Hôm nay,  

Vụ Thảm Sát Ở Huế Và Truyền Thông Mỹ

20/02/200800:00:00(Xem: 7403)

Trong Chiến tranh VN, Tết Mậu Thân là cái Tết khó mà quên đối với người dân Việt ở thành thị. Nói đến Tết Mậu Thân là phải nói đến cảnh Việt Cộng vi phạm hưu chiến, bất thần tấn công thành phố, nhà cháy, người chết ở đô tỉnh thị. Nhưng  tội ác ghê tởm nhứt của Việt Cộng là thảm sát, đập đầu, chôn sống hàng mấy ngàn người ở Huế. VC giết một cách dã man hàng 5000 người Việt và ngoại quốc mà truyền thông đại chúng Mỹ không đưa thành tin hàng đầu, trái lại thổi phòng vụ Tướng Nguyễn ngọc Loan bắn chỉ một Việt Cộng tại trận lẽ ra phải bắt làm tù binh và  thổi phòng vụ Mỹ Lai như là một cuộc thảm sát do quân nhân Mỹ gây ra

Nhơn dịp một  cái Tết gần đây, nhà báo suốt đời phục vụ cho truyền thông đại chúng Mỹ nay đã hồi hưu,  Ô. James O. Clifford Sr.  nhận định, cho  vụ VC thảm sát ở Huế là ' vụ thảm sát bị quên lãng tại Huế' của truyền thông Mỹ trong  Chiến tranh VN, đáng cho người Mỹ gốc Việt suy gẫm.  "Phải chăng những tường thuật về các vụ thảm sát Mỹ Lai và Huế là một trường hợp lịch sử về sự đạo đức giả của báo chí" Phải chăng cuộc tàn sát tại Huế là cuộc tàn sát được giấu kín nhất"" Và Ong trả lời sau nhiều năm, tự vấn lương tâm và  sưu khảo, kiểm chứng và lúc hồi hưu. Rằng "Đúng như vậy, nếu ta tin vào ngành truyền thông đại chúng Hoa kỳ cũng như trong môn học về lịch sử. Đó là lời kết luận của tôi sau 40 năm làm báo, phục vụ trong hai hãng thông tấn quan trọng nhất thế giới là United Press quốc tế (UPI) và Assocated Press (AP)."

Ong kể qua bản dịch của  Từ Uyên, "Tôi về hưu năm 2000 và như vậy ra khỏi ngành truyền thông, một ngành được coi như liên hệ tới nhiều cơ quan khác và nhằm thổi còi ra lệnh. Có thể việc giới hạn mọi báo cáo về cuộc tàn sát tại Huế là một màn giấu giếm cố ý và có tổ chức, đã khiến tôi băn khoăn ngay từ khi tôi còn là phóng viên non trẻ phục vụ cho UPI, lúc tôi được đọc thông cáo ngắn ngủi về vụ thảm sát này.. Cuộc thảm sát có tổ chức giết ít nhất 2810 thường dân tại Huế (nhưng theo Douglas Pike, một nhà khảo cứu về Việt Nam, nạn nhân lên tới 5700 ) gồm ngoại kiều, trí thức, lãnh tụ tôn giáo, chính trị gia và nhiều người khác. Mồ chôn tập thể được tìm thấy tại Huế ngày 26 tháng 2, 1968 sau khi chiếm lại Huế, đáng lẽ xứng đáng là đề tài mà giới truyền thông phải nói lên nỗi khủng khiếp của cuộc thảm sát này.. Nhưng tôi chờ đợi năm này qua năm khác không ai nhắc tới chuyện này... Thí dụ rõ rệt: Hãng Associated Press Television and Radio Association họp Đại hội năm 1998 và trưng bày những bức hình coi như vĩ đại nhất trong 150 năm qua. Và ta thấy gì: Thế chiến thứ hai được tượng trưng qua bức hình Dựng cờ tại IWO JIMA và hình binh sĩ khải hoàn chiến thắng trở về, chiến tranh Cao Ly được tượng trưng qua cánh tay lính Mỹ chết cứng đơ chĩa qua lớp tuyết dày.

Trận chiến tại Việt Nam trái lại trưng ra hình ảnh do Eddie Adams chụp năm 1968 cho thấy một sĩ quan Việt Nam bắn chết một tên khủng bố, cùng với hình em gái trần truồng chạy ra sau trận thả bom napalm năm 1972. Không một lời bình luận, không một hàng ghi chú. Khi nhìn hai bức ảnh đó người coi có cả ngàn câu phỏng đoán về nơi xuất xứ của các tấm hình. Bức hình chụp trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã nhằm chứng minh cho nhiều người rằng Hoa kỳ đang trợ giúp một chính thể coi bắn giết như một trò đùa. Người lảy cò chính là Tướng Nguyễn ngọc Loan chỉ huy trưởng Cảnh sát....

Tôi rất ngạc nhiên khi cảm thấy lương tâm dành cho chiến tranh tại Việt Nam chỉ nghiêng về một phía. Vụ thảm sát tại Huế xảy ra trước vụ Mỹ Lai hai tháng. Vậy việc thiếu sót thông tin, không tường thuật phải chăng vì lý tưởng thiên lệch...Thực vậy, khi nói tới Mỹ Lai, người ta tăng dần số nạn nhân, khi nói tới Huế người ta lại giảm số thường dân bị thủ tiêu. Hãng AP truyền đi ngày 13 tháng 3, 1998 từ Hà Nội kể lại chuyện tại Mỹ Lai em nhỏ được Thompson cứu và kết luận 504 người bị thảm sát. Đài CNN tường thuật nhân dịp kỷ niệm Mỹ Lai cho biết qua các loa phóng thanh tại địa điểm làm lễ kỷ niệm kể lại quân xâm lược Mỹ giết hại 407 nạn nhân.

