Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Công Lý 12 Người? Hay 11 Người? Hay 1 Người?

01/09/200800:00:00(Xem: 2679)

Trong tuần này, chính phủ tiểu bang Queensland sẽ đệ trình một cách khẩn cấp trước Quốc Hội hai dự luật quan trọng về tư pháp để hai tuần sau đó sẽ được các dân biểu bàn thảo. Dự luật thứ nhứt nhằm tạo điều kiện cho các vụ án thật phức tạp được xử bởi một quan tòa ("judge only" trial) thay vì bởi một bồi thẩm đoàn. Dự luật thứ nhì nhằm mục đích chấp nhận sự biểu quyết của bồi thẩm đoàn theo "đa số tương đối" (majority verdicts) thay vì "đa số tuyệt đối" như luật pháp hiện nay bắt buộc.

Cả bà Thủ Hiến Anna Bligh lẫn ông Bộ Trưởng Tư Pháp Qld Kerry Shine đều phủ nhận hai dự luật này nhắm vào một hai cá nhân đặc biệt. Bà Bligh nói rằng: "Rõ ràng vừa qua, từ một hai vụ án, đã có những tranh luận về hệ thống bồi thẩm đoàn của Qld. Những điều tu bổ này, tuy không nhắm vào trường hợp cá biệt nào hết, nhưng sẽ được áp dụng ngay kể từ ngày được trở thành luật".

Tuy nhiên, khi tin tức về hai dự luật này được loan ra, người ta liên tưởng ngay đến hai bị cáo nổi tiếng ở Qld hiện đang chờ ngày ra trả lời trước pháp luật. Thứ nhất là tay ấu dâm Dennis Ferguson (xin xem báo Saigon Times 17/7/2008) và thứ hai là "bác sĩ Tử Thần" (Dr. Death) Jayant Patel (báo Saigon Times 24/7/2008).

XỬ BỞI QUAN TÒA

Chúng ta còn nhớ đầu tháng 7 vừa qua, quan tòa Hugh Botting đã ra lệnh thả tay ấu dâm Dennis Ferguson vì theo ông, Ferguson sẽ không được hưởng một phiên xử công bằng do những điều rùm beng mà các cơ quan truyền thông đã (và sẽ) loan tải về các tội của tay này.

Nắm lấy cơ hội, luật sư của Ferguson liền đệ đơn xin miễn xử với lý do thân chủ của họ "sẽ không được xử một cách công bằng". Tuy nhiên, gần đây, tòa trên đã bác đơn này và buộc Ferguson phải ra hầu tòa trở lại về tội xâm phạm tình dục hai em bé gái 4 và 5 tuổi.

Thế nhưng, giả tỉ nếu như tòa trên đã đồng ý với quan tòa Hugh Botting thì theo luật lệ hiện hành, Dennis Ferguson sẽ phải bị quản thúc và chờ đến khi nào tình hình cho phép, để y có một phiên xử công bằng thì y mới ra hầu tòa hay sao"
Và cũng dựa trên lập luận là thân chủ sẽ không thể được xử công bằng vì dư luận tiêu cực của quần chúng, luật sư của bác sĩ Patel cũng có thể thuyết phục các quan tòa để ông ta sẽ không bao giờ ra trước vành móng ngựa hay sao"

Nhằm mục đích lấp lỗ hổng đó, dự luật "xử bởi quan tòa" ("judge only" trial) đã được soạn. Theo dự luật này, hoặc công tố viên hoặc luật sư của bị cáo cũng đều có thể đệ đơn xin cho bị cáo được xử bởi một vị Chánh Án thay vì bởi một bồi thẩm đoàn. Nếu người nộp đơn là công tố viên thì đơn này phải được sự đồng thuận của bị cáo.

Dự luật dựa trên khuôn mẫu của một đạo luật đã được áp dụng tại Tây Úc. Những phản ứng ban đầu của các luật gia về việc chính phủ Qld dự định giới thiệu điều luật này vào guồng máy tư pháp ở đây cũng thuận lợi, không có nhiều ý kiến bất đồng như dự luật thứ hai.

Ý kiến trái nghịch quan trọng nhứt có lẽ là nếu cho rằng các bồi thẩm viên có thể bị ảnh hưởng bởi dư luận khiến cho bị can sẽ "không được hưởng một phiên xử công bằng", điều gì sẽ khiến cho quan tòa không bị ảnh hưởng bởi dư luận để có những thành kiến tương tự"

QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI CỦA BỒI THẨM ĐOÀN

Theo như hiện nay, khi một phiên tòa hình sự có bồi thẩm đoàn (jury) thì quyết định về bản án, dù "có tội" (guilty) hay "vô tội" (not guilty) đều phải được tất cả mọi bồi thẩm viên (thông thường là 12 người) đồng ý. Nếu dù chỉ có 1 trong 12 vị này không đồng ý thì phiên tòa kể như không đạt được quyết định (hung jury) và sẽ được xử lại.

