Hôm nay,  

Chuyện Mỗi Tuần: Thằng Bé Cưỡi Xe Đạp

03/06/200800:00:00(Xem: 3211)
Đang dùng cái máy thổi để gom đám lá rụng đầy cửa nhà đậu xe thì có thằng nhỏ Mỹ đen cưỡi xe đạp đi ngang; nó giơ tay vẫy chào xã giao, nhe hàm răng trắng ởn làm nổi bật hai màu sắc tương phản đến ngộ nghĩnh. Nhìn thân hình thằng nhỏ này xương xẩu khiến tôi nhớ lại chuyện gặp một thằng nhỏ cưỡi xe đạp ban đêm vào mùa đông năm rồi.

Tối đó tôi phải làm trễ để hoàn tất báo cáo cho buổi họp sáng mai nên tâm trí tôi chăm chú mê mẩn vào công việc. Khoảng gần mười giờ khuya, bỗng có tiếng đập mạnh ở cửa văn phòng khiến tôi giật mình ngực đánh thình thình nhìn lên cửa xổ trước mặt thì thấy dán mũi vào cửa kính là một khuôn mặt của một thằng nhỏ. Tôi vội vàng đứng dậy càu nhàu: "Sao lại có chuyện kỳ cục, một đứa bé làm gì ở ngoài phố giờ này" và khi mở cửa bước ra thì thấy bên cạnh thằng nhỏ mặt mũi lem luốc có chiếc xe đạp. Nó đi chân không, mặc cái quần cụt với một cái áo phong phanh, chỉ thoáng nhìn cũng thấy nó đang lạnh cóng buốt tới xương. Bàn chân nó có những vết trầy, sứt rớm máu đã khô khiến tôi bất nhẫn chẳng e dè gì cả nên ngoắc nó bước vào văn phòng đóng cửa lại.

Tôi chỉ nó ngồi vào ghế, tiện có bình thủy nước trà nóng tôi rót cho nó một ly rồi soi mói nhìn nó. Thằng nhỏ ôm ly trà bằng hai bàn tay như cố hút lấy hơi ấm từ đó rồi đưa lên miệng xuýt xoa xì xụp. Nó ngước mặt ngó tôi với đôi mắt của một con chó con lộ vẻ thân thiện biết ơn xong nó nói:

- Cám ơn ông.

Tôi nghiêm nghị:

- Em làm gì giờ này ngoài đường phố, nhà cửa ở đâu mà đi lang thang khuya như vậy"

- Xe đạp của cháu bị xì bánh không thể về nhà được nữa mà nhà thì qúa xa cháu thấy chỉ ở đây còn ánh đèn nên gõ cửa xin giúp. Cháu nhờ ông cho cháu qúa giang về nhà vì cháu đi từ sáng đến giờ, mẹ cháu ốm nặng lắm cháu sợ mẹ cháu lo sợ cho cháu.

Tôi hỏi nó sao không đi học mà làm cái gì lại bỏ mẹ nó đi từ sáng đến giờ thì nó ngập ngừng cho biết đi theo mấy đám rửa xe ở mấy cây xăng ké vào kiếm ít đồng giúp đỡ mẹ nó. Hôm nay nó đạp mãi mới kiếm được một mối nhưng lại xa nhà qúa không còn nhớ đường về nữa. Khi hỏi nhà nó ở đâu thì nó cho biết ở xóm Đồi Thông thì tôi té ngửa vì khu đó cách khoảng hơn hai mươi dặm và là một xóm nhà cửa cũ kỹ xập xệ. Tôi sực nhớ hỏi tên tuổi thì nó cho biết tên Tom mười một tuổi nhưng nhìn tạng nó thì chỉ khoảng tám tuổi mà thôi.

