Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 103)

06/05/200800:00:00(Xem: 3408)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)
Ngay khi bước vô lán, tôi gặp anh Tiến và anh Thu. Anh Tiến bao giờ cũng nói năng chậm rãi, nhỏ nhẹ, từ ngữ cân nhắc. Anh Thu thì vui vẻ hoạt bát, tính tình nhanh nhảu, hay pha trò, tuy tuổi của anh hơn tuổi anh Tiến. Sau khi nghe tôi kể lại những lời nhắn gửi muốn giúp đỡ của cán bộ Ngô, cả hai anh đều vui vẻ đón nhận và coi đó là cơ hội để có thể thoát khỏi những năm tháng dài chờ đợi trên đất Trung Quốc. Hai anh cũng đồng ý, tôi nên đi Bắc Hải xem tình thế ra sao rồi sẽ cùng nhau bàn bạc kỹ hơn về ý định của cán bộ Ngô.
Ngày hôm sau, tôi đến Bắc Hải bằng xe đò. Đúng như ông Phùng nói, Bắc Hải lúc đó có rất nhiều thuyền bè đến từ Việt Nam, chở đầy người Việt tỵ nạn, trong đó hầu hết đến từ Miền Bắc. Trời lúc đó mới vào hè, nhưng khí hậu rất oi bức, mặc dù Bắc Hải là một thị trấn cảng nằm sát cạnh biển. Ngay khi đến Bắc Hải, tôi đã thấy cả một vùng đất khoảng một cây số vuông, dưới bến thì kín mít thuyền bè các loại, còn trên bờ thì san sát lều trại to nhỏ của người tỵ nạn.
Đang đi phất phơ trên bến, bỗng có người vỗ vai tôi thật mạnh cùng với tiếng la thiệt to:
- A Phàn!
Tôi giật mình quay lại.... và vui mừng nhận ra đó là ông Phùng. Cùng đi với ông có bà Hoa, cô bé Liên và hai người đàn bà nữa, trông lớn tuổi hơn bà Hoa. Hôm nay trời nắng đẹp, nên hai mẹ con bà Hoa ăn vận rất giản dị. Bà Hoa mặc chiếc áo lụa màu hoa cà, tóc búi cao, dáng người thanh thoát, tươi trẻ. Liên cũng mặc áo lụa cùng màu, cổ quàng hờ chiếc khăn xoa màu kem trông rất nhã. Hai người đàn bà đi cùng tuy mặc đồ màu đen, nhưng vóc dáng cũng cao ráo. Trông bộ điệu e lệ và tuổi tác của hai người, tôi đoán, họ đều là vợ của ông Phùng.
Thấy tôi, ông Phùng quay lại nói tiếng Hoa với bà Hoa. Bà ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe, rồi quay qua tôi gật đầu chào nhẹ và cùng với Liên và hai bà đi thẳng vô bờ.
Ông Phùng quay qua vỗ vai tôi, nói giọng thân mật có chút kẻ cả:
- Đi, chú mày đi đánh chén với anh mày một bữa.
Tôi phì cười nghĩ bụng, hễ gặp ông này ở đâu là rủ ăn nhậu. Phần không đói, phần có công việc phải làm nên tôi vội vàng từ chối:
- Nói thực với ông, tôi lên đây có chút chuyện, rồi phải trở về Phòng Thành ngay chiều nay...
Ông Phùng cười ha hả:
- Chuyện gì cũng không quan trọng bằng chuyện chú mày định đi Hồng Kông, có phải không nào" Mà muốn đi Hồng Kông thì phải đánh chén trước đã...
Tôi ngạc nhiên:
- Ai nói với ông tôi định đi Hồng Kông"
Ông Phùng vừa kéo tay tôi đi vừa nói:
- Cần gì phải nghe ai nói. Những người như chú mày mà xuất hiện ở Bắc Hổi thì chỉ có tìm đường đi Hồng Kông thôi. Bây giờ kiếm cái gì đánh chén rồi anh sẽ bầy cách cho chú mày đi Hồng Kông ngon lành, chẳng tốn kém tiền bạc gì.
Nghe ông Phùng nói vậy, tôi bán tín bán nghi. Nghĩ lại những gì ông nói với tôi trước đây trong quán nhậu, sau đều trúng hết, nên tôi tin tưởng ngoan ngoãn đi theo ông.
