Hôm nay,  

Chuyện Mỗi Tuần: Lương Y Và Từ Mẫu

07/04/200800:00:00(Xem: 3038)

Khi sở làm của tôi còn cho dùng bảo hiểm sức khoẻ thuộc hệ thống PPO thì tôi vẫn đi ông bác sĩ Hiệp người Việt Nam. Ông này có tánh tốt là hay giúp đỡ đồng hương đặc biệt những người không có bảo hiểm, ông lấy tiền công khám chỉ với giá tượng trưng thôi mà lại còn cho thuốc mẫu nữa. Còn người nào có bảo hiểm với PPO thì ông không đòi tiền trả trước (deductible).
Khi sở làm đổi qua hệ thống HMO thì tôi bắt buộc phải đi khám bác sĩ của HMO chỉ định. Mới đầu đi bác sĩ của HMO tôi cảm thấy khó chịu vô cùng vì tôi không được la cà hỏi chuyện nọ chuyện kia, hoặc khi bị xổ mũi nhức đầu này nọ thì hỏi nên uống gì v.v. Còn bác sĩ HMO, nó bắt mình đợi có khi đến cả giờ để gặp được bác sĩ và khi gặp thì lâu lắm cũng chỉ không quá ba phút.
Bác sĩ chính của tôi mà họ gọi là "parimary care physician" là một nữ bác sĩ có cái tên rất dễ thương là Julia cho nên tôi cứ thử một thời gian xem có... dễ chịu không. Tuy chưa gặp nhưng tôi hình dung trong đầu một nữ bác sĩ đẹp đẽ dịu dàng sẽ chăm sóc tôi như... "từ mẫu". Nhưng...
Tôi được hãng bảo hiểm khuyến cáo phải khám tổng quát với bác sĩ mới để có hồ sơ mới nên tôi phải lấy hẹn gặp bác sĩ Julia. Ngồi chờ chừng một giờ ở phòng đợi mới được vào phòng khám và ở đây cũng phải ngồi đọc đến ba bốn tờ tạp chí bác sĩ mới gõ cửa cọc cọc bước vào. Không phải một nữ bác sĩ duyên dáng như tôi tưởng tượng trong đầu mà một bà tóc đã muối tiêu còn mặt thì choắt như mặt "Dr. Ruth". Tôi chưa kịp mở miệng chào thì bà ta đã "How are you"" rồi chìa tay ra bắt nói: "I am Doctor Julia". Rồi bà quay qua coi hồ sơ mà con bé y tá đã ghi chép cân đo, cao độ v.v. Lật lật, liếc liếc rồi bà bảo tôi há miệng, rọi lỗ tai, vành mắt chán thì lại bảo thở để bà nghe đằng trước, nghe đằng sau xong rồi bà cầm cổ tay bắt mạch...
Ghi ghi chép chép một hồi xong bà lấy găng tay đeo vô và bảo tôi:
- Đứng dậy...
Tôi đứng dậy bà bảo:
- Xoạng chân ra...
Tôi xoạng chân thì bà bảo:
- Kéo quần xuống.
Tôi bỡ ngỡ chưa kịp... thì bà quát:
- Mau lên. Chúng tôi không có thì giờ nhiều.
Nghe câu tiếng Anh nó đểu hơn là dịch ra tiếng Việt (Hurry! We don't have much time). Tôi ngượng chín người tụt quần lót xuống... chỉ sợ bà nhìn vào thằng nhỏ của tôi vốn đã teo giờ thấy bà nó lại ... teo thêm thì sẽ bị chê là đồ Á Đông mình tệ nhưng bà đã cúi xuống nâng hai hòn bi của tôi thọc ngược lên. Tiên sư con mẹ bất nhân thất đức làm tôi thốn đến tối tăm cả mắt. Nói thì dài dòng nhưng chuyện xẩy ra chỉ nhoáng trong vòng năm bẩy giây mà thôi. Xong rồi bà ta lệnh:
- Quay ra sau (Turn around).