Tôi hứa sẽ giúp thằng nhỏ về nhà và ít phút sau tôi thu dọn rồi ra xe. Rất may tôi có thể cột cái xe đạp của thằng nhỏ vào sau xe và trên đường đi tôi hỏi về gia đình nó thì được biết nó có một đứa em mới sáu tuổi phải ở nhà trông chừng mẹ, cả hai đều không đi học. Tôi hơi ngạc nhiên không hiểu mẹ nó thuộc loại người nào, bịnh tật hay nghiện rượu say sưa mà không cho con đi học. Có bà mẹ nào lại sống nhờ vào trẻ thơ rách rưới như thằng Tom này.

Khi đến khu phố gần nhà, Tom chỉ cho tôi đến một con phố không đèn nhà cửa xưa cũ trông thật nghèo nàn tồi tàn. Có những giấy rác trên mặt đường tung lên hạ xuống theo mỗi cơn gió khiến người ta có cảm tưởng không mấy đẹp về khu này. Tới trước một căn nhà nhỏ Tom ra hiệu cho tôi dừng lại và việc đầu tiên là tôi lấy xe đạp của nó ra khỏi xe rồi tôi tính từ giã đi luôn nhưng không biết sao tôi nổi tính tò mò muốn biết mẹ thằng này ra sao hay là nó chỉ tả oán cho tôi động lòng.

Khi bước vào trong căn nhà tôi bị "sóc" liền vì không khí âm u như nhà mồ với chỉ leo lét một ngọn đèn dầu để ở bếp. Môt đứa bé gái khoảng năm sáu tuổi mững rỡ đón anh về; nó cũng mặc một manh áo mong manh trông lem luốc như thằng anh. Tôi lấy làm lạ với tình trạng hai đứa này, sao không ai báo cho ty y-tế và an-sinh địa phương vậy kìa. Tôi hỏi đứa bé gái:

- Mẹ em đâu"

- Má đang ngủ trong phòng.

Tôi bảo thằng nhỏ Tom rằng tôi muốn nói chuyện với mẹ nó thì cả hai cùng lắc đầu năn nỉ tôi xin để cho mẹ nó nghỉ. Tôi bảo tụi nó rằng để tôi nhìn mẹ nó đang ngủ cũng được, tôi hứa sẽ không hỏi gì cả. Tôi tin chắc đây là một bà mẹ nghiện rượu say sưa tối ngày không thiết gì đến con cái chi cả vì khi tỉnh chỉ biết nốc rượu rồi khi xỉn thì thiếp đi. Nhưng những dự đoán của tôi đều sai vì khi bước vào phía sau thì thấy nằm bẹp dí dưới một cái mền cũ đắp tới thắt lưng là một bộ xương với hai hố mắt sâu lõm xuống. Người đàn bà nằm bất động như đã chết nếu lâu lâu không nghe thoáng một hơi thở yếu ớt. Tôi không thấy mùi rượu mà chỉ thấy một sự chết chóc bao quanh. Tôi nghĩ người đàn bà này đã đến ngưỡng cửa của tử thần rồi.
Tôi cảm thấy lợm giọng nhưng không dám để lộ ra mà bước xa ra hỏi thằng nhỏ:

- Mẹ em bị bệnh gì"

Nó nhìn tôi với cặp mắt trĩu buồn khẽ lí nhí:

- Mẹ con bị AIDS.

Tôi lấy tay phủ lên miệng như là đang suy nghĩ và tôi chợt nghĩ ra hỏi:

- Sao không đưa mẹ em vào bệnh viện"

Thằng Tom nhún vai:

- Bà đã ở trong bệnh viện nhưng họ nói không còn cách nào nữa nên họ cho về nhà.

