Hôm nay,  

Những Đợt Sóng Ngầm Trước Đại Hội X

22/10/200500:00:00(Xem: 6025)
- Trong tình trạng "cá mè một lứa", Đại Hội X của đảng CSVN vào năm 2006 sẽ là đấu trường ngoạn mục cho các phe nhóm. Nhưng ngay từ bây giờ, những đợt sóng ngầm đã bắt đầu dậy lên và đang gây ra nhiều rối loạn trong nội bộ của đảng CSVN. Nhưng dù kết quả ra sao, sự thay đổi thật sự của đất nước chỉ có thể đến bằng chính nỗ lực đấu tranh của người Việt Nam.

I- Dẫn Nhập:
Cứ năm năm một lần, các phe nhóm trong đảng Cộng sản Việt Nam lại khoe "cựa" với nhau trong thời kỳ chuẩn bị đại hội toàn đảng. Lối khoe "cựa" này diễn ra ngày một đa dạng hơn kể từ sau khi Tổng bí thư Lê Duẫn chết vào năm 1985. Nghĩa là sau khi Tổng bí thư Lê Duẫn chết, nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam rơi vào hoàn cảnh "cá mè một lứa", không phe nào đủ mạnh để kiềm chế phe khác như dưới thời Lê Duẫn đã làm, nên đã tạo ra những xung đột giữa các phe trong tiến trình tranh giành thế "chủ đạo" qua các kỳ đại hội đảng.

Tại sao các phe lại thường hay tranh nhau trong thời kỳ chuẩn bị đại hội đảng"
Theo thông lệ, các đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản có hai nhiệm vụ quan trọng là chọn ủy viên Trung ương đảng và ban lãnh đạo đảng. Trung ương Đảng là đại diện cho mọi phe nhóm và đây là cơ chế quyết định đường lối chính sách và hướng đi của đảng. Phe nào chiếm nhiều nhân sự ở Trung ương thì phe đó có nhiều ảnh hưởng ở trong đảng. Ban lãnh đạo đảng gồm có Tổng bí thư, ban bí thư và người lãnh đạo các ban ngành chuyên môn.

Ngoài trách vụ cao nhất của đảng là Tổng bí thư, sự chọn lựa những nhận vật đứng hàng thứ 2, 3 và 4 trong bộ chính trị để sau đó phân công ra nắm giữ những trách vụ chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội cũng rất là quan trọng.

Ngoài ra, chọn người đứng đầu ban bí thư với trách vụ Thường Trực Ban Bí Thư cũng rất quan trọng vì người này có quyền lực khá cao, thay thể Tổng bí thư điều hành công việc hàng ngày của đảng nên được coi tương đương trách vụ phó tổng bí thư.

Để có được ưu thế trong việc giành lấy thật nhiều ghế trong Trung Ương đảng và vị trí cao trong ban lãnh đạo, các phe thường có hai tính toán. Tính toán thứ nhất là giành lấy ghế đại biểu của đại hội toàn đảng tại các đảng bộ địa phương; thứ hai là đi đêm giữa các phe để tìm thế đồng minh trong việc tấn công phe kia và bành trướng ảnh hưởng của phe mình để "mua chức vụ". Tất cả những điều này thường diễn ra trong vòng 1 năm trước khi đại hội đảng chính thức khai mạc.

Chính vì vậy mà các phe thường hay bày binh bố trận tấn công lẫn nhau bằng kiến nghị, bằng thư rơi kể cả những truyền đơn nặc danh hầu bới móc đời tư các nhân sự trong tiến trình chuẩn bị đại hội ở các cấp đảng bộ.

Trước đây, đại hội các đảng bộ thường do Ban tổ chức trung ương chi phối kể cả việc đề bạt nhân sự làm đại biểu; nhưng ngày nay, việc tuyển chọn đại biểu tại các đại hội đảng bộ trở thành nơi đấu đá các phe hầu giành lấy "phiếu bầu" trong đại hội trù bị. Vì thế mà hiện nay, đảng Cộng sản Việt Nam đang ở vào giai đoạn khá căng thẳng khi các địa phương lần lượt chuẩn bị tổ chức các đại hội.