 Tôi vừa quay xong thì mụ ta ấn đầu tôi ra hiệu cúi xuống rồi thọc một ngón tay vào... hậu môn tôi thật sâu ngoáy một vòng. Chu choa mẹ ơi không biết có phải đây là thủ tục khám tổng quát hay không hay con mẹ này vì không ưa cái bản mặt của tôi mà mụ ta hành hạ cho bõ ghét như thế này. Khi bà ta nói: "Done" tôi hiểu là đã xong, nên kéo quần lên toan hỏi bà cho tôi toa mua ít thuốc thấp khớp nhưng vừa mới mở miệng: "Doctor... " thì mụ ấy đã chặn lại: "Hôm nay chỉ khám tổng quát, muốn gì thì lấy hẹn khác. Cầm hồ sơ này ra gặp y tá sẽ được hướng dẫn."
Tôi cụt hứng cứng họng chửi thề trong đầu: "Mẹ!Người ta nói lương y như từ mẫu mà con mẹ này hắc ám quá trời như thế này có nước thêm bệnh cao máu nữa". Vừa chửi thầm tôi vừa nghĩ cách trả thù con mẹ chằng này một vố cho bỏ ghét. Khi gặp con y tá trả tiền khám phần mà hãng bảo hiểm gọi là "office visit", tôi liền xin một cái hẹn khác để khám bệnh đau xương đau cốt.
Lần gặp này nữa bác sĩ Julia của tôi niềm nở hơn một chút, nghĩa là khi vừa bước vào phòm khám tay cầm hồ sơ, mắt đọc, còn miệmg thì hỏi:
- Tôi có thể giúp anh điều gì hôm nay" (What can I help you today")
Tôi đã dự trù ở nhà rồi, là kỳ này tôi bắt con mẹ này mân mê chim cò của tôi một bữa coi con mẹ già có ngượng hay không nên tôi ngập ngừng ậm ừ một phút rồi nói:
- Tôi bị trở ngại về cương cứng (I have erection problem)...
Mụ Julia ngẩng mặt nhìn tôi hỏi: "You...what"" Tôi lập lại câu hồi nãy và hy vọng mụ ta sẽ bảo tôi tuột quần nằm ngửa trên giường cho mụ ta nắn bóp xem xét vặn vẹo móc méo sẽ đả ngứa lắm. Nhưng mụ ta chỉ "Oh!" một tiếng rồi lôi một tờ giấy từ xấp giấy in sẵn ở bàn vừa viết vừa nói:
- Tôi sẽ giới thiệu anh đến một bác sĩ chuyên về khoa tiết niệu (urology) sẽ giúp anh chuyện này. Còn gì nữa không"
Tôi thất vọng vì muốn gửi đi đâu thì ít nhất mụ ta cũng phải xem xét một chút chứ ai lại chả thèm ngó ngàng gì tới cả. Tôi bực mình nói: "No Thank you" rồi đứng dậy chuẩn bị đi ra. Mụ Julia đưa tôi tờ giấy bảo ra gặp y tá. Tôi chẳng thèm chào, mở cửa toan bước ra thì mụ ta hỏi giật lại: "Anh có hút thuốc không""
- Có.
- Bao lâu rồi"
- Mới có ba mươi năm.
Mụ Julai ra giọng dậy đời:
- Anh nay sáu mươi tuổi, nếu anh bỏ thuốc hy vọng anh có thể sống thêm ba bốn chục năm nữa...
Cái câu "mo-ran" này tôi đã từng nghe nên tôi mỉm cười nhìn thẳng mụ Julia:
- "Erection" đã có "problem" rồi, không cà phê thuốc lá thì bà bảo tôi sẽ làm gì trong ba bốn chục năm sống thêm đó.
Mụ ta trợn mắt nhìn tôi rồi khoát tay đuổi tôi đi: "OK. Your choice". Tôi đi ra nhưng vẫn hậm hực...