Còn về vụ Huế rõ ràng các phóng viên cố tình né tránh. Ngay cả phóng viên hãng AP Peter Eng khi đi một vòng theo các vị Mỹ dùng xe đạp du lịch Việt Nam ngày 10 tháng 1, 1994 cũng kể lại lộ trình các vị này đi qua các vùng đã xảy ra kịch chiến như Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và nhất là Mỹ Lai nơi quân Mỹ giết vài trăm dân lành. Thấy chưa: họ coi Huế là chiến trường còn Mỹ Lai là nơi bị thảm sát. Họ không nhắc tới tội ác tàn sát dân lành tại Huế.

"Việc không cho viết lên hàng đầu các tin quan trọng là nguyên nhân của sự giấu giếm thảm sát ở Huế. Và đó là bài học cho những ai tin vào truyền thông đại chúng tại Hoa Kỳ," Đó là kết luận của tôi sau 40 năm theo đuổi nghiệp phóng viên, một sự nghiệp tôi theo đuổi trong đời làm việc với United Press International và The Associated Press, hai hãng thông tấn lớn nhất thế giới.

Tôi tìm được một tài liệu của tổ chức RAND liên hệ tới hoạt động của Mỹ tại Huế và tìm được một tài liệu nhặt được: cuốn sổ tay của một cán bộ cao cấp Bắc Việt hành quân trong vùng Huế. Tài liệu này cho biết đại thắng vì đã tiêu diệt được 3000 cán bộ VNCH trong đó có phó tỉnh trưởng bị sát hại. Tất cả ngụy quyền từ cấp xã tới tỉnh đều bị tan vỡ. Tài liệu này không phải do VNCH kiếm được mà do Đệ nhất Sư đoàn Không kỵ Hoa Kỳ tìm thấy ngày 12 tháng 6, 1968.

Những gì đã xảy ra tại Huế nay rõ ràng hơn sau 30 năm im hơi lặng tiếng. Cựu Phó Tổng thống Al Gore đã khẳng định một điều mà ai cũng biết từ lâu: "Thật là một lầm lẫn lớn cho những ai nghĩ rằng chiến tranh VN là sai khi cho rằng VC chỉ là những người nhà quê chiến đấu giành độc lập. Họ là công cụ của miền Bắc từ đầu đến cuối."

Và mặc dầu báo chí vẫn im hơi lặng tiếng nơi mục tin tức thì trong mục Bình luận của tờ Register-Guard of Eugene tại Oregon ngày 6 tháng 2, 1998 thấy đăng thơ của độc giả: Donald May, ông cho biết ông là cựu chiến binh của sư đoàn 101 Nhảy dù.

Để nối tiếp bài viết của AP nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tết Mậu Thân ông viết: "Bài về vụ thảm sát Huế thiếu một đoạn, tôi xin bổ túc: 'Mỹ Lai là một lỗi lầm, nhưng thảm sát tại Huế đã bị báo chí bỏ quên và người Mỹ do đó không có dịp biết đến.'"

Nếu truyền thông đại chúng Mỹ, trong đó có phát thanh, phát hình, và báo chí phản chiến biến thất bại của Việt Cộng trong trận Tết Mậu Thân ở Việt Nam thành thất bại của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở Mỹ, thì vụ Việt Cộng thảm sát hàng năm ngàn người Việt ở Huế rõ rệt là một  hành động cố ý gạt qua một bên do thiên kiến của truyền thông đại chúng Mỹ. Đó là một tội trước tóa án lương tâm của con người lương thiện và với đức nghiệp của người làm truyền thông đại chúng. Đó cũng là một kinh nghiệm mà độc giả, khán thính giả người Mỹ gốc Việt cần rút ra để có thái độ dè dặt đối với truyền thông đại chúng Mỹ. Họ không độc lập, không vô tư, không hai hay nhiều chiều như mình tưởng đâu, để đừng quá tin mà mắc, đừng quá nghe mà lầm.

Cũng vì vậy mà quần chúng thầm lặng không chấp nhận thầm lặng nữa. Đó cũng là lý do tại sao có nhiều blogs, nhiều youtubes, nhiều paltalks không chấp nhận  độc quyền truyền thông của ngành truyền thông chuyên nghiệp, truyền thống. Quần chúng nhờ khoa học, kỹ thuật tin học, đã cố gắng phá vở độc quyền không ghi trong hiến pháp, đệ tứ quyềncu"a ngành truyền thông dòng chánh, truyền thống, chuyên nghiệp có quyền ăn, quyền nói, quyền gói ý kiến khác của những người làm truyền thông Mỹ. Nếu không có những sáng kiến do khoa học kỹ thuật tin học đó, thì thế giới khó mà có những hình ảnh, tin tức về cuộc cách mạng áo cà sa bất thành ở Miến Điện. Hay những cuộc đấu tranh của người Việt, mà đất nước con người Việt không còn nằm trong đề tài, đề luận của  cho truyền thông đại chúng Mỹ. Trái lại truyền thông đại chúng Mỹ chú ý  CS Hà nội như là " chánh quyền" có ngoại giao, giao thương với Mỹ, đang phát triễn kinh tế, tăng gia 8, 9%, tránh né nói đến những cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ của người dân Việt, cũng là niềm tin và giá tri lịch sử của Mỹ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.