Hôm nay,  

Dân Tỵ Nạn Và Bầu Cử Tổng Thống Mỹ

16/09/200800:00:00(Xem: 14150)
...quý vị đang là công dân Mỹ sống ở Mỹ, nên nghĩ theo người Mỹ...

Bài Hai: Thành Kiến và Sự Thật

Thật sự thì không ai có thể có những nhận định theo kiểu "dân Việt tỵ nạn ủng hộ ai hay chống ai" trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ hiện nay. Lý do đơn giản là cộng đồng người Việt tỵ nạn không phải là một cộng đồng thuần nhất.

Hơn ba chục năm sống trên đất nước tự do này cũng đã tập cho chúng ta cách suy nghĩ biệt lập. Nếu nói về mẫu số chính trị chung thì có thể nói là "cờ vàng chống cộng" là mẫu số chung duy nhất. Còn lại thì là tình trạng "ba người mười ý". Mà ngay cả trong chủ trương "chống cộng", chúng ta cũng đã thấy nhiều khác biệt chính kiến rất nghiêm chỉnh.

Nếu suy nghĩ theo kiểu cổ lỗ sĩ "đoàn kết là sống, chia rẽ là chết" thì đây là một tình trạng không "lành mạnh" cho lắm. Nhưng sau hơn ba chục năm ở Mỹ, chúng ta cũng nhìn được vấn đề dưới một khía cạnh mới: đa dạng mang lại những nguồn sinh lực mới.

Thật vậy, cách suy tư của mỗi người trong chúng ta được định đoạt bởi vị thế của mỗi người trong khung cảnh xã hội, giáo dục, kinh tế, văn hoá, tôn giáo, lịch sử, ... Một nhân công đầu tắt mặt tối "đi cày" hai jobs một ngày không thể có cách suy tư hay nhu cầu tương tự với một giáo sư đại học một ngày đi dạy ba tiếng, uống trà đọc báo năm tiếng. Một sinh viên mới ra trường không thể nhìn thế giới dưới con mắt của một ông già đã về hưu. Thực tế thật giản dị. Do đó, kêu gọi đoàn kết nhất trí trong mọi vấn đề trong một cộng đồng dù nhỏ bé như cộng đồng người Việt tỵ nạn chỉ là điều thiếu thực tế, không bao giờ thực hiện được.

Áp đặt vào đời sống chính trị Mỹ nói chung và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nói riêng, ta cũng đã thấy cộng đồng tỵ nạn có đủ mọi khuynh hướng, từ ủng hộ bà Hillary đến hoan hô ông Obama, rồi qua đến ông McCain, bà Palin, và dĩ nhiên cũng có khối người thờ ơ với chính trị Mỹ.

Chúng ta không có các tổ chức thăm dò dư luận nên chẳng có dữ kiện để phân tích một cách khoa học và tương đối chính xác. Nhưng trong đại thể thì dân Việt tỵ nạn chúng ta cũng chia làm hai khối lớn: ủng hộ Dân Chủ hay ủng hộ Cộng Hòa. Dĩ nhiên là trong hai khối tư tưởng lớn đó cũng có vô số khuynh hướng phụ.

Bên phía ủng hộ Dân Chủ là những người có nhiều ưu tư về vấn đề kinh tế gia đình, an sinh xã hội, đời sống hàng ngày, lúc nào cũng đinh ninh trong đầu đảng Dân Chủ là đảng lấy thuế nhà giàu để trợ cấp dân nghèo, trong đó có khối dân tỵ nạn chúng ta, khác với đảng Cộng Hòa là đảng của các ông nhà giàu Mỹ trắng.

Phải nói đây là một trong những thành kiến lâu đời khó phá bỏ nhất, xuất phát từ thời đại của TT Dân Chủ Roosevelt là cha đẻ chế độ an sinh xã hội hiện hữu, và nuôi dưỡng bằng các lập luận được lập đi lập lại trên các cơ quan truyền thông cấp tiến Mỹ từ mấy chục năm nay.

Bé cái lầm.

