Hôm nay,  

Chuyện Gia Đình: Một Mai Cha Yếu Mẹ Già...

24/05/200800:00:00(Xem: 7903)

Sau ngày Lễ Mẹ, sau một ngày rất vui vẻ, cô Ba ngồi suy nghĩ.

Cách suy nghĩ của ngừơi tây phương cũng hay quá chớ. Biết con cháu lớn lên phải bay tứ hướng để làm ăn sinh sống rồi bị cuốn theo cái trục quây của kim đồng hồ, có khi quên mình còn bà mẹ già ngày ngày mỏi mòn trông con, chọn một ngày nhắc con cháu tụ về thăm viếng mẹ hiền, đưa mẹ đi ăn món ngon vật lạ, dạo vườn chơi, đi xem hát v..v... là điều rất thực tế và vui. Mẹ vui vì con mình còn nhớ mẹ, con về lòng dạ thoải mái vì đã làm cho mẹ vui, đôi khi cũng bớt đi chút ít cảm tưởng bất hiếu vì mình không sống chung để:

"Một mai cha yếu mẹ già, chén cơm tách nước bộ kỷ trà ai dưng."

Nhân ngày này làm cô Ba cũng buồn buồn khi nhớ tới những ngừơi già cô độc, nhứt là một bà lão, mỗi khi nhớ tới vẫn còn làm cho cô Ba phải xốn xang trong lòng.

Năm đó khi còn đi học, cô cần làm bốn chục tiếng tình nguyện để lấy điểm. Đây là nhà dưỡng lão hạng trung, nằm tại thành phố hướng tây. Bà Patricia, tên của bà, nghe dịu ngọt dù cô Ba không hiểu tên ấy có ý nghĩa gì như tên gọi của ngừơi Việt hay không. Khi cô vô phòng đem bà ra vườn hứng nắng, vừa thấy cô, bà đã đưa bàn tay xương xẩu ra níu cánh tay cô, cừơi tươi, đôi mắt hom hem sáng lên, chào cô vui vẻ. Bà hỏi liền:

-Cô sẽ ở đây với tôi suốt ngày phải không" để tôi kể chuyện cho cô nghe.

Đúng ra phận sự của cô là phải săn sóc cho ba người chớ không chỉ một mình bà  nhưng làm sao mà nói ra được khi tay bà cứ nắm cánh tay cô cứng ngắc"

Đẩy xe lăn của bà ra vườn, trời rất trong sáng. Bà ngứơc nhìn lên trời, mơ màng:

-Hôm nay trời rất tươi. Hồi chồng tôi còn sống chúng tôi thường hay đi du ngoạn vào những ngày đẹp trời như thế này. Khi chồng tôi trở nên loà mắt thời con trai tôi đưa chúng tôi đi.

Cô Ba thắc mắc hỏi:

-Vậyyyy, con trai bà đâu" 

Bà buồn buồn, nói bâng quơ:

-Nó quên tôi rồi. À, cô tên gì" còn tôi tên Pat, là tên gọi ngắn của Patricia đấy.  Khi nó lập gia đình dọn đi xa thời nó quên tôi luôn rồi. Mà thôi, cũng tại nó ở xa. Cô à, cô có chồng chưa"

Cô Ba dựt mình. Từ nào tới giờ có ai hỏi cô câu ấy đâu, nhứt là người Mỹ. Cô trả lời:

-Dạ, tên cháu là Giang, cháu còn đi học, còn sống chung với cha mẹ mà. (rồi cô đổi đề tài) à, hôm qua bà ngủ có ngon không"

Bà Pat cười buồn:

-Tên cô nghe hay hay, Giang Giang… Tôi có ngủ thì chỉ là những giấc ngủ ngắn thôi. Tôi thích bông hoa lắm, nhất là hoa Ti gôn. Cô biết hoa Ti gôn không" Ở đây ít thấy chứ hồi còn nhỏ xứ của tôi trồng thành hàng rào.