Trong bối cảnh đó, một số phe nhóm đã lợi dụng tên tuổi của một vài nhân vật "lão thành" đã về hưu viết một số bài góp ý về chính sách, đồng thời đưa một vài đề nghị thay đổi cái này, sửa cái kia mà nếu tìm hiểu kỹ, người ta sẽ thấy là đang vận động cho những chủ trương của mỗi phe liên hệ.
Chính những lá thư này đã tạo ra các đợt sóng ngầm trước đại hội X của đảng Cộng sản Việt Nam.

II- Những Lên Tiếng Của Một vài Nhân Vật
Bắt đầu từ sau Hội nghị lần thứ 11 của ban chấp hành Trung ương đảng, đảng Cộng sản Việt Nam đã tung tài liệu "Đúc kết 20 năm đổi mới" và "Báo cáo chính trị" để hỏi ý kiến một số nhân vật như Võ Văn Kiệt, Lê Đăng Doanh, Phan Đình Diệu, Mai Chí Thọ, Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận và khá nhiều cán bộ lão thành khác.

Trong số những người này, có một vài người đã lên tiếng đóng góp ý kiến trực tiếp hay gián tiếp với lãnh đạo Hà Nội về hai tài liệu nói trên và xoay quanh bốn vấn đề cơ bản của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

- Hướng đi nào cho đảng Cộng sản để đẩy nhanh đà phát triển quốc gia trước nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia trong vùng ASEAN.

- Mở rộng dân chủ nhiều hơn ở trong đảng để tận dụng ý kiến và trí tuệ của nhiều người cho nhu cầu phát triển quốc gia. Thay đổi cơ cấu lấy quyết định, soạn thảo chính sách để không chỉ tập trung vào một nhóm người.

- Vấn đề "đại đoàn kết dân tộc" nên coi là một nhu cầu sống còn của đất nước hiện nay hơn là một khẩu hiệu để chiêu dụ khi mà đảng không còn sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân.

- Vấn nạn tham nhũng, hối lộ ở trong đảng và tình trạng giải quyết không dứt khoát vấn đề ruộng đất, nhà cửa của dân có thể là những nguy cơ làm sụp đổ chế độ mà lãnh đạo đảng phải chú tâm giải quyết, nhất là khâu thanh lọc, chỉnh lý lại nội bộ đảng.

Bốn vấn đề được tóm lược nói trên đã trình bày bàn bạc khá nhiều trong các lá thư và phát biểu của một số nhân vật lão thành, từng ở vị trí lãnh đạo và nay đã về hưu. Thật ra thì những cảnh báo của các nhân vật lão thành không có gì là sai trái, nhưng không phải là vấn đề mới. Nó đã từng là vấn nạn xảy ra ngay dưới thời cầm quyền của Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ... nhưng lần này họ mạnh miệng nói vì không còn ở vị trí lãnh đạo và vì mối nguy dẫn đến sự sụp đổ của đảng.

Theo dõi hai lá thư cảnh báo của Võ Văn Kiệt và Lê Đăng Doanh, người ta thấy là hai nhân vật này đứng về phía đả phá lại nhóm mang tư duy tả khuynh, giáo điều ở trong đảng hiện nay. Nghĩa là ông Doanh và ông Kiệt đang cổ võ cho khuynh hướng đi gần với Hoa Kỳ và đẩy nhanh các cải cách theo chiều hướng dân chủ và kinh tế thị trường.

Đặc biệt ông Kiệt đã đưa ra một số đề nghị cho dự phóng tương lai trong lá thư 27 trang gửi Trung Ương Đảng hôm trung tuần tháng 9 vừa qua như sau:

- Thứ nhất phải tăng cường và thay đổi lại định hướng tình báo kinh tế. Cụ thể là ông Kiệt đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam phải coi tình báo kinh tế không là công tác phản gián mà là thăm dò khai phá để làm sao tìm ra những dữ kiện của thế giới để điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế đúng đắn.

