Hôm nay,  

Rủ Nhau Đi Bầu

29/01/200800:00:00(Xem: 4150)

Người Mỹ gốc Việt đang có một niềm vui lớn: chính bạn, những người tị nạn cộng sản, bây giờ đang nắm vận mệnh tương lai của Hoa Kỳ, vì bạn sẽ là người giúp bầu ra một vị Tổng Thống mới cho Hoa Kỳ.

Đặc biệt, nếu bạn đang sống tại California, vài ngày nữa là lúc bạn sẽ suy tính rằng ai sẽ nên được chọn làm Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ sắp tới. Bạn sắp bỏ phiếu, một cách tự do, không bị ai ép buộc gì hết. Bạn cũng có quyền ở nhà, mà không hề có loa phóng thanh đầu ngõ nào nhắc nhở, và cũng không có một ông công an khu vực nào tới mời ra bỏ phiếu cho phường đủ chỉ tiêu.

Vài ngaỳ nữa là Thứ Ba Siêu Đẳng, dịch theo chữ Super Tuesday: ngày 5 tháng 2, năm 2008, sẽ là ngày 22 tiểu bang cùng bầu cử sơ bộ và họp nhóm tuyển chọn ứng viên. Chữ primary thường được dịch là bầu cử sơ bộ; còn chữ caucus thường được dịch là họp nhóm để chọn ứng viên. Thủ tục có hơi khác, và khá rắc rối với người mới vào Mỹ hay đang ngụ cư ngoaì Hoa Kỳ.

Tiểu bang California năm nay nằm đúng ngay tâm bão. Bởi vì là chàng khổng lồ nhất Hoa Kỳ -- California hiện có 36 triệu cư dân và có nền kinh tế lớn thứ 8 so với toàn cầu -- nên sẽ là nơi cả nứớc nhìn vào.

Vì diện tích và dân số quá khổng lồ, nên vận động tại California sẽ rất là tốn kém cho các ứng cử viên, khi phải phủ sóng khắp diện tích California các quảng cáo truyền hình, truyền đơn gửi tới các hộp thư tận cửa từng nhà, gọi điện thoại thuyết phục cử tri, và nhiều nơi phải trình diễn bằng cách đi từng nhà gõ cửa xin phiếu. Đó là chưa kể tới chuyện tổ chức bầu cử: California có hơn 24,000 phòng phiếu trên khắp 156,000 dặm vuông.

Bạn sẽ nghe các ứng cử viên nói vài câu tiếng Việt. Đó là chuyện có thể hình dung được. Thí dụ, như khi John McCain tới thương xá Phước Lộc Thọ ở Quận Cam, sẽ nói vài chữ “Chào quý vị.” Hay khi bà Hillary Clinton tới Lion Plaza ở San Jose, sẽ nói vaì chữ tương tự. Các cố vấn người Việt của họ không quên màn trình diễn như thế.

Bạn ơi, đừng cười khi nói là các ứng viên cần trình diễn. Cũng còn đỡ hơn là sống với chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhiều lắm. Bạn biết rõ như thế. Nơi đây, người ta cần lá phiếu của bạn. Còn taị quê nhà, chính phủ CSVN không cần tới lá phiếu của bạn. Thấy rõ là thế. Thậm chí tới chuyện động trời như mất đất, mất đảo mà đại đa số dân Việt mình vẫn chưa biết.

Bạn là người Việt, bạn có quan tâm nhiều về tự do dân chủ quê nhà. Bạn sẽ thắc mắc rằng ứng viên naò sẵn lòng giúp cho dân chủ Việt Nam. Nhưng California cũng là nơi có đông dân Mỹ Latin, mà thường khi chúng ta quen gọi ngắn gọn là dân Mễ bất kể rằng họ tới từ Honduras, Venezuela, Brazil, vân vân...  Các nhà quan sát nói người Latino tại California sẽ chiếm từ 14% tới 20% khối cử tri đoàn và tới một phần tư cử tri đi bầu sơ bộ Dân Chủ. Nhưng nhóm dân Latin ủng hộ bà Hillary Clinton hơn Obama với tỉ lệ 2 đối với một trên toàn qúôc Hoa Kỳ. Họ sẽ quan ngại về vấn đề di dân hơn.

Nhưng chung nhất, vẫn là vấn đề kinh tế. Bản thăm dò USA Today/Gallup Poll cho thấy 39% cử tri Dân Chủ và 35% cử tri Cộng Hòa nói là kinh tế là vấn đề quan trọng nhất.

Vấn đề thứ nhì quan trọng nhất thì mỗi đảng nhìn mỗi khác: một phần tư cử tri Dân Chủ nói đó là Cuộc Chiến Iraq, và khoảng một phần tư cử tri Cộng Hòa nói đó là vấn đề di dân lậu.

Các nhân vật lớn tại California cũng chia rẽ về việc lưa. chọn. Thí dụ, Dân Biểu liên bang Hoa Kỳ Linda Sanchez ủng hộ ứng viên Obama. Nhưng bà chị ruột của bà là Dân Biểu liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez lại chính thúức ủng hộ bà Hillary Clinton.

Ngừơi ta sẽ tới năn nỉ bạn đi bầu. Hãy hãnh diện về điều đó. Và bạn hãy đi bầu với ước mơ rằng, quê nhà Việt Nam sẽ có một ngày cũng có bầu cử đa đảng như thế. Hãy ước mơ như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.