Cuối tuần đó tôi đến gặp bác sĩ Hiệp cũ của tôi than thở. Đúng lúc không có khách, ông ta có thì giờ tâm tình chuyện trò và ông cho biết rằng ở HMO bác sĩ cũng không được tự do muốn làm gì thì làm. Họ ấn định cho bác sĩ mỗi bệnh nhân chỉ khám có năm phút mà thôi vì la cà sẽ không thu hoạch được nhiều. Ông nào không làm đúng như vậy thì sớm muộn cũng bị họ thải. Bây giờ tôi phải chịu chứ không làm sao được, còn không thích con mẹ Julia này thì chọn bác sĩ khác rồi thông báo cho hãng bảo hiểm biết.
Tôi than cái bà bác sĩ Julia của tôi khô khan cục cằn không có vẻ gì là "từ mẫu cả" không biết tất cả y sĩ của HMO đều như vậy hay chỉ có bà ta. Bác sĩ Hiệp cười khì khì rồi nói cũng tùy người chứ không phải ai cũng vậy. Có lẽ bà đó là xếp ở đó nên khó khăn hoặc mỗi người một hoàn cảnh bị vướng vào cái hệ thống phức tạp có khi chẳng muốn nhưng hoàn cảnh bắt buộc. Rồi ông nói:
- Người mình cũng vậy. Mới đầu lý tưởng lắm nhưng sau đó vì hoàn cảnh đôi khi cũng phải lăng ba vi bộ mới sống được. Ông biết không có chàng bác sĩ Bình, con bạn đồng nghiệp tôi, sau một thời gian tốt nghiệp tự nhiên hắn nghỉ việc cả năm mới mở phòng mạch lại. Sau này hắn thú thật với tôi vì bị vướng phải tật cho thuốc bệnh nhân bừa bãi tạo ra một hậu qủa không tốt nên rất ân hận. Bây giờ hắn trở thành người quá cẩn thận vì có bệnh nhân than với tôi rằng xin anh ta cho toa thuốc không phải muốn xin thuốc gì cũng được cho ngay.
Hồi hắn còn trẻ tham vọng của Bình luôn có trong đầu là mình phải làm cái gì trong xã hội này và phải thành công trong lãnh vực mình đeo đuổi. Anh ta luôn bầy tỏ ý chí đó với mọi người và đó là lý do Bình trở thành một y sĩ vì cao vọng của Bình không phải chỉ giầu có mà phải được xã hội kính trọng.


Khi mới lớn lên thân sinh của Bình thường hay mắng nhiếc và coi thường anh ta khiến lòng tự tin của Bình bị tổn thương đến nỗi hành xử vụng về và sanh tật nói lắp. Điều đó lại khiến thân sinh Bình cảm thấy ngượng ngùng khó chịu vì con mình hơn. Thế nhưng khi lên đại học Bình học rất chăm chỉ với ý chí cho cha Bình biết là anh ta không phải là kẻ tầm thường như ông nghĩ . Nhưng ông thân sinh Bình đã có sẵn ấn tượng không đẹp về Bình nên khi thấy thằng con như vậy thì cười khỉnh bảo ở xứ này ai đi học cũng lấy được bằng cấp hết. Bình chả nói ra nhưng ai hiểu chuyện thì thấy đây là một sự chiến đấu dài cho Bình chiến thắng được ấn tượng của cha mình ngoại trừ Bình phải có một cái gì để ông khẩu phục tâm phục vì vậy Bình đã chọn ngành y khoa.
Ra trường và sau thời gian tập sự tại bệnh viện địa phương Bình mở phòng mạch riêng gần bệnh viện đó. Đời thế là đẹp rồi nhưng cuộc sống này có vài điều xung khắc với Bình. Thứ nhất là Bình không thích hành nghề y khoa dù trở thành y sĩ nhưng cha Bình vẫn chưa biểu lộ sự hãnh diện hay vừa ý. Thứ hai thành phố Bình đang sống thặng dư bác sĩ, sự kiện này dẫn đến vấn đề thứ ba là phòng mạch tư của Bình không có nhiều bệnh nhân để cân bằng được chi phí. Ông thân Bình thấy thế lại mỉm cười như chế nhạo ngầm nói: "Tao nói có sai đâu. Mày không làm nên được chuyện gì cả".