- Thứ hai là hình thành một mạng lưới lobby tại Hoa Kỳ. Cụ thể là ông Kiệt đã yêu cầu phải bỏ tiền tổ chức những nhóm lobby để tiếp xúc vận động các chính giới Hoa Kỳ hầu bảo vệ các sản phẩm bán tại Hoa Kỳ. Đề nghị của ông Kiệt là điều cũ đối với các quốc gia đang làm ăn với Hoa Kỳ nhưng hoàn toàn mới đối với Cộng sản Việt Nam vốn còn coi Hoa Kỳ là một kẻ thù trong âm mưu "diễn biến hòa bình".

- Thứ ba là phải rèn tập cho xã hội Việt Nam một thói quen đời sống dân chủ. Cụ thể ra ông Kiệt đòi hỏi phải mở rộng các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu. Đây là những lãnh vực cấm kỵ nhất tại Việt Nam mà chính ông Kiệt ngày xưa đã ra lệnh cấm khi còn làm Thủ tướng.
Nghị Định 31/CP cho phép công an quản chế những nhà đối kháng một cách tùy tiện là do ông Kiệt ký vào năm 1991. Vậy trong đề nghị này, ông Kiệt nên sai đàn em bỏ Nghị Định 31/CP thì mới chứng tỏ ông còn khả năng để nói đàn em nghe.

- Thứ tư là thay đổi chỗ dựa quốc tế. Cụ thể là ông Kiệt đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam không nên tìm chỗ dựa vào một thế lực nào nhưng liền sau đó ông Kiệt lấy ví dụ Trung Quốc đang cài cắm quan hệ với Mỹ bằng cách xuất nhập khẩu hàng hóa rẻ, tạo ra ở Mỹ một thói quen và một nhu cầu về nhập hàng Trung Quốc, về đầu tư Trung Quốc, về xuất khẩu sang Trung Quốc.... để bắt chước theo Trung Quốc. Nói trắng ra là ông Kiệt có xu hướng đề nghị lãnh đạo Hà Nội nên đi gần với Mỹ.

Ngoài ra, ông Võ Văn Kiệt đề nghị một số ý kiến khác nhưng không mấy quan trọng so với 4 vấn đề mang tính chiến lược mà những đề nghị được khá nhiều nhân vật "lão thành" của đảng Cộng sản tán đồng. Từ đó, xu hướng của những lên tiếng góp ý đảng Cộng sản Việt Nam trong việc chuẩn bị đại hội X, nếu đem so sánh những nội dung góp ý của các kỳ đại hội trước đây, chúng ta thấy nổi bật hai điểm:

1/ Vấn đề dân chủ hóa cơ chế và mở rộng sinh hoạt đa dạng của một xã hội mở đã được chú ý và yêu cầu khá nhiều trong các bản văn góp ý của những cán bộ lão thành. Họ dựa trên tiền đề mở mang dân trí, chống tham nhũng và cửa quyền, chống tụt hậu để yêu cầu ban lãnh đạo phải sớm thực thi dân chủ.

2/ Vấn đề mở rộng quan hệ với Mỹ và đẩy mạnh giao thương với Mỹ. Không biết đây là xu hướng tự nhiên hay là có sự đi đêm nào đó của Hoa Kỳ, nhưng phải nói là các góp ý của nhiều cán bộ lão thành ở trong đảng đều cho rằng đẩy mạnh những quan hệ với Mỹ là xu hướng tốt cho phát triển Việt Nam.

III- Những Tính Toán Của Hà Nội
Để chuẩn bị cho đại hội X vào tháng 6 năm 2006, Cộng sản Việt Nam đang phải giải quyết ba vấn đề cùng một lúc.

- Thứ nhất là những cải cách về lý luận hay là những chính sách nền tảng để làm sao giúp họ có thể giải quyết tình trạng nhập nhằng của chủ trương "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

- Thứ hai là những giải quyết vấn đề nhân sự lãnh đạo trong vòng 5 năm tới để giữ yên hàng ngũ.