Trời đất! (Giang kêu thầm) lần đầu tiên từ hồi qua Mỹ tới giờ mới nghe nhắc tới hoa Ti gôn, mà lại từ miệng của một ngừơi Mỹ! Nàng Giang vui vẻ trả lời:

-Bà ơi bà có biết đó là loại hoa cháu thích nhứt hay không" Hồi ở Việt Nam nhà cháu cũng có một dàn hoa nầy đó bà ơi. Từ ngày qua Mỹ tới giờ cháu chưa gặp lại.

Bà Pat vui hẳn lên, như gặp ngừơi đồng hội đồng thuyền. Bà nói:

-Nhà cha mẹ tôi, cha tôi lấy giống ấy từ bên Pháp, loại hoa ấy trồng cho nó leo lên hàng rào, lá xanh biêc mơn mởn, những dây leo quấn quít, hoa màu hồng đọng giọt sương sớm mai tươi thắm, hình dạng như trái tim vở, nó sống mãi trong tim tôi.

Nói xong bà mơ màng nhìn lên trời, tiếp:

-Dưới dàn hoa ấy anh ta đã tỏ tình với tôi.

Nàng Giang ngẩn ngơ. Hèn chi nghe người ta nói "cơ thể già chớ tâm hồn vẫn còn trẻ" là quá đúng. Nhìn bà lão nhăn nheo khô cằn mà nói chuyện tình như thời son trẻ thấy thương hết sức. Giang cũng mơ màng theo:

-Bà ơi ngày xưa ở Việt Nam cháu có ngừơi làm bài thơ nói về chuyện tình dưới dàn hoa Tigon đấy bà, hay lắm, cháu thuộc nằm lòng.

Bà Pat nhìn Giang, nắm tay cô, khẽ khàng vỗ nhẹ nhẹ:

-Cháu hay lắm, cháu có tâm hồn lắm, những ngừơi thích hoa thích thơ thời có nghệ sĩ tính, cháu biết không"

Giang cũng nắm tay bà, tiếp:

-Dạ, má cháu cũng nói y như bà vậy.

Bà Pat hỏi:

-Thế con có thể dịch bài thơ ấy cho ta nghe được không"

Giang cừơi xoà:

-Dạ, cháu không biết đủ tiếng Anh để dịch bài thơ, đại khái bài thơ ấy nói về mối tình dang dỡ bà à. Buồn lắm.

Bà Pat nói:

-Nếu buồn thời không giống như chuyện của ta rồi. Anh ấy đã tỏ tình với ta dưới dàn hoa ấy, ngày ta mười lăm tuổi. 

Giang hỏi:

-Rồi sao nữa bà"

-Rồi chúng ta ra nhà thờ làm lễ cưới, tất cả dân trong làng đều có mặt. Chúng ta sống với nhau lâu lắm cháu à, không phải như con gái ta đã hai lần li dị rồi.

Đang vui vẻ tự nhiên mặt bà tối sầm lại, bà nói:

-Aaaa ta cảm thấy đói bụng quá cho ta ăn tối đi cháu.

Giang hơi khựng lại, rồi dịu dàng nhắc:

-Bà mới vừa ăn sáng xong mà. Bà ơi bây giờ còn là buổi sáng mà.

Bà Pat có vẻ bức rức, rồi bà bật khóc, xây qua xây lại, dỡ cái mền đấp ngang đùi lên, tìm kiếm, hỏi lăng xăng:

-Nầy cô kia, cô là ai" con búp bê của tôi đâu rồi" con búp bê mẹ tôi cho tôi sinh nhựt hôm qua đâu rồi" cô có cầm nhầm không đấy" con búp bê của tôi.

Giang thấy xót xa quá, cô khẽ nói:

-Bà ơi, bà nhìn kìa, hoa Tulip bắt đầu có nụ rồi, hoa Poppy cũng nở rồi kìa bà ơi, bà nhìn đi.

Vừa nói Giang vừa chỉ, thế nhưng, những kỷ niệm khi ẩn khi hiện trong bộ não mòn mỏi của bà làm cho bà bối rối, bà vùng vằng:

-Thôi hãy đưa tôi vào phòng đi tôi muốn ngủ.

...

Cô Ba thở dài, nghĩ thầm, không biết chừng về già mình có bị như vậy không" không biết bà Pat còn sống không. Aaa...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.