Đi được mấy chục thước, ông kéo tôi chui vô một cái lán che bằng mấy tấm vải dù, buộc chung với hai ba tấm ni lông. Trong lán mùi thịt nước, mùi nước mắm tỏi chanh thơm lừng, cùng với tiếng hò hét huyên náo ầm ĩ của cả chục người đang nhậu nhoẹt. Vừa thò đầu chui vô, bỗng dưng mọi tiếng ồn ào trong lán im bặt. Rồi tôi chỉ nghe thấy có giọng hô thật lớn và đon đả: "Phùng tài gia, Phùng tài gia, mời vô, mời vô".
Vì vừa ở ngoài trời nắng bước vô lán nên mắt tôi hoa lên, không nhìn thấy gì. Chút sau, quen dần ánh sáng trong lán, tôi mới nhận ra khoảng chục thanh niên ngồi dọc theo hai bên lán. Người nào người nấy tay chén tay đũa. Thì ra họ đang ăn dở, nhưng thấy ông Phùng vô nên lui ra ngoái để nhường chỗ cho ông. Tất cả đều im lặng, tỏ vẻ cung kính đối với ông Phùng. Còn lại, ngồi cạnh chiếc mâm đồng thật lớn ở giữa lán là hai người đàn ông lớn tuổi đều cởi trần. Trong mâm có hai đĩa thịt nướng thật lớn, tôi đoán một đĩa thịt heo, một địa thịt bò. Ngoài ra là đủ loại rau sống, chuối xanh nguyên quả, khế chua nguyên trái... chất đống trong một chiếc xoong nhôm thật to. Hơn chục chai bia của Trung Quốc để trong chiếc thau nhựa, đổ đầy nước. Một đống vỏ chai để ngổn ngang chung quanh.
Ông Phùng khoan thai ngồi xuống bên mâm, rồi ra dấu cho tôi ngồi theo. Ông chỉ hai người đàn ông giới thiệu một ông là bang trưởng của bang hội nào đó ở Hải Phòng thì phải; và một ông là quản tài của một tiệm buôn lớn lắm ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Hai ông trông đặc sệt người Hoa, nhưng nói tiếng Việt rất trôi chảy.
Chỉ tay vào tôi, ông Phùng chỉ nói vắn tắt, "Chú em ở Hải Phòng", rồi thản nhiên cầm đũa chén. Cả hai vị bang trưởng và quản tài đều tỏ vẻ kính trọng đặc biệt ông Phùng, nên khi nghe giới thiệu tôi, cả hai vị đều quay sang tôi chắp tay nói "hân hạnh, hân hạnh", làm tôi ngượng chín cả người, lúng túng không biết trả lời sao.
Trong bữa tiệc, hai vị bang trưởng và quản tài đều tận tâm thù tiếp, còn ông Phùng thì ăn uống tự nhiên như là ông chủ trong gia đình. Riêng tôi thì rụt rè, bỡ ngỡ vì không khí trong lán quá xa lạ.
Ăn uống trò chuyện xã giao một hồi, ông Phùng hỏi giọng oang oang:
- Vụ tàu của lão Bình đến đâu rồi"
Ông bang trưởng quay nhìn lão quản tài rồi hỏi, giọng lễ phép:
- Thưa lão Bình nào"
Ông Phùng gõ đũa vào chiếc xoong nhôm đựng rau kêu keng keng:
- Lão Bình tàu Thiên Vận chớ còn Bình nào"
Ông bang trưởng vỡ lẽ:
- À, lão đó thì chắc bị tù mọt gông rồi. Cả lão và mấy thằng phụ tá đều bị tụi Hồng Kông truy tố ra tòa tội buôn lậu người.
Ông Phùng quay sang tôi hỏi:
- Chú mày biết tàu Thiên Vận không"
Tôi chưa kịp trả lời "không biết" thì ông đã tiếp luôn:


- Nó là chiếc tàu sắt khổng lồ do tụi cộng sản tổ chức cho 3000 người Việt gốc Hoa đi chính thức, có hoa tiêu, ca nô của cộng sản hộ tống ra tận hải phận quốc tế. Mỗi người phải trả cả 20, 30 lượng vàng thì chú mày đủ biết tụi cộng sản Việt Nam nó vơ vét nhiều đến thế nào. Tàu này cập bến Hồng Kông nhưng bị chính phủ Hồng Kông treo giò, không cho ai vô...
Ông quản tài đỡ lời:
- Mà không phải chỉ có tàu Thiên Vận đâu thưa Phùng đại gia. Nội trong mấy tháng qua, có cả chục tàu sắt khổng lồ chở người cập bến Hồng Kông như tàu Huê Phong, Hải Hồng...
