Hôm nay,  

Trung Cộng: Đánh Hay Không Đánh Việt Cộng

08/09/200800:00:00(Xem: 17770)
Cả tháng trước đây trên trang web sina.com và một số trang web khác xuất phát từ  Trung Cộng, có loan tãi một bài viết phân tích  kế hoạch  TC dự trù đánh Việt Nam Cộng sản. Cuộc hành quân Nam phạt trong 31 ngày, khởi đầu bằng các cuộc oanh kích bằng hoả tiển. Kế đó TC sẽ tung 310 ngàn không lục, hải quân từ  ba điểm xuất phát Vân Nam, Quảng Tây và Nam Hải tiến chiếm Việt Nam . Với quan niệm hành quân ''Việt Nam là mối đe doạ chủ yếu đối với an ninh của Trung Quốc, nhưng cũng là đầu mối chiến lược của toàn bộ vùng Đông Nam Á, cho nên cần phải chiếm trước tiên, nếu Trung Quốc muốn nắm lại quyền kiểm soát Đông Nam Á''. Nhưng bài viết cũng nêu dè dặt rằng Việt Nam là ''miếng xương khó nuốt''.

Với sự dè dặt thường lệ, chưa có nguồn tin quốc tế độc lập, nên truyền thông dòng chánh tiếng Việt ở hải ngoại chưa khai thác. Nhưng vào cuối tuần lễ đầu của tháng Chín năm 2008 này, Đài Quốc Tế Pháp đưa lên một bản tin phân tích về kế hoạch nói trên, với tựa đề [nhà cầm quyền CS Hà nôi] "  Phản đối bài viết trên mạng về kế hoạch xâm lược của Trung Quốc". Quan trong hon nữa, là bản tin cũng dựa vào tin của báo South China Morning Post số ra ngày hôm  trưóc, rằng nhà cầm quyền VNCS đã hai lần  triệu hồi các nhà ngoại giao TC để "để bày tỏ mối quan ngại về những bài viết, tuy không ghi rõ nguồn gốc, cũng như không mang tính chất chính thức, nhưng đã khiến giới ngoại giao và quân sự ở Hà Nội phải cảnh giác sau khi nó được đăng tải nhiều lần vào tháng trước". Tin của báo South China Morning Post dựa vào một thông cáo báo chí  do phát ngôn viên Lê Dũng của Bộ ngoại giao VNCS cho biết đã "yêu cầu các quan chức Trung Quốc ngăn chận những bài viết có nội dung xấu như vậy vì nó có thể gây tổn hại quan hệ song phương." Theo lời ông Lê Dũng, "phía Bắc Kinh khẳng định là những bài viết nói trên không phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc. Nhưng các nguồn tin từ chính phủ Việt Nam nói họ rất ngạc nhiên khi thấy những bài viết nói trên còn lưu hành trên mạng, trong khi Bắc Kinh vẫn kiểm soát rất chặt chẻ nội dung các trang web của nước này." Tác giả bản tin của Đài Quốc Tế Pháp nhận định "Nhiều giới chức [VNCS] nghĩ rằng những bài viết xuất hiện là do căng thẳng về chủ quyền khu vực Biển Đông. Gần đây, Bắc Kinh đã gây áp lực lên các tập đoàn dầu khí quốc tế, như ExxonMobil của Mỹ, buộc họ rút khỏi các hợp đồng thăm dò dầu khí đã ký với Việt Nam". Nhưng Hà nội không nhượng bộ TC, không cắt  họp động của Exxon thăm dò và khai thác cho Petrolimex VN. Và Mỹ cũng nhắn khéo sẽ bảo vệ quyền lợi làm ăn của người Mỹ. Vấn đề đặt ra để phân tích và suy gẫm, là liệu TC đánh hay không đánh VNCS. Một cách đại tổng, có hai luồng dư luận.

Một, đánh VNCS.  Theo ưóc lượng gần đây, trữ lượng dầu ở Biển Đông [tên do VNCH dùng, còn TC thì gọi là Nam Hải) rất lớn, có người cho đó là "Vùng Vịnh thứ hai của Thế giới" để so sánh số lương dầu khí ở Trung Đông lớn nhứt thế giới. Đánh để tạo an ninh lộ trinh vận chuyển và khai thác dầu khí. TC cần dầu  vì đó là vấn đề sanh tử của nên kinh tế TC, hiên nay tiêu thụ gần bằng Mỹ rồi.

Biển Đông đóng vai trò an ninh thế giới cũng lớn. Đài Loan kiểm soát một số đảo trong vùng Hoàng Sa, Trường Sa, về an ninh Đài Loan gần gủi Mỹ hơn với TC.  Mỹ và Nhật Bản muốn be bờ TC, không để TC khống chế vùng Hoàng Sa, Trường Sa, dựng tiền đồn gác con đường hàng hải quốc tế qua Eo Biễn Mã Lai, là con đường huyết mạch vận chuyển dầu và nguyên liệu của TC và các nước vùng Bắc Thái Bình Dương trong đó có Nhựt, Nam Hàn là đồng minh thân thiết của Mỹ. Hoạt động của Mỹ tại khu vực này ngày càng tăng lên, tăng thêm nhân tố bất ổn định cho TC trong khu vực. Khối ASEAN rất dè dặt với cuộc tranh chấp quyền lợi của các nước ở Biển Đông, không can thiệp, mà để các nước giải quyết tay đôi vói nhau.

