Hôm nay,  

Có Thiệt Không Đây?

11/08/200800:00:00(Xem: 2619)
Lưu viên ngoại ở đất Tô nổi tiếng là người thích làm việc nghĩa, thường bên xị nếp than mà nói với vợ rằng:

- Người ăn thì còn, con ăn thì mất. Vậy muốn không mất thì phải cho người ăn mới được.

Lưu thị đang bỏm bẻm nhai trầu, bỗng há miệng ra. Sửng sốt nói:

- Được chim quăng ná, được cá quăng nơm. Lẽ thường ra là vậy. Sao ông lại tin người quá đến như thế"

Lưu viên ngoại thấy vợ không đồng ý với mình, xụ mặt đáp:

- Con mình dẫu không cho ăn, thì cũng là con của mình. Chớ người dưng mà ngoảnh mặt lắc lia, thì hảo cảm chắc ăn là phải mất!

Rồi ôm ly mà ực, bất chợt có quản gia chạy vội vô. Lắp bắp nói:

- Việc nghĩa không hẹn mà đến. Chuyến này chủ nhân ắt thỏa mộng thêm danh, cho đời sau nghe tiếng.

Lưu viên ngoại đang bực bội là vậy, nghe đến vĩnh phúc tận đời sau, thời nét hân hoan hiện tràn ra cả mặt. Sung sướng nói:

- Cái gì mà vang vọng đến đời sau, thì đời nay ta sẽ chu toàn tất cả. Chớ ngụ ở… ba tấc đất rồi, mà cõi trần im lặng êm ru, thì biết khi mô mới… ngậm cười nơi chín suối"

Rồi nao nức nói:

- Ta bị nghẹt van tim, mà ngươi lần lữa kiểu này, để ta phải trông chờ ngóng đợi, là nghĩa làm sao"

Quản gia xanh mét mặt mày. Hơ hãi đáp:

- Tiện dân không dám! Tiện dân không dám! Chỉ là tin vừa nhận được phút giây, nên cứ lắp bắp là vì duyên cớ đó.

Rồi nhanh miệng nói rằng:

- Đức Khổng Phu Tử cách đây chừng tám dặm. Chẳng hay chủ nhân có muốn mời trú tạm hay chăng"

Lưu viên ngoại sảng khoái đáp:

- Thứ nhất. Bày tiệc để tỏ lòng hiếu khách. Thứ hai. Chuẩn bị nơi cho Đức Khổng đăng đàn. Thứ ba. Sắp sẵn một số y, vật thực làm quà khi Đức Khổng ra đi, và thứ bốn, tự tay ngươi ghi vào sổ để ngày sau noi dấu.

Rồi quay qua Lưu thị, rạng rỡ nói:

- Đức Khổng mà trú ngụ ở đất vườn của ta, thì tin này sẽ truyền lan khắp xóm, mà một khi đã truyền lan khắp xóm thì thiên hạ xôn xao, mấy ngày sau chưa dứt!

Qua ngày mai, Đức Khổng đến nơi, thấy rạp kéo nhau hàng mấy dãy, rượu thịt chất đầy, bèn nheo mắt nhìn đám môn sinh. Cao hứng nói:

- Có thực mới vực được đạo. Thực dư thừa kiểu này, thì đạo mới bốc cao. Thiệt là tâm ý cũng… cùng nhau chắp cánh.

Rồi được gia nhân hướng dẫn vào bàn danh dự, ở đó Lưu viên ngoại thấp thỏm đứng chờ, nên vừa chào hỏi nhau xong, là nhào vô chơi tới.

Được đâu vài tuần, Lưu viên ngoại mới hắng giọng lấy hơi, rồi hướng về Đức Khổng Tử vái nhẹ một cái. Nghiêm mặt hỏi:

- Thưa thầy! Người quân tử thường lo nghĩ điều chi"

Khổng Tử nghe đến người quân tử, biết là trúng tủ, bèn vuốt râu đáp:

- Người quân tử có ba điều phải lo, thường hay xét đến. Thứ nhất. Lúc nhỏ mà chẳng học, thì lúc lớn chẳng làm được việc gì. Thứ hai. Lúc già không mang những điều hiểu biết mà dạy người, thì đến lúc chết chẳng còn ai thương mến. Thứ ba. Lúc giàu có mà chẳng bố thí, thì đến lúc khốn cùng chẳng có ai cứu giúp. Cho nên người quân tử lúc nhỏ nghĩ đến lúc lớn thì chăm học. Lúc già nghĩ đến lúc chết thì chăm dạy. Lúc có nghĩ đến lúc không thì chăm cứu giúp người nghèo khổ. Ấy là ba điều mà người quân tử phải xét suy nhiều đó vậy.