Ông bang trưởng gật gù:
- Tụi cộng sản Việt Nam nó bất nhân vậy đó. Còn chính phủ Trung Quốc cũng cho hoa tiêu, ca nô kéo tàu tỵ nạn đến Hồng Kông nhưng không lấy một xu nào. - Quay về phía tôi, ông tiếp - Như vậy "nỉ" thấy có đúng Trung Quốc nhân đạo hơn cộng sản Việt Nam không nào...
Tôi gật đầu đồng ý. Thời gian đó, những tên tàu như Thiên Vận, Huê Phong, Hải Hồng đối với tôi còn rất xa lạ. Sau này đặt chân đến Hồng Kông, nghe người tỵ nạn kể, tôi mới biết được cả một âm mưu buôn lậu người do cộng sản VN cấu kết với các băng đảng tội phạm quốc tế, trong đó có cả những người gốc Hoa ở Hồng Kông, Singapore, Nam Dương..., đã biến những chiếc thương thuyền bằng sắt thành những tầu chở người tỵ nạn khổng lồ, mang lại cho cộng sản hàng trăm ngàn lượng vàng.
Sợ tôi không hiểu rõ, ông Phùng quay qua giải thích:
- Chú em cũng biết đó, những thuyền nhân người Việt ở đây hầu hết là người Hoa ra đi từ Miền Bắc. Ngoài ra ở đây cũng có cả những thuyền của người Việt đi từ Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, Hải Phòng, Móng Cái, và nhất là vùng Trà Cổ. Một khi những thuyền đó ghé Bắc Hải, chính phủ Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ, mà không hề phân biệt thuyền đó đi từ đâu, chở người Hoa hay người Việt.
Tôi hỏi:
- Thưa ông, chính phủ Trung Quốc giúp đỡ như thế nào"
Ông Phùng giơ tay bấm từng đốt, miệng nói:
- Giúp lương thực, thực phẩm, nước uống, nhiên liệu, thuốc men... là một. Sửa chữa tàu bè, bảo đảm an toàn trên biển là hai. Những ai ốm đau sẽ được đưa vô bệnh viện chữa trị là ba. Cho ca nô kéo thuyền đến tận hải phận Hồng Kông là bốn...
Quay sang phía bang trưởng và quản tài, ông Phùng chỉ tay về phía tôi và nói:
- Chú em tôi đây muốn đi Hồng Kông, liệu hai ông giúp đỡ được hay không"
Ông bang trưởng hỏi:
- Chú em không phải là người Hoa"
Tôi chưa kịp lên tiếng, ông Phùng đã trả lời:
- Không, chú ấy là người Việt hoàn toàn. Và không có tiền bạc gì cả.
Ông bang trưởng có một thoáng ngần ngại. Ông quản tài nhanh nhẩu:
- Thưa ông, chuyện đó đâu có khó. Mấy chiếc thuyền đi từ Trà Cổ cũng rặt người Việt không à. Mình xuống đó nói với họ một tiếng là họ nhận lời ngay thôi. Có một người đi thì dễ quá mà, tiền bạc khỏi lo.
Tôi rụt rè thưa:
- Thú thực với các ông, chúng tôi có tất cả 7 người...
Ông Phùng ngạc nhiên, trợn mắt nhìn tôi:
- 7 người" Anh nhớ là gặp chú mày ở Đông Hưng, đi chỉ có một mình mà"
Tôi gật đầu:
- Dạ thưa ông khi đó thì chỉ có một mình. Nhưng về Phòng Thành thì tôi gặp một số người cùng cảnh ngộ, và nói thực với ông, hôm nay tôi đi Bắc Hải là tìm đường cho tất cả 7 anh em cùng vượt biên sang Hồng Kông.
Ông Phùng buông đũa thở dài nhìn bang trưởng và quản tài. Cả hai người này cũng lắc đầu. Tôi coi bộ mấy người không giúp được cả 7 người chúng tôi nên chán nản, muốn cáo lui. Biết ý, ông Phùng vỗ vai tôi và nói:
- Nếu đi cả 7 người thì quả thật anh không thể giúp chú mày được. Nhưng anh có một cách...
Tôi hy vọng:
- Thưa ông cách gì" Xin ông cứ nói, chúng tôi sẽ làm theo lời ông, và nếu thành công đến được Hồng Kông thì chúng tôi đội ơn ông vô cùng.