Tôi kêu thầm trong đầu: Trời đất! Cho về nhà để chết dần mòn trước mặt hai đứa bé này à. Thấy tình cảnh qúa bi thảm phức tạp đến nhức đầu tôi toan bỏ về nhưng chợt nghĩ đến cha hai đứa nhỏ nên tôi hỏi Tom thì nó cho biết cha chúng bỏ đi từ hồi chúng còn nhỏ và không có ai là bà con ở đây nên nó phải đóng vai trò cột trụ kiếm sống. Nó móc túi khoe với tôi mấy đồng nó đã kiếm được hôm nay và nó còn nói rằng nó ráng tiết kiệm để mua cho mẹ nó cái chăn mới.

Ước vọng của nó khiến tôi bất nhẫn nên nói với Tom là sáng mai tôi trở lại và bắt nó hứa sẽ không đi đâu sáng mai. Tôi phải giấu Yến việc này nếu không nàng sẽ cằn nhằn tôi hay dính vào chuyện bá vơ, nhất là chỉ nghe thấy "Aids" với "iếc" Yến đã chết khiếp chạy cho xa chứ đừng nói đến gần. Trên đường về nhà tôi suy nghĩ sao có cách giúp đỡ hai đứa nhỏ này. Tôi không thể tự động chở mẹ nó đến bệnh viện và tôi cũng không có phương tiện giúp chúng trong hoàn cảnh này trừ năm ba chục mua đồ ăn rồi nếu Yến có hỏi thì tôi phịa ra rằng đóng góp tang tế hay sinh nhật ở sở v.v. Chỉ còn cách nhờ mấy bạn làm cùng sở gọi ty Y Tế và An Sinh địa phương là tốt nhất.

Qua một đêm trằn trọc sáng tôi thức dậy sớm lợi dụng lúc Yến còn ngáy tôi lấy bịch quần áo con nít cũ định cho "Good Will" bỏ vào sau xe. Tôi lấy vài cây đèn cầy và vài bịch thực phẩm đông lạnh giấu vào cúp xe. Khi Yến dậy, tôi đi làm tự nhiên như mọi ngày và trước khi đến sở tôi lái xe thẳng đến khu Đồi Thông. Vì tối qua không để ý tôi quên mất con phố nên cứ rà xe quanh quẩn để tìm kiếm ngôi nhà quen thuộc. May mắn làm sao tôi thấy thằng nhỏ Tom đang cưỡi xe đạp tôi vội bóp kèn xe và ngừng xe lại ngoắc nó. Tôi nghiêm nghị:

- Tôi đã nói em là không được đi đâu sáng nay cơ mà.

- Cháu đi mua ít bánh mì và sữa cho em cháu.

Tôi vội nói:

- Không cần. Tôi có mang cho em một chút đây rồi. Dẫn tôi trở về nhà.

Thằng Tom hứng chí mắt sáng lên hăng hái đạp xe dẫn trước tôi. Đến nơi tôi và Tom mang những gói mà tôi chở theo vào nhà. Tôi nhăn mũi khi lại đối diện với căn phòng u ám mang nặng ô nhiễm dù đứa bé gái đã cố thu dọn phần nào nhưng vẫn không khác biệt bao nhiêu. Hai đứa trẻ giở những bịch đồ ăn với sự phấn khởi như là đang nhận quà Giáng Sinh. Chắc lâu rồi chúng nó không có dịp vui như thế này. Có lẽ chúng không biết là với tuổi này thì chạy nhẩy nô đùa hay chơi với đồ chơi, nhưng không, thằng này chỉ có chiếc xe đạp cũ và con em chả có gì cả ngoài căn phòng âm u. Tôi ráng giữ vẻ tự nhiên không muốn nghĩ gì xa xôi hơn nữa thì lúc đó tiếng thằng Tom làm tôi sực tỉnh: "Chu choa! Cám ơn ông, cám ơn ông nhá". Tôi hỏi chúng:

- Mẹ em thức giấc chưa"

Con em thằng Tom lấy ngón tay để lên miệng "xì xì" rồi nói:

- Mẹ cháu vẫn còn ngủ

- Các em có chắc không" Chúng ta thử coi xem.