Lưu viên ngoại gật gật ra chiều thích thú, bất chợt có người bước ra trước một bước. Vòng tay thưa rằng:

- Xin thầy vì tình nhân loại mà nói rõ được chăng"

Khổng Tử đảo mắt một vòng, thấy bao cặp mắt đang đổ dồn vào mình, bèn đắc chí đáp:

- Người ta không nghĩ xa, ắt có ưu hoạn gần. Cho nên lúc nhỏ mà không nghĩ đến lúc lớn, lúc già mà không nghĩ đến lúc chết, đang giàu mà không nghĩ đến lúc nghèo, thì khi ba chuyện ấy xảy ra, chỉ có đường đứt bóng. Vậy, người quân tử thời phải biết trông xa mà phòng bị, hầu tránh được những ưu hoạn trước khi nó xảy ra, thì mới tự tại an nhiên nơi cõi này đó vậy.

Rồi ngửa cổ ra mà nốc, bất chợt có Tử Tiện vòng tay thưa rằng:

- Thưa thầy! Lẽ thường thời lúc nhỏ người ta hay nghĩ đến chuyện vui chơi, lúc già thường nghĩ đến dưỡng sinh cho đời thêm khỏe, đang giàu lại nghĩ đến chuyện giàu thêm. Chớ được mấy ai tránh ưu hoạn như thầy vừa nói. Có phải vậy chăng"

Khổng Tử gõ gõ lên bàn mấy cái rồi cười to đáp:

- Chẳng vậy mà quân tử thời ít tiểu nhân thời nhiều, nên loạn lạc lung tung, khiến cõi dương gian… trăm đời bay trăm hướng.

Tử Tiện nghe vậy bước tới toan hỏi nữa, nhưng Đức Khổng Tử đã giơ vội cánh tay. Khoát khoát nói:

- Trời đánh còn tránh bữa ăn. Sao ngươi lại ước muốn cao hơn Trời như thế"

Tối ấy, Lưu viên ngoại về nhà mà trong lòng thoải mái đến cùng cực, bèn gọi gia nhân lấy thêm xị nếp than. Sảng khoái nói:

- Chỉ cần nghĩ đến ba điều phải lo thì ta sẽ trở thành người quân tử, mà một khi trở thành người quân tử thì bao thế hệ theo sau, phải vòng tay cung kính.

Rồi hể hả nói cười, bắt chợt Lưu thị từ nhà trong bước ra, buồn tênh nói:

- Ông đi đón thầy với chai rượu, về nhà lại nhậu thêm. Chẳng lẽ không  có gì cho ông học. Chỉ vậy thôi sao"

Lưu viên ngoại lắc đầu đáp:

- Bà chỉ ăn trầu nói bậy. Nay ta đã biết cách trở thành người quân tử, khiến bụng dạ reo vui, nên có uống thêm tí xíu cũng chẳng nhằm chi hết ráo!

Rồi đem chuyện Đức Khổng Tử giảng giải ra mà kể. Lúc kể xong, mới vác mặt lên nói:

- Giàu thì dễ thành quân tử hơn…. thằng nghèo. Thiệt là khoái trá!

Lưu thị dõi mắt nhìn trời hiu quạnh, rồi quay lại nhìn chồng, nhỏ nhẹ nói:

- Cuộc đời ngắn ngủi chóng qua, như vó câu qua cửa, như phù du sớm nở tối tàn. Có phải vậy chăng"

Lưu viên ngoại lim dim đáp:

- Phải! Phải!

Lưu thị lại nói:

- Nếu đã nhìn rõ cái phù du hư ảo của cuộc sống, thì chẳng cần nghĩ đến ba điều phải lo để làm gì, mà chỉ cần sống cho đời mình có ý nghĩa, hầu để lại tấm gương lành cho thế hệ mai sau.