Ông Phùng xua tay:
- Ơn huệ gì. Giang hồ tứ hải, gặp nhau lúc khó khăn, anh có thể giúp chú mày hôm nay thì mai sau, thiên hạ giúp anh cũng vậy thôi. Bây giờ theo anh nghĩ, chú mày cứ về nói với tất cả mọi người cùng đến gặp cán bộ Ngô nói rõ là muốn đi Hồng Kông. Chắc chắn khi đó, cán bộ Ngô sẽ có biện pháp giúp...
Nghe ông nói vậy tôi ngạc nhiên vì ý kiến của ông Phùng lúc đó sao mà giống hệt lời hứa hẹn của cán bộ Ngô ngày hôm trước. Tôi chưa kịp hỏi tới, ông Phùng đã giải thích:
- Chú em phải hiểu, đảng và nhà nước Trung Cộng không muốn những người như chú em ở lại đây. Với chính sách mỗi gia đình chỉ được một con, mà dân ở đây cũng đã đông đến độ khủng khiếp, thì chính phủ đâu có muốn nhận thêm bất cứ ai. Cái thứ hai là những người từng sống trong các quốc gia tự do của tây phương như chú mày, ít nhiều cũng bị tiêm nhiễm tư tưởng tự do dân chủ của đế quốc. Những người như vậy nếu sống ở Trung Quốc sẽ là mầm mống tạo nên sự bất ổn cho xã hội ở đây. Vì vậy, họ phải tìm cách tống khứ những người đó ra khỏi Trung Quốc. Công khai họ không thể xua đuổi những Hoa kiều và những người tỵ nạn như chú mày. Nhưng âm thầm, họ sẽ bí mật giúp đỡ tất cả những Hoa kiều và những người tỵ nạn rời khỏi Trung Quốc. Chú mày cứ tin anh đi, bảo đảm là cán bộ Ngô sẽ giúp rất ngon lành...
Ông bang trưởng nói thêm:
- Nói để "nỉ" hiểu, ở đây lâu lâu, công an Trung Quốc lại dắt người xuống gửi gắm các chủ thuyền. Nay năm ba người, mai mươi người. Chuyện đó thường lắm. Tất cả các chủ thuyền đây đều sợ chính quyền Trung Cộng một phép, và đều mong công an đến gửi người vì thuyền nào được công an gửi người thì thuyền đó sẽ được ca nô, tàu kéo của nhà nước kéo đi Hồng Kông sớm.
Tôi hỏi:
- Nếu chúng tôi chấp thuận đi có trả tiền thì bao nhiêu tiền một đầu người"
Ông bang trưởng nói ngay:
- Tuỳ thuyền to nhỏ, tuỳ người lớn bé. Nhưng đại khái cao nhất là 500, thấp nhất là 300 nhân dân tệ (tiền của Trung Cộng, 1 nhân dân tệ xấp xỉ 1 đô la Úc lúc đó). Nếu "nỉ" có tiền, cứ đến đây gặp tôi, tôi sẽ giúp được dễ dàng.
Nghe những lời khuyên của ông Phùng tôi thấy hợp lý. Nhất là hôm trước, chính tai tôi đã nghe cán bộ Ngô hứa hẹn sẽ giúp đỡ không chính thức nếu chúng tôi có ý đi Hồng Kông. Như vậy tại sao tôi không về bàn bạc với anh Tiến và anh Thu để nói chuyện thẳng với cán bộ Ngô" Nghĩ vậy, tôi yên tâm, chào ông Phùng và hai người bạn của ông, lên đường trở về Phòng Thành với tất cả hy vọng và niềm vui...
Lúc đó tôi đâu có thể ngờ được, sau cuộc chiến tranh biên giới xua quân tiến chiếm 6 tỉnh phía bắc của Việt Nam vào tháng 2 năm 1979, cơ quan tình báo của Trung Cộng đã móc nối được Hoàng Văn Hoan và đang có âm mưu thành lập một "chính phủ Việt Nam lưu vong". Với âm mưu này, cán bộ Ngô vừa nhận được lệnh lôi kéo những người Việt gốc Hoa, và đặc biệt là những người Việt hiện đang tỵ nạn trên lãnh thổ Trung Quốc, tham gia vào "chính phủ Việt Nam lưu vong". Tôi cũng không thể ngờ được, trong số những người Việt ở Phòng Thành lúc đó, cán bộ Ngô vừa được lệnh cố gắng lôi kéo anh Hoàng Văn Tiến, kiến trúc sư, trưởng ty kiến thiết Hậu Nghĩa tham gia "chính phủ Việt Nam lưu vong" của Hoàng Văn Hoan.... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.