Hôm nay,  

Mindy Phan: Cô Nha Sĩ “Nhí” Của Các Bệnh Nhân “Nhí”

22/07/200800:00:00(Xem: 5149)

Nha sĩ Mindy đang làm răng cho một bệnh nhân “nhí”

Tôi có một người bạn, hồi ở Việt Nam là bác sĩ. Sang đến Mỹ gặp lại, mới biết anh đã chuyển sang học và đang hành nghề nha sĩ. Hỏi lý do, anh ta trả lời vui là người ta có tới 32 cái răng để chăm sóc, nên nha sĩ nhiều có việc làm hơn! Không biết thực hư thế nào, nhưng người Việt Nam hành nghề nha sĩ ở xứ Mỹ quả là có nhiều. Có người là nha sĩ ở Việt Nam học lại. Có người là bác sĩ ở Việt Nam sang đây chuyển ngành như ông bạn của tôi. Cũng có các em sinh ra và lớn lên ở Mỹ chọn ngành nha để làm kế sinh nhai.

Ở Mỹ thì cái gì cũng hiện đại. Tôi nghĩ kỹ thuật ngành nha Mỹ chắc cũng có vị trí hàng đầu thế giới. Nhưng tôi cứ thắc mắc là có kỹthuật nào giúp ích cho con nít đi chữa răng đỡ sợ hơn ngày xưa hay không"  Chứ cứ lấy theo kinh nghiệm bản thân tôi, lúc còn bé mỗi lần đi làm răng là một… cơn ác mộng.  Tôi vẫn còn nhớ mãi cái cảm giác sợ hãi mỗi khi tới ngồi ở phòng đợi của nha sĩ. Thỉnh thỏang lại nghe tiếng khóc của một bạn nào đó đang làm răng ở bên trong mà thót tim. Và cả cái cảm giác nhẹ nhõm sau khi cái răng đã nhổ xong, bước ra khỏi phòng răng mà có cảm giác như lên thiên đường!

Tôi bèn quyết định lấy một cái hẹn với nha sĩ Mindy Phan, không phải để làm răng mà là để nghe cô nói chuyện về đề tài nha khoa cho nhi đồng. Bởi vì Mindy Phan là một trong số ít các nha sĩ chuyên làm cho trẻ em ở khu vực Little Sài Gòn…

Chị Mindy cùng gia đình sang Cali định cư năm 89. Mindy còn có một người chị song sinh tên Dawna, là người bạn đồng hành trong hầu hết sinh họat. Sang Mỹ hai chị em cùng học một trường trung học, cùng học cử nhân ở UCI, cùng học trường nha ở Boston University và ra trường vào năm 2001 ! Hai chị em giống như bạn bè, vừa hỗ trợ cho nhau trong suốt thời gian đi học, đi làm, thật là tiện lợi… Chị Mindy  có đi làm cho một số trung tâm nha khoa cuả Mỹ như  University Care, DDS… trong 4 năm. Đến năm 2005, chị mới quyết định mở phòng Nha Khoa Nhi Đồng Tooth Fairy Dental, nằm tại ngã tư Brookhurst-Chapman.

Được hỏi tại sao lại chọn ngành nha nhi đồng để hành nghề, chị cho biết quyết định này chỉ có sau khi chị ra trường và đi làm vài năm. Số là khi chữa răng cho người lớn Mỹ, chị gặp một trở ngại nhỏ là một số bệnh nhân ban đầu có vẻ không tin tưởng vào chị lắm. Lý do đơn giản là vì trông chị trẻ quá! Điều này có thể hiểu được, vì lần đầu tiên tôi gặp Mindy, trông chị trẻ và “nhí” như là một sinh viên mới ra trường, chứ không phải là cô nha sĩ đã gần 10 năm kinh nghiệm. Ngược lại, trong một vài lần chữa răng cho trẻ em, chị nhận ra rằng các bệnh nhân “nhí” lại rất hạp với chị. Có lẽ vì chúng thấy chị trẻ và xinh xắn nên có cảm giác gần gũi, không “đáng sợ” như một số nha sĩ lớn tuổi, có ngọai hình cao to. Thế là chị làm răng cho trẻ em có vẻ dễ dàng hơn các đồng nghiệp.  Như vậy là khuyết điểm tự nhiên trở thành ưu điểm.  Bệnh nhân “nhí” thì thích nha sĩ “nhí”! Từ đó, chị bắt đầu chuyên tâm vào việc điều trị cho trẻ em cho đến ngày mở phòng nha nhi đồng Tooth Fairy Dental như ngày hôm nay.