- Thứ ba là ngăn chận làn sóng chống lãnh đạo đảng hiện nay, làm suy giảm tiềm lực của nhóm lãnh đạo do các lá thư góp ý hay những thư rơi của các nhân vật 'lão thành' cách mạng lâu năm tạo ra.
Để giải quyết vấn đề thứ nhất, từ hai năm qua, Cộng sản Việt Nam đã để cho Hội đồng lý luận trung ương do Ủy viên bộ chính trị Nguyễn Quý Trọng lãnh đạo thực hiện các cuộc học tập, trao đổi với những nhà lý luận của Trung Quốc nhất là nghiên cứu các bước đi trong 'tam đại biểu' do Giang Trạch Dân sáng chế để biến đảng Cộng sản Trung Quốc từ vô sản chuyên chính sang độc tài độc đảng.

Trong hội nghị lần thứ 12 của Trung ương đảng, Cộng sản Việt Nam đã chính thức biểu quyết đồng ý nguyên tắc mà họ đã từng cấm trong nhiều thập niên qua, cho đảng viên làm giàu, tức là cho tự kinh doanh buôn bán mà không coi là giai cấp bóc lột như trước đây. Theo quan điểm của Mác, một nhà sản xuất thuê mướn nhân công để chế biến đồ này đồ kia đem đi bán hầu kiếm lợi nhuận thì đã có hành vi bóc lột. Do đó mà Mác chủ trương phải tiêu diệt thành phần 'tiểu tư sản' này.

Ngày hôm nay, lãnh đạo Hà Nội đi theo thuyết 'tam đại biểu' của Giang Trạch Dân, chấp nhận cho đảng viên làm giàu, không những thay đổi lý luận mà còn nhằm vào việc chuẩn bị hai âm mưu lớn sau đây:

- Thứ nhất là chuyển đổi tài sản của đảng và của quốc gia vào tay những cán bộ cao cấp hay thân nhân của họ để biến nó thành của riêng trong bối cảnh chính trị thay đổi không thể cưỡng được. Nói cách khác, đảng Cộng sản Việt Nam đang hợp thức hóa tài sản quốc gia vào trong tay đảng viên và thân nhân của họ bằng cách cho đảng viên lập công ty làm giàu.

- Thứ hai là chuẩn bị loại bỏ màu áo 'cộng sản' để thay thành áo khác để có thể tồn tại dưới màu sắc của một đảng độc tài không cộng sản, nhưng quyền lực bên trong vẫn chỉ do một thiểu số nắm giữ. Trong thời gian tới đây, Cộng sản Việt Nam tuyên bố thay đổi tên đảng, chẳng hạn lấy lại tên cũ là đảng Lao Động, vứt bỏ chuyên chính vô sản, đưa một vài khuôn mặt trẻ lên thay thế... nhưng đó chỉ là bộ mặt bề ngoài, bên trong vẫn là một đảng độc tài.

Kế đến, trong vấn đề sắp xếp nhân sự cho đại hội X, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hiện chưa có một phương án nào rõ rệt. Nhiều người đã dựa vào mô hình chọn lựa nhân sự kiểu: Tổng bí thư là người miền Bắc, Chủ tịch nước là người miền Trung và Thủ tướng là người miền Nam, để đưa ra một vài dự kiến về nhân sự lãnh đạo trong vòng 5 năm tới. Ví dụ Nông Đức Mạnh hay Nguyễn Quý Trọng (người miền Bắc) sẽ là Tổng bí thư, Phan Diễn hay Nguyễn Khoa Điềm (người miền Trung) sẽ là Chủ tịch nước; Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng (người miền Nam) sẽ là Thủ tướng.

Thật ra thì cuộc chạy đua vào các trách vụ của đảng Cộng sản Việt Nam nói trên sẽ trở nên quyết liệt vào sang năm, trong những tháng gần đến ngày đại hội đảng. Lý do là:

1/ Lúc đó, danh sách bầu đại biểu tham dự đại hội X đã xong và đấy là lúc các phe tranh nhau tạo ảnh hưởng để gom phiếu ủng hộ về cho người của mình.

