Hôm nay,  

Tăng Cường Quản Lý Truyền Thông

05/01/200800:00:00(Xem: 2879)

Nhà cầm quyền CS Hà nội mới công bố, ngoài Cục Báo chí quản lý 702 cơ quan báo chí và 15 000 người được cấp thẻ nhà báo, sẽ thành lập thêm ba cơ quan để "quản lý" truyền thông trong luồng. Bên cạnh đó còn ra lịnh buộc những cơ sở bán những sim cards của điện thoại di động phải "đăng ký lý lịch" người mua để theo dõi và kiểm soát người dùng. Bằng những biện pháp này CS Hà nội quyết ý tăng cường quản lý truyền thông, siết chặt thông tin nghị luận triệt để hơn nữa.

Ba cơ quan mới này bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2008. Không những "quản lý" báo chí, phát thanh, phát hình, mà còn quản lý các blogs, paltalks, điện đàm, email chuyển qua Internet. Thứ nhứt là blogs là những nhật ký trên mạng, những trang ý kiến cá nhân trên  Internet. Quản lý chẳng những trong nước mà vói ra ngoài nước nữa. Đó là "Cục Thông Tin Đối Ngoại", "Cục Phát Thanh Truyền Hình Và Thông Tin Điện Tử" Và "Cục An Toàn Thông Tin". Cái cục sau bên ngoài nghe chữ "an toàn" có vẻ hiền nhưng bên trong là an ninh, làm cho người ta mường tượng đến công an, bảo vệ chánh trị, theo dỏi bắt bớ, điều tra xét hỏi mà thuật ngữ CS gọi là "làm việc" nghe cũng rất "hiền" nhưng thực chất rất chi là "dữ' .

Nhưng thiết nghĩ không có gì lạ, đáng ngạc nhiên cả. Thói quen cố hữu, quán hành của người CS là kiểm soát, kiểm soát, và kiểm soát, quản lý, quản lý, và quản lý. Công tác hàng đầu, chánh yếu của bất cứ chế độ chế độ độc tài nào cũng là kiểm soát. Độc tài  CS Hà nội là độc tài triệt để, đảng trị toàn diện, theo kiểu Lê nin cộng với Mao trạch Đông nên việc "quản lý" cố nhiên phải dữ hơn. Nên rất bình thường khi nghe Ong Bộ Trưởng  Bộ Thông Tin Lê Doãn Hợp mới nhậm chức đã tuyên bố  "Báo chí sẽ có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải". Lề phải là bên Bộ Chánh Trị, Ban Văn Hóa Ban Tư Tưởng Trung Ương Đảng Cộng Sản vạch ra. Và mới đây sau hội nghị tổng kết tám năm thi hành Luật Báo Chí, vào ngày 25/12/ '07, Thứ Trưởng Đỗ Quý Doãn của Bộ Thông Tin Truyền Thông chánh thức tuyên bố thành lập thêm ba cơ quan quản lý truyền thông nói trên.

Nhưng vấn đề  đặt ra là, liệu  thói quen suy nghĩ và hành động biến thành bản chất thứ hai của con người CS, chật hẹp, củ rích như cái áo thời con nít, có thể chịu đựng nỗi trước sự lớn lên của dân tộc  và xã hội Việt Nam trong thời đại Tin Học không. Không quá lạc quan nhưng có nhiều căn cứ khá vững để thấy rằng CS Hà nội sẽ không quản lý được, CS Hà nội sẽ thất bại.

Một, nguyên tắc lấy thu bù chi của Đảng Nhà Nước CS sẽ làm lịnh thành lạc. "Báo đài" của Đảng cũng phải "cải thiện" bằng quảng cáo thương mại, tăng số báo bán là doanh thu "tự sản tự tiêu" của cơ quan.  Do đó phải cố gắng luồn lách việc kiểm soát của Đảng Nhà Nước, viết lách sao cho hấp dẫn để lôi cuốn đọc giả, khán thính giả để kiếm thêm chút cháo, mà bây giờ thời cán bộ, đảng viên thành trưởng giả học làm sang thì phải là cháo bào ngư coi mới được.

Hai, đọc giả, khán thính giả bây giờ dân trí đã khá cao rồi, lại là một nguồn "cải thiện" của báo đài qua quảng cáo, mua báo nên muốn hay không muốn cũng có ảnh hưởng đối với nội dụng bài viết và nội dung chuyên chở của báo đài. Nếu viết lạt như nước ốc, nói như con két của Đảng, báo sẽ bị chỉ trích thiếu trung thực, không sát thực tiễn cuộc sống, và bán ế, mất quảng cáo. Đảng Nhà Nước chỉ cấp kinh phí "hành chánh sự nghiệp" rất  hạn chế nên muốn "cải thiện" cho nhân viên, muốn canh tân cách điều hành và phương tiện phải nhờ vào quỹ "tự sản tự tiêu", ngoại ngân sách.

Ba, lương tâm nhà báo đối với độc giả, lương tâm người Việt đối với đồng bào khổ quá nhiều, lắm khi lương tâm vượt tính đảng, luật đảng mà Đảng Nhà Nước CS gọi là hiện tượng "vượt rào" như Báo Tuổi Trẻ hai lần và báo điện tử VNN một lần tổng biên tập bị kỷ luật Đảng cất chức. Mới đây Đảng đã đưa vào hai đảng viên tăng cường làm phụ tá Tổng Biên Tập và Bí Thư Thành Đoàn vào ban lãnh đạo báo Tuổi Trẻ.

