Hôm nay,  

Tô Phở Bốc Mùi Của Ngoại Trưởng Stephen Smith

14/07/200800:00:00(Xem: 2782)
Chuyện "ngoại giao phở" của ngoại trưởng Úc Stephen Smith tại Hà Nội nhân chuyến công du vừa qua của ông sang Việt Nam, có thể là một đề tài bàn tán nóng bỏng lưỡi đối với người dân Hà thành, nhưng đối với người Việt hải ngoại thì chuyến ăn phở của ông Smith lại mang một hương vị "bốc mùi". Tại sao dám nói như thế"

Số là nhân chuyến viếng thăm chính thức của ông Smith tại Việt Nam vừa qua, ông đã ghé vào tiệm phở 24 để thưởng thức một tô phở. Chuyến công du này của ông tuy chẳng có tầm quan trọng gì đặc biệt, nhưng là chuyến đi đầu tiên của ông sang Việt Nam kể từ khi ông được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng trong tân nội các Lao Động của Thủ tướng Kevin Rudd. Chuyến đi lại trùng hợp với kỷ niệm 35 năm nước Úc lập bang giao với Cộng sản VN. Năm đó (1973) giữa lúc cuộc chiến Việt Nam đang nóng bỏng, nước Úc dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Gough Whitlam (cũng đảng Lao động) bỗng dưng thiết lập một loạt những quan hệ ngoại giao với Trung Cộng, Bắc Việt và Đông Đức. Ông Whitlam làm thế để chứng tỏ đường lối độc lập của mình đối với Hoa Kỳ, nhưng tiếc thay, ông lại làm hại một đồng minh lâu đời của Úc trong khi những kẻ thù cố hữu của Úc thì lại xoa tay tán thưởng.

Nếu thực sự chuyến đi của ông Smith là để nhắc lại kỷ niệm đau buồn đó thì có lẽ chỉ có Hà Nội là hớn hở mà thôi, chứ chẳng thấy một người dân Úc nào vui sướng ra mặt, và đặc biệt đối với người Úc gốc Việt thì chuyện này chỉ khơi lại những sầu hận của một quá khứ đau buồn khi Việt Nam Cộng Hoà bị các cánh thiên tả ở Tây phương đâm sau lưng tới tấp cho đến trào máu.

Nhắc lại chuyện ông Whitlam thì người ta lại phải kể tới chính sách của ông sau ngày 30/4/75 đối với những người Việt tỵ nạn cộng sản. Vì không muốn những nạn nhân cộng sản - với tinh thần chống cộng hiển nhiên - vào Úc, sợ họ sẽ hỗ trợ cho đảng Tự Do, ông Whitlam cùng nhiều bộ trưởng của nội các ông đã từ chối không cho các thuyền nhân Việt Nam được định cư tại Úc. Chính sách này của chính phủ Úc chỉ thay đổi sau khi ông Whitlam mất chức.

Trở về với vụ ăn phở của Ngoại trưởng Stephen Smith thì người Việt hải ngoại còn có thêm một vấn đề nữa là... cái tiệm mà ông đã chọn. Thật sự người hải ngoại chẳng ai để ý tới tiệm Phở 24 và từ lâu nay cũng chẳng biết ai làm chủ. Thật ra ai làm chủ cũng được, miễn là làm đúng chức năng của một... tiệm phở, tức là sản xuất những tô phở ngon lành, sạch sẽ và bổ dưỡng. Tiệm Phở 24 nghe đâu được người ngoại quốc tới ăn khá đông cho nên cũng có tiếng đối với cộng đồng người Úc tại Hà Nội. Vấn đề chỉ nổi lên là vì ông Smith đã chọn đúng tiệm phở đó để phô trương tài ngoại giao của ông mà thôi. 

Tiệm này là tiệm của người con trai của cựu dân biểu Lý Quý Chung thời Việt Nam Cộng hòa thuở xưa, cũng một loại chuyên nghiệp... đâm dao sau lưng chiến sĩ. Chủ tiệm là Lý Quý Trung đã từng được chế độ CSVN ưu đãi cho đi du học tại Úc. Lý Quý Trung học Đại học Deakin ở tiểu bang Victoria, giựt được mảnh bằng tiến sĩ rồi về Việt Nam, nói là để áp dụng những điều học hỏi ở Úc đem về nước mở tiệm... phở.