Kỹ thuật làm răng cho trẻ em có đòi hỏi gì khó khăn" Theo chị Mindy, cái khó không nằm ở mặt kỹ thuật. Nó đòi hỏi những tính cách, kỹ năng cá nhân mà nhà trường không thể dạy. Thí dụ như tình thương dành cho trẻ em. Không phải ai cũng thích con nít. Mà con trẻ thì lại cảm nhận được điều này, và chúng đặt lòng tin vào những người có tình thương đó. Cái khó nhất của nha khoa nhi đồng là làm sao cho các em đừng quá sợ hãi. Trẻ em ở Mỹ nhát hơn ở Việt Nam nhiều. Dụ được chúng để yên cho mình làm là một nghệ thuật. Thí dụ như không bao giờ được sử dụng chữ “chích” đối với các em. Chị Mindy kể rằng có rất nhiều em đặt điều kiện: “cô chữa cho con sao cũng được, miễn đừng chích là được rồi!”. Mình phải sử dụng một từ khác, thí dụ như  “làm cho cái răng đi ngủ”. Phải tìm cách đừng để cho chúng thấy ống tiêm, đây là dụng cụ mà các em “ớn” nhất. Nha sĩ nên thực hiện động tác tiêm thuốc tê một cách nhanh gọn. Rồi còn phải biết cách giải thích, nói chuyện để các em bớt sợ đi. Có nhiều khi thời gian dành cho việc dỗ dành một em là 45 phút, trong khi việc làm răng thực sự chỉ mất có mười phút. Còn có những ca do các em sợ quá, đành phải cho các em về, hẹn hôm khác tới mới làm được! Người thiếu sự kiên nhẫn sẽ khó có thể làm răng cho con nít được. Chị Mindy thường hay đem các dụng cụ nha khoa chỉ cho các em xem, giải thích công dụng của chúng. Điều này giúp các em an tâm nên đỡ sợ hơn.

Bệnh nhân “nhí” nhận phần thưởng sau khi làm răng

Theo chị Mindy, vai trò của cha mẹ có khi còn quan trọng hơn cả nha sĩ trong việc khuyến khích các em chịu đi chữa răng. Ngay từ khi các em có ý thức, nên nói cho các em hiểu việc đi gặp nha sĩ là một việc bình thường, không có gì đáng sợ. Rất nhiều phụ huynh người Việt mình mỗi khi dạy con, hay đem bác sĩ, nha sĩ ra dọa. “ Con không nghe lời, bố kêu nha sĩ đến nhổ răng bây giờ !”. Những cách nói như vậy tạo ra ấn tượng xấu cho các em về nha sĩ từ lúc bé, rất khó phai mờ.

Đi xem một vòng Nha Khoa Nhi Đồng Tooth Fairy Dental, tôi thấy ở đây trông giống như là một nhà trẻ hơn là một phòng nha. Tất cả các phòng đều sáng sủa đầy màu sắc. Trên trần nhà cũng đầy hình ảnh các nhân vật trong truyện cổ tích, phim hoạt họa. Ở đâu cũng có đồ chơi. Mỗi máy làm răng đều có một màn hình LCD ngay trước ghế bệnh nhân, để cho các em xem phim trong khi chữa răng. Có phòng award room, là nơi tặng quà thưởng cho các em sau khi làm răng xong. Có cả máy thổi bong bóng, cùng đủ thứ đồ chơi các lọai để các em tự thưởng cho mình. Tất cả tạo cho các em sự thỏai mái. Bên cạnh đó, tôi còn thấy có hai phòng cách ly để chữa cho các em sợ và khóc nhiều quá. Các em được đưa vào phòng riêng này để tránh gây tâm lý lo âu cho các em khác. Ở đây có những thiết bị đặc biệt trông như  tấm chăn, để giữ các em nằm im trong khi nha sĩ chữa răng. Quả tình mọi thứ được chuẩn bị kỹ càng cho mọi tình huống có thể xảy ra khi chữa răng cho trẻ em.

Buổi phỏng vấn của tôi tạm dừng vì chị Mindy có bệnh nhân tới. Đó là một cô bé Việt Nam chừng 6 tuổi, được mẹ đưa tới làm răng. Cô bệnh nhân nhỏ này có vẻ rất quen thuộc nơi đây. Ở phòng đợi, em đi thẳng vào bàn lựa vài món đồ chơi trong khi mẹ làm thủ tục. Lúc vào để nha sĩ khám, em tự tin leo lên ghế, tươi cuời nói chuyện với nha sĩ Mindy. Làm răng xong, em tự động chạy ra award room để yêu cầu một món đồ chơi mà mình thích. Không một tiếng khóc, không một biểu hiện sợ hãi nào. Tôi nghĩ thầm trong bụng: “cô bé này còn gan hơn cả mình nữa! ”.  Tôi kể cho thằng con trai 08 tuổi của tôi về trường hợp này, để khuyến khích nó đi nha sĩ thường hơn. Là con trai, nhưng con tôi cũng nhát đi nha sĩ lắm, giống như tôi hồi còn bé vậy…

Đòan Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.