Dự thảo luật mà chính phủ Qld dự định trình trước quốc hội nhằm thay đổi điều kiện này để bồi thẩm đoàn có thể đi đến phán quyết mà chỉ cần tỷ số đồng thuận là 11 trên 1. Được biết phương thức này đã được áp dụng ở những tiểu bang khác trên nước Úc, chỉ trừ Qld, ACT và tòa án liên bang.

Theo báo Courier-Mail số ra ngày cuối tuần 23/24-8-2008 vừa qua,tỷ lệ 10 trên 2 đã được áp dụng ở các tòa hình sự Nam Úc từ năm 1927, Tasmania 1936, Tây Úc 1960 và Bắc Úc 1963.

Trong khi đó, Victoria bắt đầu áp dụng tỷ lệ 11 trên 1 vào năm 1994 và NSW từ năm 2006.

Những lý do đã được đưa ra để biện luận cho giải pháp này gồm có: tiết kiệm thì giờ và công quỹ vì những "hung juries"; giảm thiểu những trường hợp hối lộ hay đe dọa bồi thẩm viên; gây trở ngại cho tiến trình thực thi công lý chỉ với một bồi thẩm viên ương ngạnh.

Thí dụ điển hình và nổi tiếng nhứt về một bồi thẩm viên ngoan cố là Luke Shaw trong vụ xử cựu Thủ Hiến Qld, Sir Joh Bjelke-Petersen, về tội khai man vào năm 1991. Luke Shaw là ủng hộ viên của đảng Quốc Gia (National) và là một người ái mộ Sir Joh một cách công khai. Phiên xử đã bị bãi bỏ và không được tái xử vì tuổi tác của Sir Joh đã ngoài 80.

Để trấn an dư luận, ông Bộ Trưởng Tư Pháp Qld Kerry Shine đã cho biết rằng dự luật "11 trên 1" ở Qld còn sẽ có thêm những "điều khoản an toàn" như sẽ không áp dụng cho các vụ xử sát nhân hay phản quốc, và chỉ sau khi bồi thẩm đoàn đã nghị án hơn 8 tiếng đồng hồ mà không có kết quả.

Bộ Trưởng Tư Pháp đối lập Stuart Copeland cũng không chống đối nhưng tuyên bố thêm: "Những cải cách này là cần thiết nhưng những điều đề nghị có thích hợp hay không thì cần phải chờ xem".

Báo Courier-Mail, trong bài xã luận ngày thứ Tư 20/8/2008, viết rằng "những cải cách được đề nghị có vẻ an toàn và hợp lý, và tùy theo chi tiết, đáng được sự ủng hộ của chúng ta".

PHẢN ỨNG CỦA GIỚI LUẬT GIA

Ông Chánh Thẩm Paul De Jersey là một trong những người đầu tiên đã lên tiếng ngay để ủng hộ dự luật này. Theo ông, điều này sẽ giúp vượt qua được "viễn ảnh của các phiên tòa xử đi xử lại chỉ vì một bồi thẩm viên cứng đầu đã từ chối không thi hành phận sự của mình theo như luật pháp ấn định". Ông De Jersey nói thêm, "dự luận này sẽ giúp giải tỏa những khổ tâm của nạn nhân, của nhân chứng, của gia đình họ, của bị cáo và sẽ tiết kiệm tài nguyên của tòa án". Tuy nhiên, ông không thể cho biết cải cách này sẽ giúp giải quyết được một tỷ lệ là bao nhiêu trường hợp vì "chúng ta không có đủ tài liệu nghiên cứu".

Trong khi đó các đồng nghiệp của ông đã tỏ vẻ dè dặt hơn, nếu không muốn nói là chống đối.

Giáo sư về Tội Hình Sự Paul Wilson của viện đại học Bond ở Gold Coast e ngại: "Người ta không biết đây có phải là bước đầu của một sự tuột dốc hay không"" Cũng đồng ý với quan điểm trên, Chủ Tịch Ủy Ban Luật Hình Sự của Hội Luật Gia Qld, ông Sean Reidy phát biểu "Lịch sử cho thấy những vấn đề như thế này không bao giờ thoái ngược cả. Chúng luôn luôn bị tan rã một cách từ từ và đều đặn".
Ngoài ra, ông Wilson cũng đặt câu hỏi là tại sao đặt những vụ xử về cố sát hay phản quốc thành những trường hợp ngoại lệ, tức phải có đủ sự đồng thuận tuyệt đối, 12 trên 12. Ông hỏi: "Phải chăng đây là dấu hiệu của sự nghi ngại về sự thiếu an toàn của đa số tương đối. Nó vô lý quá. Nếu họ tin tưởng vào hệ thống của họ, tại sao không áp dụng cho tất cả mọi trường hợp""

Chủ tịch Hội Đồng Trạng Sư Qld, ông Michael Stewart, nói với đài phát thanh ABC rằng những cải cách này “cần phải được giới hạn cho những trường hợp thật đặc biệt”. Nhưng ông cho biết: "Nhiều trạng sư ngỏ ý chống đối bản án theo đa số tương đối này vì họ xem đó như một yếu điểm của hệ thống tư pháp - chỉ là một sự bắt đầu cho những quyết định lỏng lẻo về sau này để chính phủ có thể buộc tội người dân hay khiến họ phải đi tù".