Đang trong tình trạng thiếu hào hứng như thế thì có một đại diện hãng thuốc ghé thăm tặng cho phòng mạch của Bình hàng lô thuốc mẫu để tặng không cho bệnh nhân. Lẽ dĩ nhiên hảo ý của hãng thuốc là muốn Bình khi viết toa cho bệnh nhân thì dùng thuốc của họ. Người đại diện này còn trưng ra cho Bình biết họ vừa mới tung ra thị trường một loại thuốc mới có thể chữa khỏi mọi sự nhiễm trùng. Thuốc này đã được sở FDA đóng dấu phê chuẩn không cần thảo luận. Ai cũng hiểu rằng mỗi hãng thuốc lớn đều có một người lọt được vào trong ủy ban "Food and Drug Administration" thế nên đôi khi ủy ban này đâu có quan tâm gì đến công cộng mà được lèo lái theo ý hướng cho hãng thuốc thu được nhiều lợi nhuận nên mới có trường hợp phê chuẩn không cần phải kiểm tra thực nhiệm. Vì nếu không để cho lèo lái như vậy thì ai là người yểm trợ để được tái bầu vào chức vụ này lần sau.
Bác sĩ Bình với lương tâm nghề nghiệp nên có lưu ý đến sự an toàn của loại thuốc mới nhưng chưa kịp bầy tỏ ý kiến của mình với đại diện hãng thuốc thì người này cho biết để sự quảng bá ra thị trường được tiến triển nhanh chóng hãng thuốc có hảo ý trợ giúp một số tiền tương xứng cho phòng mạch có một số lượng cao "viết toa thuốc" này cho bệnh nhân dùng. Bình trả lời là Bình không cần sự yểm trợ này và yêu cầu vị đại diện mang thuốc đó về.
Sau đó ít bữa có một bác sĩ tại bệnh viện phải nghỉ dài hạn vì bệnh nghiện rượu mặc dù vị bác sĩ này cho biết chỉ uống rượu để làm giảm bớt áp xuất đè nén bởi công việc. Bình rất mừng khi được chọn thay thế vị bác sĩ này vì đây là dịp có đủ lợi tức chí phí cho phòng mạc tư của mình. Bình gặp một số y sĩ tại bệnh viện và được biết họ đều được hãng thuốc yểm trợ một số tiền lớn nếu viết toa cho bệnh nhân dùng thuốc của hãng đó.
Một ngày kia Bình cần phải có ngay năm ngàn đô la để trả tiền nợ căn nhà sang trọng của mình và tiền thuê phòng mạch và Bình cố giấu giếm không muốn sự thiếu hụt của mình bị tiết lộ ra ngoài. Không còn cách nào nên khi vào bệnh viện khám bệnh nhân, Bình viết một lô toa dùng loại thuốc mới mà hôm nọ người đại diện đến gạ gẫm ở phòng mạch. Bình viết toa cho bệnh nhân cần thứ thuộc này và cho cả bệnh nhân không cần vì nghĩ nó vô hại. Chỉ một tuần sau hãng thuốc gửi đến phòng mạch Bình chi phiếu ba ngàn đô la. Và Bình cứ tiếp thục như vậy nên hãng thuốc lại tiếp tục gửi tiền vì có đáng chi trong khi họ kiếm được bạc vạn và Bình thì bị móc vào lưới này như bị ghiền ma túy.
Có tiền dể thanh toán các chi phí quan trọng và để khỏi lộ ra sắc thái túng quẩn khiến Bình vui và rủng rỉnh dẫn cha mẹ vợ con nay nhà hàng mốt tửu điếm. Một bữa sau khi ăn uống no nê ở nhà hàng Bình ngạc nhiên nghe ông thân nói với Bình rằng:
- Bình. Con đã chứng tỏ cho ba biết là ba đã đánh giá con sai. Con thật sự đã tự mình tạo ra sự thành đạt.