Để bắt mạch niềm "hồ hởi" của CSVN nhân chuyến viếng quán phở này của ông Smith, hay nhất là chúng ta nên đọc bài phóng sự nâng hứng trên VietnamNet của CSVN được trang mạng Vietnam Review đăng lại. Bài báo viết:

"Một cuộc trải nghiệm thú vị đối với Ngoại trưởng Úc khi ông đến một tiệm phở có thương hiệu ở Hà Nội chiều 1/7, tự mình vào bếp chuẩn bị một tô và thưởng thức như một thực khách bình thường. Không complet, vào bếp mồ hôi nhễ nhại khiến sự trải nghiệm của chính khách như ông không là "ngoại giao phở" thuần túy. Giới ngoại giao Úc tỏ ra khá tinh tế khi chủ định chọn Phở 24 do đây là mô hình kinh doanh thành công của một doanh nhân Việt Nam từng du học và làm việc tại Úc nhiều năm.

Bước vào tiệm phở, tham quan một vòng nhanh chóng, Ngoại trưởng Úc Stephen Smith hăng hái "sắm" ngay tạp dề, mũ và đeo găng tay để vào bếp. Chỉ một lần quan sát, ông chuẩn bị một tô phở thành thạo như đầu bếp chính hiệu. "Thật dễ dàng. Chỉ hơi nóng một chút", Ngoại trưởng Úc hóm hỉnh nói khi bước ra khỏi bếp với mồ hôi nhễ nhại.

Ông nói "đây là câu chuyện về sự hợp tác thành công giữa Việt Nam và Úc. Úc giúp Việt Nam trong giáo dục và đào tạo. Sự thành công của doanh nghiệp này cho thấy hiệu quả hợp tác đó".

Sau khi vào bếp, ông chọn bàn như một thực khách bình thường. Cầm đũa tay trái rất điêu luyện, Ngoại trưởng Úc thưởng thức tô phở và trò truyện với người sáng lập và kinh doanh thương hiệu Phở 24. Đã từng đón nhiều chính khách, các giới tham quan mô hình kinh doanh của mình nhưng tiến sĩ Lý Quý Trung, người sáng lập Phở 24 bày tỏ sự cảm kích đặc biệt vì "ông ấy đã có những trải nghiệm, chia sẻ rất thân thiện, khác biệt" Ông Trung nói, trong cuộc trò chuyện, Ngoại trưởng Úc quan tâm nhiều tới câu chuyện áp dụng những kiến thức được đào tạo tại Úc giúp ông Trung kinh doanh thành công như thế nào." (ngừng trích)

Tôi trích dẫn câu chuyện trên mà trong đầu lại mường tượng tới một cảnh khác. Không hiểu ông Smith đã có lần nào ghé thăm một tiệm phở của người Việt tỵ nạn ở Úc hay chưa" Nếu chưa thì tôi không trách ông được, vì dù sao đi nữa, không phải người dân Úc nào cũng đã nếm hương vị phở. Nhưng tôi chỉ tự hỏi, nếu ông tới ăn ở một tiệm phở "tỵ nạn" thì liệu ông có "hăng hái "sắm" ngay tạp dề, mũ và đeo găng tay để vào bếp" hay không" Và ông sẽ có tự tay làm tô phở, chan nước, rồi bưng ra ngồi ở bàn ngoài hay không" Tôi chắc là không, bởi một lý do dễ hiểu là ở Úc, ông không có nhu cầu làm "ngoại giao phở" với người Việt tỵ nạn. Ông chỉ làm vậy ở Hà Nội, vì nơi đó ông có nhiệm vụ làm ngoại giao.

Và đây mới là vấn đề: ông Stephen làm ngoại giao với Hà Nội nhưng ông lại làm phật lòng người dân trong nước ông, những ngưòi Việt tỵ nạn đã bầu cho đảng ông ở mỗi kỳ bầu cử. Nếu ông chưa hiểu thì tôi xin được nói tiếp.

Ở Việt Nam, người dân trước kia khổ sở là vì chủ nghĩa cộng sản. Chết hàng triệu người, đói, lầm than và bị áp bức cũng chỉ là vì cộng sản. Ngày nay chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là một tờ giấy lộn, nhưng cái chế độ ghê tởm kia thì vẫn còn đó. Chẳng qua nó đã đổi hình đổi dạng, chứ những tên đồ tể cai trị đất nước thì vẫn không thay đổi. Trước kia chúng là cộng sản, ngày nay chúng là tư bản đỏ, mafia đỏ, ăn cướp đỏ, v.v. Sở dĩ chúng chưa ngã sập là chỉ vì chúng đã cướp lấy nền kinh tế cả nước làm của riêng. Trước kia chúng chỉ có sức mạnh chính trị và bạo lực; nay chúng có thêm sức mạnh đồng tiền.