Đoạn nhìn thẳng vào mắt của họ Lưu, mà hỏi rằng:

- Từ chỗ giàu nhìn xuống chỗ nghèo, thì dễ thành người quân tử hơn. Có phải vậy chăng"

Lưu viên ngoại thích thú đáp:

- Phải! Phải!

Lúc ấy, Lưu thị mới thở ra một hơi mấy cái mà nói rằng:

- Ông đừng có nghĩ: "Cứ ở trên cao nhìn xuống những kẻ nghèo, rồi thấy mình ngon hơn người ta, mà ông có hạnh phúc, bởi hạnh phúc có được không phải bằng sự so đo, tính toán, hoặc đem đong đếm những gì mình có với những gì kẻ khác có…"

Rồi lặng người đi một chút. Nặng nhọc nói:

- Hạnh phúc chỉ là phản hồi từ những việc ông làm cho tha nhân, bất kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, già hay trẻ. Chớ hạnh phúc không phải đến từ sự đề cao bản thân như ông đang nghĩ vậy đâu!

Đoạn, dợm bước đi vào nhà trong, bất chợt quay lại nói:

- Chỉ cần hết dạ khiêm cung, thì chẳng cần… ba điều phải lo, cũng trở thành quân tử.

Lại nói về Tử Tiện, trong bụng không vui, bèn đi đến quán cháo lòng ở cuối thôn mà nhậu, được đâu tàn nửa nén nhang, liền lẩm bẩm nói:

- Rượu mà uống một mình thì cao cũng thành thấp. Giỏi cũng thành thường, nhất là sầu trong dạ không vơi. Thế mới biết sợi thâm giao thiệt vô cùng quý giá.

Rồi nghểnh cổ ra ngoài mà ngó, bất chợt thấy Khổng Miệt đi ngang, liền sấn sổ chạy ra. Mừng reo nói:

- Có đệ ở đây, thì huynh chẳng biết cô đơn là chi nữa!

Đoạn chén thù chén tạc, rồi đem lời dạy của thầy ra mà bàn, kẻ chịu người chê, khiến xị rượu đang ngon bỗng mất phần cảm hứng. Chợt có giọng thưa rằng:

- Thiếp ngồi đây chờ mẹ. Chợt nghe hai vị tranh luận với nhau về nỗi lo của người quân tử, nên ngứa miệng tỏ bày. Có đặng hay chăng"

Tử Tiện và Khổng Miệt không hẹn cùng trố mắt lên nhìn, thời thấy một nữ lang, bèn ú ớ gật gật. Nữ lang thấy vậy, liền tự tay kéo ghế, ngồi xuống mà nói rằng:

- Thầy của hai vị dạy: Lúc nhỏ nếu mà chẳng học, thì đến lúc lớn ngu dốt không làm được việc gì. Điều này không đúng, bởi thiếu gì kẻ bằng cấp đầy người lại chuyên làm chuyện tối tăm. Còn lúc già nếu mà không đem những điều mình biết để dạy người, thì đến lúc chết chẳng ai buồn thương tiếc. Cái này cũng trật, bởi có những chuyện đúng ở thời này mà sai ở thời kia, nên không thể dạy càn ra như thế. Còn lúc giàu có mà chẳng bố thí, thì đến lúc khốn cùng chẳng có kẻ giúp cho. Điều này cũng không đúng, bởi cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán. Té xuống ngựa rồi thì thiên hạ sẽ xúm tới đạp thêm. Chớ có đâu để yên lành như thế!

Tử Tiện và Khổng Miệt hoang mang đến cùng cực, mãi một lúc sau mới lắp bắp nói:

- Vậy theo cao kiến của tiểu thư, thì chúng tôi phải làm sao"

Nữ lang cười mĩm đáp:

- Nhị vị vừa mới gặp tiện thiếp mà không thốt được nên lời, thì đủ biết chữ Thánh hiền không tìm được người yêu, nên nhị vị phải học cách bày tỏ, học viết thư tình, học gởi gấm lòng mình theo mây gió. Chớ có là quân tử - mà lận đận yêu đương - thì sao bằng đứa tiểu nhân mà yêu hoài thương tới…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.