TC đánh VNCS vì trong 5 nước tranh chấp chủ quyền quân đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chỉ có VNCS, là gần TC  nhứt và mạnh nhứt. Sau Thế Vận Hội Bắc Kinh TC không cần đóng vai Nhạc Bất Quần ngụy quân tử  chủ hoà, lo làm kinh tế thôi. Dạy cho VNCS "một bài học" thì các nước tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa sẽ im ngay, và các "tiểu quốc" như  Nam Hàn, Tây Tạng, Lào, Miên có dịp thấy "oai của Thiên Tử". Nội tình dân chúng Trung Quốc đang rụt rịt nổi lên chống Đảng Nhà Nước vì bất công và bất bình đẳng xã hội do chánh sách kinh tế đổi mới gây ra. Cần có một chiến thắng ngoại bang để dân chúng quên nổi khổ riêng trong nước. VNCS so với ASEAN, Mỹ không phải là nước Georgia so với Tây Au, Mỹ khi Nga tung quân đánh Gêorgia.

Hai, dư luận ngược lại, TC không đánh VNCS. Chiến tranh rất tốn kém dù chiến tranh cục bộ như thời Đặng Tiểu Bình tung quân qua đánh vài tỉnh sát biên giới VNCS. So với VNCS, TC đang ở thế thưọng phong ngoại giao, kinh tế, chánh trị đối với Mỹ. Quyền lợi của TC đối với  Mỹ, Nhựt, và các nước ASEAN lớn hơn đối với VNCS. Thời gian và địa lý đang đứng về phiá TC, TC đã lập huyện Tam Sa ở Hoàng Sa và Trưòng Sa, đang nắm thế thế hải thương trên biển Đông của VNCS, TC cứ từ từ mà xâm thực. TC sẽ dể dàng cùng Mỹ giải quyết quyền lợi trên Biển Đông theo công thức win-win solution giữa hai bên Mỹ và TC đều có lợi, trên đầu trên cổ CS Hà nội - mô thức chánh trị thực dụng này ít tốn kém, ít mang tiếng mang tai hơn chiến tranh giữa TC và Việt Cộng.

Còn CS Hà nội cũng thế. Truyền thống vua quan VN trong thời kỳ độc lập xem quyền lợi Tổ Quốc cao hơn danh dư và quyền lợi triều đại nên thắng Tàu rồi vẫn chấp nhận khổ nhục kế, xin Vua Tàu  cầu phong và  triều cống.  CS Hà nội xem quyền lợi Đảng CS lên trên quyền lợi Tổ Quốc, đang độc chiếm quyền hành, nếu có cắt một mớ đất, một mớ biển để giao cho Tàu để được an thân, để được thống trị, CS sẵn sàng làm. CS Hà nội cũng biết, họ mới là đối tác với Mỹ về ngoại giao và giao thương. Việt Nam Cộng Hoà là đồng minh của Mỹ kia, được Quốc Hội và Hành Pháp công nhận mà vì quyền lợi đối với TQ, Mỹ vẫn tĩnh bơ bỏ rơi, bức tử.

Sau cùng, dư luận hai chiều tiêu biểu nêu trên có thể là những nét chánh để suy luận TC sẽ đánh hay không đánh VNCS. Chuyện hoà hay chiến của hai chế độ không phải là chuyện một ngày một bữa, nó còn tùy thuộc nhiều yếu tố phát sanh đến từ quốc tế nữa. Nhưng công cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền của đất nước và đồng bào chuyện trước mắt liên tục, chuyện làm hàng ngày. Dân Oan Công Giáo Thái Hà đang bị đàn áp. Bao ngưòi lãnh đạo tinh thần như LM Nguyễn văn Lý, bao nhà trí thức trẻ như Nữ Luật sư Lê thị CôngNhân đang ở trong tù. TC đánh CS Hà nội thì VN sẽ nàm trong gọng kềm CS Trung Cộng. TC không đánh CS Hà nội, CS Hà nội còn thì VN vẫn nằm trong gọng kềm CS Việt Cộng. CS Tàu hay Trung Cộng, CS Việt hay Việt Cộng đều là Cộng sản cả. VN còn CS là chưa có tự do, dân chủ, nhân quyền. Tư do, dân chủ, nhân quyền mới là mục tiêu tối hậu của cuộc đấu tranh của người Việt chân chính yêu nước, thương dân. 

Trong tương quan TC, VC và ngưòi Việt đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN,  không thể áp dụng được công thức đại số học diễn tả thành câu "kẻ thù của kẻ thù là bạn ta được” (l'ennemi de mon ennemi est mon ami).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.