Dĩ nhiên tôi không bảo rằng mọi người giàu ở Việt Nam đều là ăn cướp, nhưng nếu không là ăn cướp thì cũng phải làm bạn với ăn cướp. Đó là luật sống còn của chế độ ăn cướp, được phản ảnh một cách điển hình qua những con ông cháu cha của giai cấp cán bộ cùng bạn bè thân thuộc của chúng. Chúng có thể có bằng cấp, có thể nói tiếng Mỹ tiếng Đức, có thể đã học bên Úc bên Anh, nhưng chúng là cái giai cấp hưởng thụ và bóc lột trên nỗi khổ đau của đa số người dân. Ông Smith đi Việt Nam gặp gỡ các quan chức cộng sản, đi ăn phở của con cái chúng, xong tưởng là đã gặp những người Việt điển hình, chân chính. Nếu thế thì ông lầm, và nguyên cái toà Đại sứ Úc tại Hà Nội đã không biết khuyên bảo ông.

Không những thế, ông lại cho rằng tiệm phở ông vừa bưng tô là một ví dụ điển hình của một người Việt tại Úc về nước làm ăn thành công. Chuyện này thì ông cũng lầm to: Lý Quý Trung chẳng điển hình cho người Việt tại Úc mà cũng chẳng đại diện cho những người đã học hỏi được những tinh hoa của dân tộc Úc là... tinh thần dân chủ và tự do.

Nếu ông Smith nghĩ rằng chuyện sắn tay áo trong bếp là tỏ vẻ bình dân, ông lại lầm nữa. Người bình dân ở Việt Nam nhiều khi không có cả tô phở để mà ăn. Ông cứ hỏi những công nhân đang đình công ở khắp nơi để đòi một đồng lương đỡ chết đói, hay những người phải bán thân để sống còn. Loại người này đông lắm, hàng chục triệu người, nhưng họ không đến ăn phở 24 nổi tiếng với cộng đồng người Úc tại Hà Nội để nói cho ông biết.

Còn nếu ông tưởng rằng tiệm phở kia là một mẫu mực kinh doanh thì ông còn ngây thơ hơn nữa. Ở Việt Nam, không có chuyện kinh doanh thuần túy, mà chỉ có chuyện trao đổi những đặc quyền giữa những tay nắm giữ mọi thứ đặc lợi mà thôi. Mỗi năm chính phủ Úc chi ra hàng chục triệu $ để hỗ trợ du học sinh Việt Nam qua Úc học mà tuyệt đại đa số là con cháu thành phần này, và qua số tiền này, nước Úc đã giúp cho chế độ mafia đỏ kia tồn tại: đó là bản chất của "sự hợp tác giữa Úc và Việt Nam" mà ông Smith không ngớt đề cao.

Cuối bài, tôi cần phải nói một lời minh xác. Tôi không phải là đảng viên đảng Tự Do và cũng không chống đảng Lao động. Bằng cớ là kỳ bầu cử vừa rồi, tôi đã bầu cho đảng của Ngoại trưởng Stephen Smith. Nhưng đọc chuyện ông Smith đi Việt Nam mà tôi cảm thấy buồn vì không một lần tôi thấy ông nhắc tới những chữ như "nhân quyền, tự do, dân chủ". Sao ông không nói một tiếng về thành quả những cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với Hà Nội" Nước Úc đã nói chuyện như vậy được nhiều năm rồi đó, sao chẳng thấy công bố gì hết" CSVN giấu nhẹm thì người ta biết thừa rồi, nhưng chính phủ Úc" Phải chẳng vì sợ mếch lòng Hà Nội" Ôi lại cái tài ngoại giao...

Cuối cùng nghiễm lại, thật ra làn sóng tỵ nạn người Việt tới Úc đã là một cơ may cho đảng Lao động. Chỉ trừ có một cuộc bầu cử, là kỳ bầu cử khi người Việt ở Úc đã dồn phiều cho Thủ tướng (Tự Do) John Howard để Úc đừng bỏ rơi Iraq (phải chăng vì nhớ lại kinh nghiệm đau khổ của Việt Nam Cộng hoà") tôi cho rằng nhiều người Việt vẫn thường bầu cho đảng Lao động. Nhưng tôi biết rằng chuyến ăn phở vừa rồi của ông ngoại trưởng đã khiến cho Lao động mất đi ít nhất một vài phiếu ở kỳ bầu tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.