Hôm nay,  

Nên Làm Gì Khi Bị Nhiễm Trùng Cấp Tính?

22/10/200500:00:00(Xem: 5291)
- Tuần trước chúng tôi trích dẫn trong quyển "Tuyệt Thực Đi Về Đâu" của Thái Khắc Lễ một bài nói về cách tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các loại vi trùng độc. Kiến thức về vấn đề này rất cần thiết, đặc biệt cần thiết khi nhân loại đang phải đối đầu với loại dịch bịnh nguy hiểm như dịch SARS, dịch cúm gà. Để làm rõ hơn nữa về loại kiến thức hữu ích này, góp phần ngăn ngừa tai họa cho nhân loại, chúng tôi phổ biến thêm một số ý kiến được ông Thái Khắc Lễ mô tả như sau :

Những người khôn ngoan khi thấy nhiệt độ trong người tăng cao bất thường thì nghỉ ngơi, ngưng ăn để cơ thể tự phục hồi. Một trong những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cấp tính là sự biếng ăn dẫn đầu cho sự khởi phát các triệu chứng. Nếu bệnh phát sinh thình lình trong lúc dạ dày đang chứa đầy thực phẩm thì các thức ăn này thường được giải tỏa bằng động tác mữa. Như vậy là theo bản năng sinh tồn, trong bệnh nhiễm trùng cấp tính cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nếu làm theo bản năng thiên nhiên, người ta tránh được nhiều sự đau đớn, bệnh hoạn và tránh được chết oan. Khi con vật bị đau ốm hay bị trọng thương thì không bao giờ chúng chịu ăn. Sự kích ngất, vết thương nặng, cơn sốt, sự đau đớn, viêm chứng, sự thụ độc làm ngưng hay giảm hoạt động của bộ tiêu hóa và làm giảm những hoạt động dinh dưỡng của toàn cơ thể. Con người ta cũng vậy. Nhưng con người lại làm ngược bản năng vì họ cứ nghĩ rằng không ăn thì chết. Đâu có biết rằng trong lúc cơ thể đau ốm, cơ thể thiếu khả năng tiêu hóa hay tiêu hóa không trọn vẹn sẽ làm nguy hại cho người mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính không ít.

Trong bệnh sốt, dịch vị xuất tiết rất ít hoặc không xuất tiết. Vì vậy, điều quan trọng nên nhớ kỹ là đừng ăn trong lúc sốt. Nên để dành năng lực tiêu hóa, hấp thụ, đồng hóa thường ngày cho việc phục hồi sức khỏe. Thử hỏi ta được lợi gì mà ăn trong lúc không tiêu hóa được thức ăn" Bác sĩ Emmett Densmore khuyên người ta nên làm như sau khi thấy khó chịu trong người:"Không nên ăn gì cả trong 48 giờ và sau đó tiếp tục ngưng ăn cho đến khi nào người bệnh thấy đói.Trong những trường hợp có chứng viêm hay sốt thì phải ngưng ăn một hoặc nhiều ngày cho đến khi nào mọi triệu chứng về sốt đều tiêu tan và thấy thèm ăn trở lại".

Trong bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn cơ thể đều tập trung vào việc bài tiết các độc tố chứ không phải chú trọng vào việc hấp thụ các thức ăn. Lấy lương tri mà xét ai cũng thấy rằng nếu ăn vào mà không tiêu thì tất nhiên đồ ăn ấy không nuôi cơ thể được mà còn hôi thúi trong ống tiêu hóa tạo thành chất đầu độc người bệnh làm cho căn bệnh trở nên trầm trọng và làm nhọc công bài tiết cho cơ thể. Cơ thể vốn có khả năng miễn dịch và trong giới hạn nào đó làm cho vô hại những chất hư thối tan ra trong ống tiêu hóa,nhưng ăn uống không phải phép trái quân bình Am Dương thì sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm đi, sự tiêu hóa bị xáo trộn, các độc tố vượt trên khả năng hóa giải của sức miễn dịch làm cho bịnh nặng thêm. Chất độc khi phát sinh quá nhiều trong ống tiêu hóa do sự thúi rữa thì dạ dày và ruột chẳng những không hấp thụ vào máu mà còn xuất tiết ra một lượng huyết thanh để làm loảng và trung hòa những chất bị hư thối để đem đi. Sự ọe mữa và đi tả bổ túc ccng việc rửa ráy cho sạch sẽ toàn thể ống tiêu hóa và tống thải các chất độc ra ngoài. Buồn nôn và ọe mữa là triệu cứng thông thường trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính. Nếu ăn vào thì thức ăn cũng bị mữa ra. Nếu không mữa ra thì thức ăn cũng bị tống khứ bằng cách đi tả. Thực phẩm ăn vào trong những trường hợp như vậy chỉ làm tăng nhiệt độ, thêm sự đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Sự bồn chồn và những sự khó chịu thường nhận thấy nơi những người lên cớn sốt trong mọi trường hợp đều do thức ăn và thuốc men. Người bệnh ngưng ăn tương đối cảm thấy dễ chịu và thoải mái, sự bình phục nhanh chóng và mỷ mãn hơn. Bác sĩ Jennings nói :"Đừng làm trầm trọng sự đau đớn của người bệnh bằng cách ép buộc họ ăn uống mà bất chấp đến sự phản đối của dạ dày của họ."

