Hôm nay,  

Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ

25/06/200800:00:00(Xem: 3785)
Dù người Việt Nam có cư ngụ bất cứ đâu thì tiếng mẹ đẻ vẫn có tầm quan trọng rất lớn. Mặc dù trong những năm qua đã có những cố gắng và nỗ lực nhưng dường như vẫn có rất nhiều em không những không nói được tiếng Việt mà còn tỏ ra khá thờ ơ trước văn hóa nguồn gốc của mình. Điều đó đã, đang và sẽ vẫn là nỗi day dứt của đại đa số cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Trên một phương diện nào đó, nó là một sự giằng co trên mặt trận văn hóa và giáo dục dễ dẫn đến cảnh trưởng “mất” con, mất “gốc”, mất nhân tài. Vậy các phụ huynh phải làm gì để cải thiện tình hình dạ tiếng Việt trong cộng đồng"

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng không thể tách rời khỏi văn hóa loài người. Bởi lẽ từ tiếng nói, con người không chỉ biểu đạt được ý nghĩa, tình cản bản thân mà còn thể hiện được bản sắc văn hóa cộng đồng của mình. Ngày nay, các nhà xã hội học đã khám phá rằng nếu trẻthông thạo nhiều ngôn ngữ, các em rất dễ hội nhập và nổi bật trong các cộng đồng đa sắc tộc, đa văn hóa.

Một phụ huynh có con đi học tiếng Việt vào cuối tuần tâm sự: “tôi sợ khi tiếng Việt mình bị mai một, các thế hệ tiếp nối càng xa rời văn hóa dân tộc.” Khác với lo lắng trên, một bạn trẻ trong hội Sinh Viên Việt Nam lại có một góc độ nhìn khác khi nêu lý do chính gia nhập nhội là sự ấp ủ tìm hiểu thêm về nguồn gốc của mình. Bạn khác thì nói rằng thật khó khi phải nói “I love you” bằng tiếng Việt với bạn trai và với bố mẹ mình.

Tìm hiểu thêm về ảnh hưởng xã hội nếu có khoảng trống cũng như bất đồng về ngôn ngữ thì kết quả sẽ dẫn đến tâm lý ngại ngùng, mặc cảm, thậm trí xa lánh những người xung quanh. Nếu quả thất thực trạnh này có xảy ra thì quả là một sự đáng tiếc cho những ai có nhà cao cửa rộng, cuộc sống đầy đủ nhưng lại không có một “tâm hồn Việt” để khỏa lấp cho nỗi trống trải ấy.

Mặc dù phải bươn chải mưu sinh cuộc sống các chuyên gia tâm lý đề cao việc nuôi dạy con cái chính yếu phải bắt nguồn từ gia đình. Không thể phó thc cho nhà trẻ hay lớp mẫu giáo. Bởi vì các em cần phải được tiếp xúc với môi trường tiếng Việt. Khi những lớp Việt ngữ cộng đồng tại chùa, nhà thờ, và trường học rộ lên, tiếng Việt trở thành một nhu cầu trong cuộc sống của các em. Cũng có những em thuần túy là người “ngoại” hay “con lai” nhưng cũng tích cực học tiếng Việt và đạt kết quả không thua kém ai. Ngược lại thật xót xa cho những em đầy tài năng, nhiều hứa hẹn, nhưng mỗi lúc mỗi bị đẩy xa khỏi nguồn cội, gốc gác của mình.

Dạy tiếng Việt cho các em là một quá trình giáo dục đòi hỏi sự nhẫn nại để không chỉ giúp chúng dần tiếp can với văn hóa dân tộc mà còn giúp chúng thâu lượm kỹ năng hội nhập. Tác động học hiểu và thực hành cần phải dựa trên các nhân tố gia đình, trường học, hội đoàn, và xã hội.

Hiện có không ít những trường dạy Việt ngữ mọc lên cũng như giáo trình trung học và đại học du nhập tiếng Việt vào lớp học nhưng vẫn chưa có một sự thống nhất và kinh nghiệm cập nhật về ngôn ngữ. Dĩ nhiên cũng có những chương trình được phát động để khích lệ tinh thần các em. Điển hình như một số trang báo nhắm vào độc giả trẻ người Việt, những trang báo như “Việt Báo Thiếu Nhi” với nội dung nhi đồng cho các em nhỏ tuổi. Hay như các giải thưởng của Việt Báo tổ chức và sự bảo trợ của các hiệp hội, cá nhân người Việt tham gia vào sứ mệnh cao quý này.

