ý thức đang gián tiếp giúp quân khủng bố bằng cách cột tay chính quyền, nhưng điều mỉa mai là al-Qaeda lại có thể vô hiệu hóa tâm lý phản chiến đó trong xã hội Mỹ với một đòn khủng bố khác nếu thấy chính quyền Bush không lùi bước. Họ còn có thể yểm trợ khủng bố tại Syria để gây thêm đám cháy khác ngoài Iraq, là điều người ta có thể sớm thấy vì chế độ Bashar al Assad tại Syria bị lung lay vì tội nhúng tay vào vụ ám sát cựu Thủ tướng Lebanon Rafik al-Hariri vào đầu năm nay.

Nhưng giải pháp thực tiễn kiểu Scowcroft có thực là thực tiễn không"
Câu hỏi ấy khiến dư luận ngoái nhìn vụ xử án Saddam Hussein và một tài liệu vừa được công bố bên Pháp, cuốn Hắc Thư về Saddam Hussein. Khi chính quyền Bush 41, trong đó có ông Scowcroft, quyết định không lật đổ Saddam Hussein năm 1991, và còn bỏ rơi sau khi khuyến khích các sắc dân Kurd và Shia nổi dậy, họ đã áp dụng giải pháp thực tiễn để tìm sự ổn định tại Trung Đông theo kiểu cân bằng lực lượng trên đại thế chính trị. Kết quả là mấy triệu người mất mạng trong 12 năm "ổn định" của Saddam Hussein và dân Kurd lẫn Shia đều oán ghét và nghi ngờ Hoa Kỳ. Hạt mầm tai hại ấy phần nào giải thích những khó khăn ngày nay của chính quyền Bush khi vận động các sắc dân này hợp tác với dân Sunni để xây dựng một quốc gia Iraq khác.

Nhược điểm của chủ thuyết "thực tiễn" này là không đếm xỉa tới nguyện vọng người dân trong các xứ độc tài, vì tôn trọng "chủ quyền" của các xứ này. Khi bị sức ép như vậy, người dân sẽ có sức bật khi gặp cơ hội. Cơ hội ấy, các nhóm quá khích đang tạo ra, với sự mời chào của phương pháp khủng bố.
Đảng Dân chủ phải xử lý ra sao với sự thể này"

Như vậy, cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều gặp một bài toán nan giải. Tình hình Iraq ngày nay chưa cho phép kết luận là giải pháp tân bảo thủ đã thất bại. Nhưng, trong giả thuyết bi quan là giải pháp này thất bại, Tổng thống Bush sẽ bị tê liệt cho đến hết nhiệm kỳ, người ta có giải pháp nào khác hơn không" Càng có hy vọng nắm chính quyền thì đảng Dân chủ càng tiến vào một vùng đất khó, là phải có tinh thần trách nhiệm. Nghĩa là tìm ra chiến lược thanh toán khủng bố mà không bị sa lầy tại Iraq.
Chứng minh rằng Iraq sẽ như chiến tranh Việt Nam chỉ là điều dại dột vì đấy là vết nhơ cho đảng Dân chủ khi hăm hở tiến vào Việt Nam vì lý tưởng tự do dân chủ rồi ngụy trang việc tháo chạy bằng hòa đàm.

Còn người Việt Nam" Ta nghĩ sao về một giải pháp "thực tiễn" nhằm bảo vệ sự "ổn định" của Việt Nam dưới sự cai trị "có chủ quyền" của đảng Cộng sản Việt Nam"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.