2/ Vì không có nhân sự nào sáng giá và ảnh hưởng giữa các phe ở trong đảng ngang tầm với nhau nên các phe chỉ chấp nhận sự thỏa hiệp vào lúc cuối.

Trong thời gian qua, có 5 nhân vật sau đây, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhắc đến như là những người sẽ ở vị trí lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam trong năm năm tới. Đó là Nguyễn Tấn Dũng (đệ nhất phó Thủ tướng), Nguyễn Minh Triết (bí thư thành đảng Sài Gòn), Vũ Khoan (phó Thủ tướng), Phan Diễn (Thường trực ban bí thư), Nông Đức Mạnh (Tổng bí thư).

Tuy nhiên mới đây, nhiều dư luận loan truyền rằng ông Nguyễn Minh Triết đang bị bệnh nặng khó qua khỏi tay tử thần nên có thể bị loại trước khi cuộc đua bắt đầu vào sang năm. Nhân sự thế vào cuộc đua này là có thể là Nguyễn Khoa Điềm (Trưởng ban văn hóa - tư tưởng). Nhiều xác suất là Nông Đức Mạnh sẽ được lưu lại ở vị trí Tổng bí thư, không vì tài cán gì mà là vì đảng không tìm ra một nhân sự nào khác có thể tạo sự thu hút chung trong toàn đảng. Mạnh là người ba phải, dễ theo ý kiến của khuynh hướng nào mạnh và không có nhiều tham vọng tạo thành một giang sơn riêng như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu nên dễ được chấp nhận bởi các phe. Nông Đức Mạnh sẽ được giữ lại làm Tổng bí thư, có thể sẽ giữ đến giữa nhiệm kỳ và thay thế một nhân sự khác.

Chủ tịch nước sẽ vào tay Phan Diễn. Đây là vị trí không có nhiều quyền lực nhưng có tư thế ngoại giao nên Phan Diễn muốn chọn cho mình, sau nhiều năm ở vị trí quyền lực trong vai trò 'phụ tá cho Nông Đức Mạnh'. Hơn thế nữa, dù Nông Đức Mạnh có ở lại vị trí Tổng bí thư, Phan Diễn khó có thể tiếp tục giữ chức thường trực ban bí thư vì Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Phú Trọng đang ngấm nghé.

Thủ tướng có hai nhân vật cố tranh là Nguyễn Tấn Dũng và Vũ Khoan. Vũ Khoan có hai ưu điểm là:

- Đã tạo nhiều thành quả ngoại giao trong 10 năm qua đối với ASEAN, Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản;

- Trung hòa giữa các phe. Mặc dù Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã tăng thêm 2 tuổi cho những người ở vị trí đặc biệt, giúp cho Vũ Khoan có thể tham dự vào cuộc chạy đua ghế Thủ tướng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Theo nhiều nguồn tin tại Hà Nội thì 'thái thượng hoàng' Lê Đức Anh không thích Vũ Khoan làm thủ tướng.

Nguyễn Tấn Dũng ở vị trí Phó thủ tướng thường trực lâu năm và đáng lý ra sẽ là thủ tướng trong nhiệm kỳ tới nhưng Dũng không có năng lực chỉ huy. Nguyễn Tấn Dũng có hai khuyết điểm lớn:

- Không có tầm nhìn chiến lược, loay hoay với một vài kế hoạch nhỏ mà nhiều khi không giải quyết nên thân;

- Bị quá nhiều khuyết điểm trong việc chỉ đạo những kế hoạch lớn mang cấp quốc gia như vụ ổn định Tây Nguyên, vụ xây nhà máy lọc dầu Dung Quất, vụ giải tỏa đất ở quanh vùng ngoại ô Hà Nội, vụ chỉ đạo cấp thẻ đỏ để hợp thức hóa sở hữu ruộng đất cho quần chúng. Do sự yếu kém năng lực như vậy, Nguyễn Tấn Dũng khó tranh với Vũ Khoan.