Việc triển khai công tác dạy và học đã có những chuyển biến tích cực, chuyên môn hóa trong thời gian gân đây tập hợp tài lực của nhiều người song vẫn còn phải trực diện với không ít khó khăn trở ngại. Qua tham khảo một số giáo viên và nhìn chung các ý kiến khác nhau cho thấy cần phải có ít nhất một mô hình đào tạo cập nhật, được biên soạn quy mô với giáo trình và giáo án chuyên sâu phù hợp với hoàn cảnh trình độ của học viên. Có một số nơi sử dụng sách vở, nội dung từ trước năm ’75 khiến các em khó hiểu. Hoặc có những câu chuyện cổ tích, dã sử thiếu hình ảnh sinh động. Nhiều khi có những em lớn vẫn có thể học hiểu văn hóa của mình qua những lớp “Việt Học” bằng tiếng Anh. Và làm thế nào để tạo nguồn kinh phí tập hợp các giáo viên giỏi để duy trì và phát triển phong trào dạy và học tiếng Việt có hiệu quả thiết thực vẫn còn là một bài toán không đơn giản chút nào.

Những giải viết văn của Việt Báo, những buổi thi chính tả cũng chẳng khác “muối bỏ biển” nếu bố mẹ không chịu trò chuyện với con cái, trong sinh hoạt hằng ngày như cùng nhau nghe, đọc chuyện và xem phim bằng tiếng Việt. Quan trọng là mức độ thời lượng phải được gia tăng. Nhìn vào các cộng đồng khác như Nhật, Hàn, và Mễ La-tinh, những thế hệ theo sau vẫn có không ít người thông thạo cả 2 hay 3 ngôn ngữ từ tuổi nhỏ.

Có thể lúc đầu là những tiếng bập bẹ, những cấu trúc câu buồn cười, Tây hóa, những từ ngữ ngọng nghịu, lúc lên cao vút, lúc trầm mất hút...nhưng các em luôn cần sự động viên của gia đình. Và các phụ huynh nên nhớ trẻ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên ở độ tuổi tập nói đến tuổi “teen.” Đã có nhiều nghiên cứu cho hấy tiếp thu một lúc 2 thứ tiếng hoàn toàn khả thi. Mọi vấn đề chẳng qua nằm ở chỗ ý thức của con người và ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc khi phải sống xa quê hương.

Phụ huynh có thể  “bao bọc” các em nhỏ trong một mội trường ngôn ngữ tích cực từ những ngày đầu. Các em cần được sớm thấm nhuần những âm thanh quen tuộc của tiếng Việt. Còn các em lớn, làm sao đây" Đầu tiên không thể quá ép buộc và nôn nóng. Phụ huynh cần phải nhận ra rằng cần phải tập tễnh từng bước, và không thể gây sức ép cho con chỉ vì ý muốn của cha mẹ, tạo cho chúng nièm vui và sự thú vị. Và nếu có những tuần mà 2 bố con chỉ có thể học đêm được 1 từ  thì cũng vẫn hông sao. Theo thời gian nỗ lực ấy sẽ thành công. Cứ nhìn những em gửi bài lên trang Việt Báo Trẻ cũng rõ. Các em nhỏ có cách viết riêng của các em. Những em ở độ tuổi lớn hơn thì thể hiện qua ngôntừ uyển chuyển, ca dao, đồng nghĩa, đối nghĩa, so sánh, biết viết luận văn thật logic. Quan trọng là cần phải lên kế hoạch và “nói thật nhiều” qua tâm sự, ca haut hay cùng đọc sách báo sẽ khiến vốn tiếng Việt thêm phong phú.

Để kết luận dù các em có hòa mình được trong môi trường tiếng nước sở tại, có nói tiếng Anh thật tốt, rồi sau đó học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp nhanh đi nữa, sâu xa trong tâm hồn chúng, tiếng Việt vẫn cần phải có chỗ đứng không thể lay chuyển, không thể quên lãng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.