Hôm nay,  

Miếng Mồi Xăng Dầu

26/10/200500:00:00(Xem: 5018)
- Theo tin VOA, Chevron công ty xăng dầu hàng đầu của Mỹ đã giành được quyền khai thác một lô ngoài khơi Phú Khánh của Việt Nam. Dựa vào thông tin của Reuters và báo của CS Hà Nội, VOA nói Chevron sẽ có 50% cổ phần của lô 122, có diện tích gần 7000 kilomét vuông; phần còn lại thuộc về công ty Petronas Carigali của Malaysia. Khu lòng chảo Phú Khánh là khu nước sâu ở ngoài khơi Miền Trung Việt nam và có khối trầm tích dày đến 8000 mét. Năm ngoái, Quốc doanh dầu khí của CS Hà Nội PetroVietnam cho biết trữ lượng dầu thô và khí đốt của khu vực nằm gần hai giếng Bạch Hổ và Sư Tử Đen này có thể tương đương với khoảng 2 tỉ thùng dầu.

Như đã biết mấy tháng nay vần đề xăng dầu là vấn đề sanh tử của nhiều nước kỹ nghệ hóa, nhiều người lo ngại có thể đưa đến khủng hoảng kinh tế. Dầu thô đã lên đến mức kỷ lục trên dưới 70 Mỹ kim một thùng, và không thấy cơ may hạ trở lại. Trung Cộng [TC] do kinh tế phát triển hai số hạng mấy năm nay xuất hiện như một nước tiêu thụ xăng dầu nhiều hàng thứ hai trên thế giới -- chỉ sau Mỹ mà thôi. Vì nhu cầu sanh tử của phát triển, TC phải tranh chấp khai thác xăng dầu với Mỹ khắp nới trên thế giới. Vấn đề đạt ra, là liệu CS Hà Nội có dùng trữ lượng các mỏ dầu ngoài biển Việt Nam và vị trí địa lý chiến lược của nước Việt Nam trên đường di chuyển quốc tế của tàu dầu trên biển, để làm miếng mồi kết thân với Mỹ hay TC, hay không"

Thực vậy xăng dầu đang trên đà tiến đến khủng hoảng. Trong 5 năm thế giới đã chứng kiến 3 lần lên giá dầu thô. Năm 2000 mỗi thùng chỉ 20$, năm 2005, trong thời kỳ bão Katrina tại Mỹ đã lên dến 70,85 Mỹ Kim. Các nhà phân tích tỏ ra rất bi quan, không hy vọng sụt. Mỹ phải bóp bụng tháo khoán 2 triệu thùng của nguồn dự trữ mỗi ngày để giải tỏa bế tắc. Sự kiện dầu thô giá vọt lên này không phải đột biến, mà có nhiều dấu chỉ theo một hướng tăng cao khó mà kềm hãm. Tình hình Trung Đông bất ổn, công ty khai thác không tăng đầu tư trang thiết bị để tăng sản lượng. Trung Cộng và Ấn độ hai nước đông dân nhứt hoàn cầu ( chiếm 40% dân số thế giới ) kỹ nghệ và kinh tế phát triển tiêu thụ xăng dầu tăng gia. Mỗi ngày TC cần không dưới 5 triệu tấn dầu thô, trở thành nước tiêu thụ đứng hàng thứ hai chỉ sau Mỹ. Còn Ấn độ nước đông dân hàng thứ hai trên thế giới cũng đang phát triển kinh tế, mỗi ngày cũng cần khoảng 2 triệu tấn.

Do vậy TC "bung ra" tranh giành xăng dầu với Mỹ, ở bất cứ nơi nào có mỏ dầu -- từ Nam Á, đến Nga, qua Châu Mỹ La tinh, và ngay tại cả Mỹ và Canada nữa. Điển hình TC đã can thiệp chính trị và đầu tư kinh tế, trải dài từ Miến Điện ở Á Châu , đến Iran ở Trung Đông , đến Sudan ở Phi châu và lấn tới cả Venezuela ở Nam Mỹ . Lộ liễu nhứt là tranh mua tranh bán với Mỹ khiến Quốc Hội Mỹ phải can thiệp cấm không cho TC mua hãng Unocal đứng hàng thứ 6 của Mỹ khi tranh giành với Công ty Chevron hàng đầu của Mỹ. Nội vụ làm cho đất nước và nhân dân Mỹ thấm thía nhứt về việc Mỹ giúp cho TC đổi mới theo kinh tế thị trường, là "nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà."