Nhìn vào sự yểm trợ tiền bạc cho các ứng viên tổng thống hai phe, ta phải đặt lại câu hỏi: đảng nào là đảng của nhà giàu, và đảng nào là đảng nhà nghèo" Ông Obama được sự ủng hộ của các tay tài phiệt tỷ phú giàu nhất Mỹ như Warren Buffett (người được coi là giàu nhất thế giới, hơn cả ông Bill Gates của Microsoft), George Soros (tỷ phú thiên tả bảo trợ cho tổ chức MoveOn.org), Ted Turner (tỷ phú sáng lập đài CNN, và chồng cũ rồi mới của tài tử thân cộng Jane Fonda) và các tài phiệt Wall Street: số tiền yểm trợ Obama thu được từ các đại tài phiệt Wall Street lớn gấp hai lần tiền McCain thu được). Ngoài ra, còn giới chuyên gia điện toán trẻ triệu phú tại thung lũng silicon San Jose, các đại tài tử Hồ Ly Vọng, các nhân vật nổi danh như bà Oprah Winfrey là người kiếm được trên dưới cả trăm triệu đô mỗi năm.

Cho đến nay ông Obama thu được hơn ba trăm triệu đô so với ông McCain mới kiếm được một phần ba số đó. Trong tương lai, ông McCain sẽ nhận 84 triệu tiền yểm trợ của chính phủ để tranh cử trong khi ông Obama bác bỏ tài trợ công để hy vọng thu được từ ba trăm đến năm trăm triệu của tư nhân -cá nhân và công ty- cho nhu cầu tranh cử.

Câu chuyện ông Obama thu được nhiều tiền nhờ vào sự đóng góp lẻ tẻ vài chục đô của hàng triệu người chỉ là huyền thoại do ông dựng lên với sự phụ họa của báo chí phe ta thôi. Dựa trên báo cáo của chính Obama, những số bạc lẻ này tổng cộng chưa tới một phần ba tổng số thu của Obama!

Câu hỏi đầu tiên là như vậy thì tại sao đảng Dân Chủ chủ trương "đánh thuế nhà giàu tối đa" mà lại được sự hậu thuẫn của nhiều ông bà nhà giàu như vậy" Có cái gì mâu thuẫn, không thật"

Câu trả lời là khẩu hiệu "đánh thuế nhà giàu" của đảng Dân Chủ vẫn chỉ là khẩu hiệu để giúp đảng Dân Chủ lấy phiếu của đại đa số dân nghèo bù đầu đi cầy, dễ tin và ít thời giờ tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề, cũng như giúp mấy ông bà nhà giàu này bớt mặc cảm tội lỗi. Trong khi thực tế thì họ có cả vạn cách trốn thuế, hay đổ thuế lên đầu thiên hạ, hay vì họ có quyền rộng lượng vì đã quá nhiều tiền, có đóng thuế thêm chút ít cũng ăn đến ba đời vẫn chưa hết. Ông Soros năm 2007 có lợi tức trên ba tỷ đô, có đóng thuế một phần ba, hay là một tỷ cũng vẫn còn hai tỷ một năm, hay mỗi ngày 55 triệu đô để xài chơi. Muốn xài hết cũng nhức đầu lắm. Thành thử bỏ chút ít ra cho tổ chức MoveOn.org đánh Bush và McCain cũng vui.

Đối với đa số dân tỵ nạn chúng ta, là khối người phần lớn ở mức thấp của giai cấp kinh tế, chúng ta không lo lắng nhiều về chuyện Dân Chủ đòi tăng thuế nhà giàu, mà chỉ ưu tư về triển vọng gia tăng trợ cấp an sinh dưới một chính quyền Dân Chủ.

Nếu nghĩ rằng đảng Dân Chủ chủ trương lấy thuế nhà giàu và các công ty để chia lại cho dân nghèo, và dân tỵ nạn chúng ta sẽ bớt bị thuế và sẽ nhận trợ cấp an sinh nhiều hơn khi bầu cho Dân Chủ, thì có lẽ chúng ta chưa nghĩ thấu vấn đề.

Thực tế trong vài năm qua cho thấy câu chuyện Dân Chủ cho trợ cấp nhiều hơn Cộng Hòa cũng chỉ là huyền thoại. TT Dân Chủ Clinton là người đã xúc tiến một cải cách quan trọng khi ban hành những luật mới xiết chặt trợ cấp an sinh cho những người thất nghiệp lãnh oeo-phe, không được nhận oeo-phe quá năm năm (1996 Welfare Reform Act). Ngược lại TT Cộng Hòa Bush lại là người cải đổi, nâng cao chế độ trợ cấp thuốc men cho người già, trong khi giảm thuế cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo.