Khi tôi và hai đứa nhỏ bước ra sau thấy tấm thân khẳng khiu nằm nghiêng và không một chút động đậy tôi lại gần một chút và ráng nhìn vào khuôn mặt teo tóp với đầu xương như muốn đâm thủng lớp da và cửa miệng có một dòng nước dãi. Tôi cố nghe nhưng không thấy một dấu hiệu gì của hơi thở tôi vội bảo Tom lay mẹ nó xem sao. Tom để bàn tay lên vai mẹ nó lắc lắc không thấy phản ứng gì thì nó kéo mẹ ra sau một chút thì mẹ nó bật ngửa với thân thể con queo cứng ngắc trơ ra. Đó là dấu hiệu của một xác chết và có lẽ bà ta đã chết đêm qua.

Tôi suy nghĩ mông lung: Tại sao lại có chuyện ngẫu nhiên như vậy" Cái gì đưa đẩy thằng nhỏ đã gõ cửa nơi làm việc tối qua để tôi chứng kiến cảnh này" Nếu không gặp tôi thì những đứa trẻ này sẽ xoay sở ra sao" Hai đứa trẻ đang hí hửng sửa soạn bữa ăn sáng cho mẹ nhưng tôi buộc lòng phải cho chúng biết mẹ nó đã chết.

Tôi chưa có dịp hỏi chuyện người đàn bà này nhưng tôi thật tình nghĩ ngợi và thán phục lòng hiếu thảo của hai đứa trẻ đối với mẹ chúng. Chúng không sợ hãi người mẹ bệnh hoạn với hình hài thê thảm đến ghê tởm mà vẫn một lòng chăm lo đến khi chết mà chúng không biết.

Tôi nghĩ lại thân tôi ngày xưa, khi tôi còn ở tuổi vị thành niên, mà tự cảm thấy xấu hổ. Mẹ tôi là người đàn bà Bắc Kỳ răng đen vấn tóc, ăn mặc quê mùa, buôn bán tần tảo lam lũ nuôi tôi ăn học, tôi biết vậy và thương me tôi lắm, nhưng tôi vẫn cố tránh không cho mấy đứa bạn đến nhà để biết mẹ tôi là ai. Tôi sợ chúng khinh thường và chọc quê tôi nữa. Và khi tôi lớn lên, đi lính, có vợ có con và cho đến ngày mẹ tôi qua đời tôi vẫn không có dịp để báo hiếu...

Tôi trở về sở làm kêu ty Y Tế An Sinh địa phương thông báo tình trạng của anh thằng Tom để họ phái người đến giải quyết tình trạng và tạm nuôi hai đứa trẻ, chờ tìm cha mẹ nuôi.

Sau này, tôi chỉ đến thăm chúng một lần, hai anh em Tom đã được sửa sọan sạch sẽ trông có vẻ khoẻ mạnh và vui vẻ. Khi thấy tôi chúng nhìn với cặp mắt đầy thiện cảm như thầm biết ơn. Nhưng nhân viên sở An Sinh khuyên tôi nên quên chúng đi, đừng tạo một sự lưu luyến tình cảm nào nữa để chúng có thể dễ dàng tiếp nhận một hoàn cảnh mới, một gia đình mới thì tốt cho chúng hơn.

Từ đó, mỗi khi nhìn thấy một thằng bé nào mặc quần xà lỏn cưỡi xe đạp tôi lại nhờ đến anh em thằng Tom. Có lẽ ác mộng trong quá khứ đã phai nhạt trong trí chúng, cuộc gặp gỡ giữa tôi và Tom có lẽ đã mau phai mờ trong trí Tom, nhưng trong trí tôi thì vẫn còn.

Mỗi khi nhìn thấy một thằng bé cưỡi xe đạp vào buổi tối trời lạnh tôi lại nghĩ vẩn vơ: Không hiểu hai anh em nó bây giờ ở đâu và ra sao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.