Nói tóm lại, vấn đề nhân sự lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam trong đại hội X tuy chưa có sự sắp xếp rõ ràng nhưng người ta thấy là sẽ không có gì thay đổi lớn, ngoài năm nhân vật được chú ý bên trên.
Sau cùng, đối sách của ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay là chiêu dụ và xuống nước đối với các phát biểu chống đối từ những nhân vật 'lão thành' và từ những thành phần đảng viên trung tầng. Mục tiêu của Hà Nội là không chủ trương tranh cãi vì biết sẽ thua nên tìm cách dùng bổng lộc và quyền lợi để chiêu dụ. Trong sự chiêu dụ này, lãnh đạo Hà Nội chỉ yêu cầu không cổ suý dân chủ đa nguyên còn ngoài ra có thể đóng góp ý kiến hay phê phán mọi vấn đề. Tại sao Hà Nội lại sợ đặt vấn đề dân chủ đa nguyên, đa đảng"

Có thể nói đây là xu hướng đang được nội bộ đảng và giới cán bộ nhà nước đề cập ngày một nhiều hơn trong các thảo luận nội bộ. Nếu cách nay 15 năm, những phát biểu công khai trên mặt báo của các nhà văn Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phùng Gia Lộc, Lữ Phương, Phan Đình Diệu, Hà Sĩ Phu... đòi đa nguyên đa đảng trong lúc biến cố Đông Âu xảy ra và đã bị trù dập trong một thời gian dài thì nay, vấn đề dân chủ đa nguyên đã và đang được khơi động lại một cách tinh vi hơn, với những nhân vật có vị trí quá khứ trong đảng để tránh trù dập. Chính vì vậy mà ban bí thư lo ngại và tìm cách ngăn chận. Nhưng theo dư luận đánh giá thì ban bí thư và trung ương đảng Cộng sản khó có thể ngăn chận xu hướng này, vì nó là điều tất yếu phải xảy ra khi càng ngày người ta nhìn thấy rõ những nghịch lý của xã hội và các chính sách cải cách của Cộng sản Việt Nam.

IV- Kết Luận:
Nhiều người nói rằng, đại hội X có thể là đại hội cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam. Trong câu nói này hàm chứa 2 viễn cảnh.

- Thứ nhất là từ đại hội X trở đi, do những thay đổi của tình hình đã áp lực đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi tên, thay đổi bản chất để có thể tồn tại dưới một danh xưng chung chung nào đó như lấy lại tên Đảng Lao Động, hay đảng Dân Chủ Xã Hội v,v....

- Thứ hai là từ đại hội X trở đi, do những ngoan cố của thiểu số lãnh đạo, đảng Cộng sản Việt Nam không còn có thể giải quyết ổn thỏa các vấn đề của xã hội và bị đẩy vào thế bị khủng khoảng và phân rã làm nhiều nhóm khác nhau như đã xảy ra ở các quốc gia Cộng sản tại Đông Âu cách nay 15 năm.
Cả hai viễn cảnh này, đều cho thấy là từ đại hội X trở đi đảng Cộng sản Việt Nam không thể nào tiếp tục giữ nguyên trạng mà sẽ phải thay đổi một cách chủ động hay thụ động theo những biến chuyển của tình hình chung quanh để sống còn. Nói cách khác, chính vì những đợt sóng ngầm đang diễn ra trong nội bộ, người ta thấy là đảng Cộng sản Việt Nam khó có thể tiếp tục giữ chặt quyền lực như thời gian qua mà sẽ bị rất nhiều áp lực, dẫn đến những suy thoái không thể cưỡng được.

Điều quan trọng là các lực lượng đấu tranh phải khai thác tình hình suy thoái này để đẩy sập đảng Cộng sản Việt Nam hầu mở ra một viễn cảnh mới của dân tộc trong tự do dân chủ thái hòa là một nhu cầu mới hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.