Hiển nhiên, chuyện đảng của người nghèo hay đảng của nhà giàu phần lớn chỉ là thành kiến, hay khẩu hiệu chính trị. Chúng ta sẽ có dịp xét lại vấn đề một cách chính xác, không dựa trên thành kiến quá khứ, theo kiểu nghèo là phải bỏ phiếu cho Dân Chủ, giàu thì cho Cộng Hòa, hay là trí thức trẻ thì theo Dân Chủ, lính thợ già thì bênh Cộng Hòa. Tự nó, hai mệnh đề trên đã mâu thuẫn rõ ràng. Trí thức và nhà nghèo ít khi đi ăn với nhau, cũng giống như nhà giàu và lính thợ khó ngủ chung giường!

Từ đầu mùa tranh cử, những người ủng hộ Dân Chủ đã tích cực hậu thuẫn bà Hillary Clinton. Sự thất bại của bà Hillary làm nhiều người ngẩn ngơ, nhất là sau khi tiêu tan hy vọng bà đứng chung liên danh với Obama. Vấn đề chủ chốt bây giờ là... ông Obama.

Giới trẻ Việt tỵ nạn lạc quan không có ưu tư gì về oe-phe, ít nhớ hay biết gì về cuộc chiến quốc-cộng của Việt Nam, không lo lắng về một 9-11 nữa, chán ghét mấy ông chính khách già lem nhem bất tài, lại thân cận với bạn bè Mỹ, nên dĩ nhiên mê mẩn thông điệp lạc quan đẹp đẽ của Obama. Không khác gì giới trẻ Mỹ, thanh niên thanh nữ Việt đi học cùng trường với dân da màu, đi làm cùng hãng, làm bạn với họ nhiều, nên chẳng thấy và cũng chẳng hiểu vấn đề kỳ thị da màu.

Phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề: trong khi giới trẻ Việt không có ý nghĩ gì về kỳ thị màu da và tích cực ủng hộ TNS Obama, giới "người lớn" chúng ta nhìn ông này với nhiều ngại ngùng, nếu không muốn nói là sợ hãi.

Trước hết vì ông Obama này "da đen"!

Phần lớn người Việt tỵ nạn chúng ta sống trong môi trường lợi tức thấp, gần dân da đen hơn trong công việc làm, nên nhiều khi có cạnh tranh trực tiếp với dân da màu (đen và Mễ) trong chuyện kiếm việc làm. Cùng giai cấp xã hội nên cũng cùng nhu cầu an sinh, do đó, chúng ta cũng cạnh tranh trực tiếp với dân da màu về trợ cấp an sinh xã hội. Phần lớn chúng ta cũng sống gần khu vực có nhiều dân da màu, thiếu an ninh hơn.

Những yếu tố này gộp lại tạo ra nhiều thành kiến đối với dân da đen nói chung và Obama nói riêng. Người ta đã nghe nhiều người công khai lo lắng ông Obama lên tổng thống thì dân đen sẽ lãnh hết oe-phe, sẽ được ưu tiên kiếm việc làm, các công sở sẽ tràn ngập công chức da đen (tức là lấy mất job của mình - thiểu số, tỵ nạn).

Đây là những ưu tư không chính đáng mà chính dân Mỹ cũng cảm thấy. Điển hình là phần lớn dân Mỹ trắng trong các tiểu bang miền Nam nước Mỹ, là nơi có mức dân da đen cao, đã bỏ phiếu chống Obama vì những lý do trên: sự đe dọa của khối dân da đen trong việc làm, an sinh xã hội và an toàn. Tại các tiểu bang vùng núi Tây Bắc Mỹ, là những nơi rất ít dân da đen, dân da trắng tại đây cảm thấy ít bị đe dọa hơn, nên không ngần ngại bỏ phiếu hàng loạt cho Obama!

Một yếu tố thứ hai bất lợi cho Obama trong các cộng đồng Á Châu là tuổi trẻ của Obama. Văn hóa đông phương kính trọng kinh nghiệm và tuổi tác theo châm ngôn "kính lão đắc thọ". Một người vừa trẻ vừa không có kinh nghiệm gì hết như Obama rất khó chiếm được cảm tình hay lòng tin của khối dân Á Đông. Chưa kể là Obama chưa kịp để ý và ve vãn cộng đồng Á châu, khác hẳn nỗ lực rất sớm của bà Hillary Clinton.

Hiện nay, khối dân tỵ nạn từng tích cực ủng hộ Dân Chủ qua bà Hillary đã bị mất "điểm tựa" và phân vân chưa biết phải làm gì, ủng hộ Obama hay nhẩy qua McCain.