Trong khi long tranh hỗ đấu thì trữ lượng dầu ngoài biển Việt Nam nói chung theo ước tính của chuyên viên quốc tế có khoảng trên 18 tỷ tấn dầu thô và khí đốt -- là miếng mồi ngon. Nó chưa được khai thác đúng mức vì phương tiện của Liên xô mà sau này là Nga thừa kế, quá cũ và lỗi thời. Từ năm 1974, Việt Nam Cộng Hòa đã tìm ra mỏ dầu, rầm rộ báo tin mừng. Hoa kỳ không thiết tha lắm vì thấy TC là nguồn tiêu thụ hàng hóa, nhân lực rẻ như bèo lợi cho Mỹ hơn, và Mỹ cũng quá bận tâm với việc rút quân khỏi Việt Nam. Và lúc bấy giờ người Mỹ đang bơi trong biển dầu ngoại quốc còn quá rẻ. Trái lại TC xem đó là mối lợi chiến lược sát nhà. TC đã đơn phương xua quân đánh chiếm một phần đảo Hoàng Sa. Việt Nam Cộng Hà chống trả mãnh liệt nhưng thân cô thế cô đành ngậm ngùi mất đất, mất biển. Trái lại CS Hà Nội thì thừa nhận sự xâm chiếm của TC; Thủ Tướng Phạm vặn Đồng tuyên bố Hoàng Sa là đất của Trung Quốc. Sau này CS Hà Nội kết họp cùng các nước giáp ranh với vùng đảo Hoàng Sa như Phi luật Tân, Mã Lai, Nam dương để " tranh thủ" lại, nhưng "há miệng mắc quai" vì lời của một thủ tướng lâu đời nhứt của CS Hà Nội. Biển Đông có khi dậy sóng vì TC "thèm dầu". Mỹ không can thiệp vì lúc bấy giờ dâu thô chưa khó khăn như hiện tại, và TC chưa cạnh tranh quyết liệt với Mỹ như bây giờ.

Bên cạnh miếng mồi ngon là trữ lượng dầu ở Biển Đông, CS Hà Nội còn có một lợi thế địa lý chiến lược liên quan đến việc vận chuyển dầu nữa. Hải tặc hiện giờ là một tai họa cho đường hàng hải chuyên chở dầu cho Trung Cộng , Đài Loan, Đại Hàn , Nhật Bản , Tây Hoa Kỳ. Mà Việt Nam là bán đảo lòi ra ngoài có thể là làm tiền đồn kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch và lịch sử ấy.

Sau cùng, đã có rất nhiều đồn đoán, bình luận về kinh tế, chánh trị, quân sự liên quan đến việc Hà nội và Washington thắt chặt mối bang giao qua chuyến viếng thăm của Đại Sứ CSVN Nguyễn Tâm Chiến viếng và chụp hình chung với TT Bush và phu nhân cũng như chuyến viếng thăm của Thủ Tướng CSViệt Nam Phan văn Khải ở Tòa Bạch Ốc. Nhưng rất ít người nói về việc CS Hà Nội dùng miếng mồi xăng dầu của Việt Nam và thế lính gác hải tặc của CS Hà Nội để "câu móc" Mỹ hay TC, trong việc tranh giành trữ lượng dầu ở Biển Động của CS Hà Nội.

CS Hà Nội là những người "tay nghề cao" trong việc bắt bí nước lớn. Lợi dụng phong trào Phản Chiến Mỹ đang lên trong Chiến Tranh và lợi dụng tù binh Mỹ để bắt bí Mỹ phải việt nam hóa chiến tranh, ký Hiệp định Paris để Mỹ phải rút quân mà Bộ Đội Bắc Việt không rút hầu bức tử Việt NamCH. Lợi dụng hài cốt và quân nhân Mỹ mất tích để làm giá tái lập bang giao với Mỹ. Thì trong cơn xăng dầu khan hiếm, khi TC tranh chấp với Mỹ về xăng dầu, phe đảng nội bộ trong trong Đảng Nhà Nước CS Hà nội có thể lợi dụng miếng mồi xăng dầu để kéo Mỹ hay TC về phe mình hầu củng cố quyền bính. Nếu thế, chỉ có người dân Việt Nam phải chịu khổ vì CS Hà Nội đem cuộc đấu đá của hai cường quốc vào sân nhà Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.