Tất cả mọi hình thức của bệnh nhiễm trùng cấp tính đều được chận đứng và trở nên dễ chịu nhờ ngưng ăn. Sốt hạ nhanh chóng và các chứng viêm cũng lắng dịu rất nhanh. Sự ngừng nghỉ toàn thể hoạt động của cơ quan tiêu hóa là phương sách bù trừ với mục đích bảo tồn năng lực để dành vào hoạt động chống đối với bệnh tật, bài tiết các độc tố. Trong chứng cảm, sổ mủi khả năng tiêu hóa còn tồn tại chứ trong bệnh nhiễm trùng cấp tính thì khả năng này không còn nữa. Như vậy có nghĩa là bệnh càng nặng càng không nên ăn. Ơ nơi nào có bệnh truyền nhiễm nếu dân cư ở đây ngưng ăn đôi ba ngày và sau đó ăn uống cho đúng quân bình Am Dương thì chắc chắn không bao giờ bị lây bệnh. Nếu người ta biết ngưng ăn khi mới thấy những triệu chứng đầu tiên thì nhất định bệnh nhiễm trùng cấp tính không thể trở nên trầm trọng. Nếu chịu ngưng ăn thì không bao giờ bị bệnh thương hàn vì mọi cơn sốt đều biến mất sau năm ba ngày cho ống tiêu hóa nghỉ ngơi và không bao giờ có sự chết chóc hoặc có sự kéo dài trong những trường hợp bệnh ho gà, chỉ là một loại ho của dạ dày gây ra do chứng viêm nhiệt của cơ quan này. Bác sĩ Page nói:"Trong 40 năm thưc hiện chữa bệnh bằng phương pháp ngưng ăn của tôi, tôi chưa thấy trường hợp nào sốt mà chuyển qua thương hàn. Còn bệnh ho gà thì không bao giờ kéo dài quá đôi ba ngày và gây ra chết chóc".

Người ta thường lầm lạc mà so sánh cơ thể con người cũng giống như cái máy, hể hết nhiên liệu thì máy ngưng nên cứ nghĩ rằng bất kể lành hay đau con người phải luôn luôn ăn uống mới sống được. Thật ra con người phải biết tuân theo sự linh mẫn của bản năng. Khi đáng mới ăn, khi cần ngưng thì phải ngưng. An hay ngưng ăn là đôi đường của sống, chết. Mọi sinh lực của người bịnh đều hướng về sự bình phục nên chẳng còn có thể tiêu hóa thức ăn để biến thành máu huyết nuôi cơ thể. Ngưng ăn trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính không phải là sự thử thách mà ăn vào mới chính là sự thử thách với hiểm nguy. Các bạn hãy tưởng tượng và sẽ nghĩ thế nào khi thấy người ta cố ép cho ăn một người đi tả đến 20 đến 30 lần trong 24 giờ hoặc một người chốc chốc lại mữa. Nếu áp dụng phương pháp ngưng ăn các bạn khỏi bận tâm và tốn kém gì về thuốc men cả. Cứ để ý trong các bịnh nhiễm trùng cấp tính, bịnh nhân càng ăn cơ thể càng suy nhược đủ thấy rằng không có sự hấp thụ, sự thu dụng thức ăn trong bịnh nhiễm trùng cấp tính. Thức ăn không thể tiêu hóa thì làm sao mà hấp thụ được. Không hấp thụ được thì lấy đâu mà đồng hóa " Ta đừng cho rằng sự suy nhược trong bịnh nhiễm trùng cấp tính là do ngưng ăn mà ra. Trên thực tế người ngưng ăn bao giờ cũng khỏe mạnh hơn người bịnh được ăn uống vì người bịnh càng suy nhược thì sự cần thiết về nghỉ ngơi càng nhiều...

Tóm lại, khi bị nhiễm trùng cấp tính, chúng ta đều phải cấp thời ngưng ăn để dành mọi sức lực chống lại cơn bịnh nguy hiểm. Mọi sự sai lầm đều sẽ làm trầm trọng thêm và dễ dàng dẫn đến chết chóc một cách oan uổng.

GS Phạm Văn Chính
(714) 891-5963, (714) 230-9410 - Website : www.tienthienkhicong.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.