Thành phần ủng hộ ông McCain và đảng Cộng Hòa thì đã rõ nét từ lâu. Phe ủng hộ McCain trong dân tỵ nạn ta phần lớn là các ông, chống cộng, nhất là cựu quân nhân. Phần lớn các vị dân cử Mỹ gốc Việt cũng đều ủng hộ McCain.

Thật ra, sự ủng hộ McCain cũng là sản phẩm của thành kiến. Vì McCain đã tham chiến tại Việt Nam, bị bắt cầm tù nhiều năm tại Hỏa Lò, nên chúng ta có khuynh hướng nghĩ ông gần chúng ta hơn, mang nặng hận thù đối với chế đô cộng sản Việt Nam, sẽ chống cộng kịch liệt. Sự kiện này cũng hợp với ý kiến chung chung là Cộng Hòa chống cộng hơn Dân Chủ.

Sự thật không hẳn như vậy.

Không ai có thể phủ nhận sự hy sinh lớn lao của cá nhân TNS McCain nói riêng, và của các quân nhân đồng minh nói chung, đã giúp bảo vệ tự do của chúng ta. Ông McCain cũng là người xác nhận tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân nhân QLVNCH, và  tái khẳng định rằng "phe bất xứng đã thắng", trái ngược với chỉ trích của báo chí thiên tả và... ông Bush khi ông này cho rằng miền Nam mất tự do vì không tranh đấu cho tự do! Bầu cho McCain cũng là một cách cám ơn ông.

Nhưng cũng phải nói ngay ông McCain tham chiến tại Việt Nam không vì tinh thần chống cộng sản Việt Nam gì hết, ông là quân nhân được chỉ định tham chiến tại Việt Nam thôi. Nhiều người trong chúng ta quên rằng ông McCain đã cùng thượng nghị sĩ Dân Chủ John Kerry, kêu gọi công nhận CSVN sớm nhất sau khi cuộc chiến chấm dứt, khi hàng trăm ngàn công cán chính miền Nam còn đang trong tù cải tạo. Họ chủ trương việc đó vì quyền lợi Hoa Kỳ.

Đảng Cộng Hòa cũng không nhất thiết là đảng chống cộng hơn đảng Dân Chủ nếu ta nhớ lại đảng Dân Chủ là đảng bắt đầu cuộc chiến bảo vệ Việt Nam dưới thời các TT Kennedy và Johnson trong khi đảng Cộng Hòa chủ trì sự tháo chạy khỏi Việt Nam với các TT Nixon và Ford.

Duy nhất khác biệt là sau khi John Kerry trở cờ thành phản chiến thì John McCain vẫn không che giấu lập trường là phải chiến đấu đến cùng, và đã vận động việc Hoa Kỳ mở ra chương trình HO nhận thêm người tỵ nạn và cũng đề nghị đạo luật đón nhận con lai. Nếu muốn xét cho kỹ hơn, John Kerry ủng hộ bang giao với Hà Nội vì đã từng chống chiến tranh Việt Nam và dầu sao cũng có thiện cảm với Hà Nội hơn McCain: Kerry cản trở dự luật nêu vấn đề nhân quyền của chế độ Cộng sản Việt Nam tại Thượng viện, McCain ủng hộ dư luật đó. Chuyện ấy cũng là lý do khiến các cựu chiến binh của ta có cảm tình với McCain hơn.

Nhưng thật ra, vào thời buổi 2008 này, chúng ta cần ý thức rõ ràng cuộc chiến quốc-cộng Việt Nam đối với dân Mỹ và các chính trị gia Mỹ đã đi vào lịch sử từ lâu rồi. Với họ, Việt Nam bây giờ là một nước mới, không liên hệ gì đến cuộc chiến trong quá khứ. Họ quyết định chính sách hoàn toàn dựa trên quyền lợi kinh tế và chính trị thực tế hiện hữu và tương lai của Mỹ, chẳng liên quan gì đến cuộc chiến quá khứ, hay cuộc đấu tranh hiện nay cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam của chúng ta. Hơn 30 năm qua, các tổng thống Mỹ, Dân Chủ hay Cộng Hòa, đều có lên án chế độ CSVN vi phạm nhân quyền, không có tự do dân chủ, nhưng quan hệ Mỹ-Việt vẫn mỗi ngày mỗi phát triển.

Dĩ nhiên họ sẽ tiếp tục lên tiếng đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam, nhưng chẳng khác gì họ đang đòi hỏi nhân quyền cho dân Tây Tạng hay Zimbabwe.