Mặt khác, ông Stewart nói thêm, điều này cũng có thể làm lợi cho bị cáo: "Nếu 11 bồi thẩm viên quyết định tha bổng nhưng có 1 người không đồng ý vì nghĩ rằng bị cáo có tội, thì hiện nay bị cáo không được tha bổng nhưng trong tương lai sẽ được. Làm sao ta có thể phán xét là 11 người kia đúng, còn người thứ 12 này suy nghĩ sai""

Đó cũng là nhận định của một trạng sư người Việt ở Brisbane, ông Sam Nguyễn, khi ông nhấn mạnh với chúng tôi rằng "Dự luật này trái với nguyên tắc "beyond reasonable doubt" (tức là "vượt lên trên tất cả mọi sự nghi ngờ") bởi vì hễ còn 1 trong 12 người không đồng ý tức là còn có sự nghi ngại".

Ông Jim Coburn, một luật sư về hình sự ở Brisbane thì ví von theo ngôn ngữ của các trận túc cầu: "Điều gì sẽ ngăn chận chính phủ suy nghĩ rằng 'À, 11 trên 1. Đâu có khác gì 10 trên 2" Rồi nếu 6-6 thì ta sẽ có đá thêm giờ, và sau đó là đá phạt đền""

Nhưng có lẽ điều khiến cho luật giới Qld bất bình nhứt về hai dự luật cải cách về tư pháp này là chính phủ Qld đã không tham khảo ý kiến của họ.

Bà Megan Mahon, Chủ Tịch Phân hội Luật Sư Qld, đã gởi ông Bộ Trưởng Tư Pháp Kerry Shine một bức thư để chỉ trích chính phủ về sự kiện này. Bà nói thêm là chính phủ tiểu bang ngày càng gia tăng việc giới thiệu các đạo luật mà không có sự tham vấn với quần chúng. Bà Mahon giải thích: "Không có lý do gì để biện hộ cho việc công chúng không được tham khảo ý kiến". Rồi bà nhận định tương tự như Trạng sư Sam Nguyễn: "Sự kết án về bất cứ một tội danh nào cũng phải luôn luôn đặt trên nền tảng "không còn nghi ngờ gì nữa" (beyond reasonable doubt). Nguyên tắc căn bản đó của hệ thống công lý của chúng ta sẽ bị lung lay bởi quyết định đa số tương đối".

CÒN CÔNG LÝ THEO KIỂU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"

Khi được đem ra bàn thảo ở quốc hội Qld trong hai tuần nữa, hai dự luật nói trên chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tranh luận, Nếu chính phủ Lao Động quyết định áp dụng đa số hiện có trong nghị trường thì đây sẽ là một “sự đã rồi” (fait d'accompli) và chắc chắn những đề nghị cải cách đó sẽ được thông qua. Còn nếu như các dân biểu được quyền "bỏ phiếu theo lương tâm" (conscience vote) thì chưa biết kết quả sẽ ra sao.

Trong khi đó, nhìn lại nền công lý (hay nói đúng hơn, sự thiếu vắng công lý ở Việt Nam), chúng ta không khỏi cảm thấy tủi nhục. Đầu tuần nay, chúng tôi có nhận được email của một anh bạn, gởi cho đọc một truyện ngắn tựa đề là "Cháo Tóc".
Chuyện kể lại một anh cựu quân nhân QLVNCH, sau năm 1975, bị bắt đi học tập cải tạo. Ở nhà, ba của anh bị tên Phó Bí Thư Tỉnh Ủy cướp nhà vì tội "địa chủ" và có con trai là sĩ quan biệt kích. Ông được cho tá túc ở cái chuồng trâu, sau căn nhà cũ.

Một hôm, được thư của con từ trại cải tạo xin tiếp tế lương thực, vì lòng thương con, ông đánh liều lẻn vào căn nhà cũ, tính đào chỗ chôn giấu tiền bạc lúc trước để mua thức ăn cho con. Chẳng may ông bị tên Phó bí thư Tỉnh Ủy bắt được.
Hắn bèn trói gô ông lại và cho ông hai sự chọn lựa. Một là giao cho công an về tội định ám sát hắn. Hai là ăn tô cháo mà trong đó, hắn đã trộn lẫn những sợi tóc cắt nhỏ từ trên đầu của ông. Vì sợ nhục nhã về tội ăn trộm nên ông đã ăn tô "Cháo Tóc". Dĩ nhiên, sau đó, ông bị những sợi tóc con hoành hành trong bao tử, dạ dày, chết trong khổ đau, quằn quại.

"Công lý" của cộng sản là như thế! Là thứ "tòa án" của những tay cường hào, với chút quyền hành trong tay, muốn "phán xét" ra sao, như thế nào thì tùy ý! Là những "bản án" để trả thù, để thanh toán "những món nợ xưa"!

Kinh hoàng quá! Khiếp đảm quá! Cái thứ "công lý " mà một người vừa là công tố viên, vừa là luật sư và đồng thời cũng là viên chánh án!!! Ta thường gọi nôm na đó là thứ "Luật Rừng"!!!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.