Bình vừa ngạc nhiên vừa sung sướng cho thành công bất ngờ đối với người cha khó tính. Phấn khởi trước lợi lộc thực tế nên những ngày sau đó Bình viết toa cho bệnh nhân tăng gấp đôi số lượng thuốc hơn thường lệ loại thuốc đã được hãng thuốc "trà nước (kickback)" cho mình dù bệnh nhân có cần thuốc đó hay không. Chống nhiễm độc (infection) mà hại gì. Phần bệnh nhân thì cứ uống bất cứ thuốc gì y tá mang đến cho mình vì họ không tin tưởng y sĩ thì tin ai trong bệnh viện.
Vài ngày sau đó có một nữ bệnh nhân của Bình là bà Harwood tự nhiên bị sốc và chết không biết vì lý do gì. Trong khi đó với tình trạng của bà người nhà đoán chừng sẽ xuất viện trong vòng một hai ngày mà thôi nên họ rất kinh hoàng và đau đớn. Một bệnh nhân trẻ tuổi khác là cậu John Titdale cũng chết một cách bất ngờ khiến cha mẹ cậu đau đớn tột cùng. Bác sĩ Bình biết hai người này đều có uống loại thuốc mới mà Bình cho toa nhưng không tin rằng loại thuốc đó là nguyên nhân cái chết của họ.
Cẩn thận Bình có liên lạc với hãng thuốc và được họ đoan chắc rằng thuốc đó không có thể gây ra chết chóc và để biết nếu có phải là gặp phải lô thuốc không được tốt hay không họ sẽ gửi cho bình một số lô thuốc mới để cho bệnh nhân uống thử. Cùng với một số thuốc mẫu mới là một chi phiếu hai ngàn đô vì thế Bình tin vào lời khẳng định của hãng thuốc vì nếu không… nguồn cung cấp tài trợ này sẽ bị cắt. Ngày kế Bình viết toa cho thêm một số bệnh nhân khác dùng loại thuốc này.
Ngày đó trên đường lái xe từ bệnh viện về nhà cái xe BMW của Bình bị một cái xe kéo máy xe hủ lô cọ vào khiến Bình lạc tay lái lao vào thành cản sắt ở lề đường. Bình được chở vào phòng cấp cứu của chính cái bệnh viện mà Bình làm việc ở đó. Bình chỉ bị choáng váng nhức đầu và gẫy mất một xương xườn nhưng họ vẫn giữ Bình ở lại qua đêm để theo dõi.
Sáng hôm sau thức giấc Bình thấy mình mẩy bị bầm dập nhưng cảm thấy tỉnh táo hoàn toàn nên khi vị bác sĩ trực đến khám nghiệm liền cho Bình xuất viện. Khi dậy mặc quần áo Bình nhấc cái bảng bệnh trạng máng cuối giường lên coi và đọc từ hàng trên đến hàng dưới coi bác sĩ đã cho mình uống hay chích thuốc gì và Bình giật mình khi thấy bác sĩ cho mình uống loại thuốc mới mà Bình thường viết cho bệnh nhân nên Bình nghĩ rằng bác sĩ này cũng được tiền trà nước của hãng thuốc kia.
Khi Bình đi ra tới hành lang bệnh viện chờ người đưa ra chỗ đợi xe thì cảm thấy choáng váng như bị sốc và té xấp xuống. Người ta vội mang Bình trở vào phòng cấp cứu. Trong lúc dật dờ, Bình cố tỉnh lại, nhướng mắt nói với nhân viên cấp cứu: "Tôi uống... sai thuốc, đừng cho uống loại thuốc xxx..."
Bác sĩ Hiệp kể đến đó, lắc đầu nói: "Nhờ phều phào được câu đó mà chuyên viên cấp cứu nói lại với bác sĩ không thì anh ta hui nhì tì rồi".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.