Gần đây, tại Houston, đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã có một buổi gặp mặt với cộng đồng tỵ nạn Việt. Thông điệp của ông đại sứ không thể nào rõ ràng hơn. Khi một đại diện cộng đồng lên tiếng đặt vấn đề về thái độ của chính quyền Mỹ với các vấn đề của "nước của chúng tôi" (our country), ông đại sứ sửa lưng ngay: quý vị đang là công dân Mỹ sống ở Mỹ, nên nghĩ theo người Mỹ. "Our country" phải là nước Mỹ, không còn là Việt Nam nữa!

Trong một cuộc họp mặt tại Cali với cộng đồng Á Châu vào đầu tháng Tám vừa qua, đại diện TNS McCain đã trả lời một câu hỏi về lập trường của ứng viên McCain đối với vấn đề Việt Nam. Dĩ nhiên, câu trả lời chẳng có ý nghĩa cụ thể gì mà chỉ là chung chung, theo kiểu ông McCain sẽ "đặc biệt quan tâm về tiến trình đẩy mạnh tự do, dân chủ tại Việt Nam", nhưng đây là một "vấn đề tế nhị", vân vân .... (theo bản tin của Việt Báo). Ai hiểu sao thì hiểu, nhưng dưới sự lãnh đạo của bất cứ tổng thống nào, Hoa Kỳ chỉ nêu vấn đề về nhân quyền trong một chừng mực nhất định thôi, trong khi vẫn suy tính đến các yếu tố chiến lược khác, theo dõi chuyến đi Việt Nam của Thứ trưởng Ngoại giao John Negroponte thì mình rõ.

Lập luận đả kích Hà Nội một cách dịu dàng của mấy ông Mỹ này làm nhiều người trong chúng ta thấy buồn, nhưng đó chính là thực tế ta phải trực diện để có thái độ thich ứng. Chúng ta cần phải ý thức được thực tế chua chát ấy thì mới nhận định được đúng vấn đề.

Không có gì bảo đảm ông cựu chiến binh McCain sẽ "chống cộng", tranh đấu cho dân chủ tự do của Việt Nam mạnh hơn ông trí thức cấp tiến Obama. Hay ngược lại cũng vậy. Nếu có khác biệt thì có thể là ông McCain là thượng nghị sĩ lâu năm, đã có dịp thăm VN nhiều lần, từng bỏ phiếu nhiều lần đòi hỏi nhân quyền cho VN trong khi ông Obama là lính mới trong thượng viện Mỹ, chưa có dịp biểu quyết về vấn đề này. Hơn nữa, ông McCain, vì tính tình và nhờ kinh nghiệm cá nhân, có thể cứng rắn hơn ông Obama (thí dụ như trong vụ Georgia bị Nga tấn công) nhưng vẫn là vì quyền lợi của nước Mỹ. Chứ không vì quyền lợi của khối dân tỵ nạn Việt, nhất là khi cộng đồng tỵ nạn còn là một khối chính trị rất yếu, với một tiếng nói rất nhỏ trong chính trị Mỹ.

Nói cách khác, chúng ta không nên lấy tiêu chuẩn "chống cộng" hay "tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam" để so sánh và đánh giá hai ông McCain và Obama.

Ở đây cũng cần mở ngoặc để nói thêm là bà Cindy McCain đã lặng lẽ qua Việt Nam rất nhiều lần để giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật, chứ ông Obama tuyệt nhiên chưa hề lưu tâm đến Việt Nam. Ngoại lệ duy nhất là gần đây, khi Nguyễn Minh Triết qua Mỹ, ông ra một tuyên cáo vô thưởng vô phạt kêu gọi dân chủ cho Việt Nam. Tuy nhiên ứng viên phó tổng thống của ông là thượng nghị sĩ Joe Biden, đắc cử vào quốc hội Mỹ năm 1972, là một trong các nghị sĩ Dân Chủ bỏ phiếu bác bỏ việc cứu miền Nam Việt Nam chống lại cuộc tổng công kích năm 1975 của Bắc Việt!

Tóm lại, đối với người dân tỵ nạn chúng ta nếu đi bầu tổng thống Mỹ, thì không nên suy nghĩ đơn giản theo kiểu bầu cho Obama thì sẽ nhận trợ cấp nhiều hơn, hay bầu cho McCain thì sẽ giúp VN sớm có tự do dân chủ hơn.

Đó chỉ là những thành kiến thiếu giá trị thực tế (12-9-08).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.