Trước khi trở thành đảng viên, cán bộ, công nhân viên, nhà báo là người Việt xuất thân từ nhân dân mà ra. Trước nỗi khổ của dân oan bị tư bản đỏ ở thành và cường hào ác bá đỏ ở nông thôn áp bức, bóc lột;  trước cảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam bị TC xâm thực; lương tâm Việt cắn rứt, tình nghĩa đồng bào réo gọi, người viết báo tìm cách lách, tránh né chỉ đạo của Đảng. Điều đó giải thích tại sao báo chí trong nước gần đây thường xảy ra hiện tượng CS Hà nội gọi là vượt rào, chệch hướng.

Bốn, khoa học kỹ thuật tin học đã phá vỡ độc quyền truyền thông chính thống, truyền thông trong luồng, nhứt là trong các chế độ độc tài. Bây giờ người dân có hai dòng thông tin, nghị luận. CS Hà nội chí "nắm" được dòng chánh là báo đài của Đảng Nhà nước. Còn dòng phụ CS Hà nội chưa kiểm soát chặt được. Bức tường lửa của CS Hà nội nhiều người Việt trẻ trong ngoài nước vượt không khó, có khi còn vô phá những trang mạng của chánh phủ để thách thức chơi nữa. Nếu tính dân số với số người gắn Internet, thì tỷ lệ người Việt có Internet thấp. Nhưng tính số người, số lần truy cập vào Internet thì cao. Cái khó nó ló cái khôn mà. Khó xin gắn Internet, nên gắn được thì chia xẻ với nhau. Café Internet là một ngành kinh doanh khá phát triển và phát đạt, đa số chủ là cán bộ hồi hưu có thế với công an nhưng không cần trung với Đảng nữa vì đâu có lên xuống chức gì được nữa đâu. Nén bạc đâm toạc tờ giấy, lịnh kiểm soát của Đảng đối với công an văn hóa lẫn công an khu vực.

Năm, bên trong lớp trẻ Việt  theo bản chất người Việt vốn hiếu kỳ, thích tìm hiểu, giỏi mô phỏng, khó khăn  nào của sự kiểm soát của nhà cầm quyền đều  cũng ráng vượt qua. Bên ngoài hơn ba triệu người Việt hải ngoại, lớp trẻ là người giỏi computers vì ăn học tại quê hương của computers và Internet, tiếp tay cho đồng bào  và đồng trang lứa mình. Đóng vai trò trung chuyển cho giữa người Việt trong nước với nhau. Đóng vai trò truyền tin tức quốc tế về Việt Nam chính xác về nước và khuếch tán tin tức quốc nội ra hải ngoại.

Cuộc cách mạng áo cà sa ở Miến Điện vừa rồi cả thế giới biết ngay là nhờ những nhà báo dân gian, bất đắc dĩ trong nước. Chấn động đến nổi nhà cầm quyền quân phiệt phải đóng xa lộ thông tin, nội bất xuất ngoại bất nhập. Miến Điện là nước quân phiệt ít tương quan kinh tế với nước ngoài có thể đóng Internet, nhưng VNCS  nhiều tương quan kinh tế với ngoại quốc, không bao giờ dám làm như Miến Điện. Mà còn Internet là còn có thông tin vượt tường lửa, vượt kiểm soát.

Sau cùng, nền dân chủ trực tiếp trên phương diện truyền thông đang thịnh hành. Chat rooms, paltalks, blogs, youtube, v.v. và việc viết tin, lấy hình và chuyển đi bằng điện thoại di động, rẻ tiền, tiện dụng, dễ làm đã quá phổ thông. Như vụ Hoàng Sa và Trường Sa, theo lời Ô Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ trình với Thứ Trưởng Bộ Thông Tin, tất cả báo chí trong nước đành bất lực đứng nhìn khi những bài viết, hình ảnh biểu tình được các blogers đưa lên Internet và sau đó tràn ngập trên các diễn đàn quốc nội trên Internet và trên báo chí hải ngoại.

CS Hà nội biết "Internet loan tỏa rất nhanh, Blog tác động mạnh",  như lời Ô Bộ Trưởng Thông Tin nói. Và từ dó CS muốn tăng cường kiểm soát. Ong Bộ Trưởng VC nói mạnh,"việc truy nguyên những người đưa thông tin xấu lên blog không phải là vấn đề kỹ thuật quá khó khăn, vì tất cả đều phải qua các cơ sở cung cấp dịch vụ Internet." Nhưng người ta không tin  CS Hà nội có đủ tài lực và thị trường lớn để đặt điều kiện, đánh đổi  với các đại công ty cung cấp dịch vụ Internet như Yahoo, Google, Cisco  mà  TC đã làm để có có tài liệu bắt nguội một nhà báo ngoài luồng ở Hồng Kông, một tội phạm mà công ty Yahoo đang bị đưa ra tòa Mỹ xét xử.

Các biện pháp tăng cường quản lý truyền thông trong và ngoài luồn này của Đảng Nhà nước CS vẫn bị chính những người của Đảng đang phụ trách báo đài bất bình, than phiền. Trong đó có  Ông Lê Hoàng, Tổng Biên tập tờ Tuổi trẻ là tờ báo nhiều đọc giả nhứt và được đảng bộ CS Miền Nam chủ trương đổi mới coi như tiếng nói của mình. Thay lời kết luận, có lẽ dùng câu trích dẫn trên BBC "...Các nhà báo Việt Nam cũng nói rằng việc Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương và các cơ quan khác can thiệp vào cách đưa tin bài làm Việt Nam 'há miệng mắc quai', bị bên ngoài chỉ trích về tin tức trên truyền thông."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.