Hôm nay,  

Đại Sứ Hanford: VN Đã Cởi Mở Tôn Giáo

08/12/200700:00:00(Xem: 4402)

- Ủy Viên Leo: Còn Giam Cả Trăm Tù Tôn Giáo

Có nên tiếp tục để Việt Nam nằm ngoài danh sách CPC hay không" Đó là câu hỏi dùng làm nhan đề trên một bản tin đaì VOA. Bản tin naỳ ghi nhận cuộc điều trần hôm Thứ Năm ở Hạ Viện Mỹ, trong đó Đại sứ Hanford nói là CSVN đã cởi mở tôn giáo và không có lý do nào đê3 bị vào CPC, nhưng các nhân chứng như ông Kumar của Hội Ân Xá Quốc Tế và Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng nói rằng Hà Nội vẫn là hung thần đối với tôn giáo. Sau đây là bản tin ngày 7-12-2007 của đài VOA.

Tại một cuộc điều trần ở quốc hội Mỹ hôm thứ năm, các nhân chứng đã phản bác lập luận mà một giới chức chính phủ đã dùng để bênh vực cho việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Thông tín viên Dan Robinson của đài VOA từ Điện Capitol có thêm các chi tiết.

Hồi cuối năm 2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có một hành động gây bất mãn cho một số các thành viên quốc hội và những tổ chức tranh đấu cho nhân quyền. Đó là đưa tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, tức danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.

Vấn đề có nên tiếp tục để cho Việt Nam nằm ngoài CPC hay không là một vấn đề mà các giới chức hành pháp Mỹ sẽ phải quyết định và cũng là trọng tâm của cuộc điều trần ngày hôm qua ở quốc hội.

Đại sứ lưu động đặc trách tự do tôn giáo, ông John Hanford, đã đề cập tới tiến bộ đáng kể mà chính phủ Việt Nam đã đạt được trong việc giải tỏa những mối quan tâm về tự do tôn giáo. Ông nhắc tới sự kiện là một chính phủ chỉ bị ghi tên trong CPC khi nào họ thực hiện hoặc dung dưỡng những vụ vi phạm nghiêm trọng, có hệ thống, và đang tiếp diễn. Ông cho biết thêm rằng chính phủ ở Hà Nội đã có những sửa đổi về luật pháp để ngăn cấm những vụ vi phạm như cưỡng bách bỏ đạo và dành cho dân chúng những quyền hạn pháp lý rõ ràng về tự do tín ngưỡng và tự do hành đạo.

Đại sứ Hanford nói: "Những gì chúng tôi nhìn thấy đã xảy ra ở Việt Nam là một sự chuyển hướng lớn nhất mà chúng tôi từng chứng kiến về một chính phủ đương nhiệm đã thực hiện về tự do tôn giáo trong khoảng thời gian hai năm."

Ông Hanford cũng cho rằng tiến bộ mà Hà Nội đạt được một phần là phát xuất từ sự chủ động giao tiếp của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhận định của ông đã gặp sự phản bác của các nhân chứng khác.

Ông Leonard Leo, thuộc Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ, nói rằng: những vấn đề nghiêm trọng và có hệ thống vẫn tiếp tục gây u ám cho bức tranh tự do tôn giáo ở Việt Nam. Theo ông Leo, vấn đề cốt lõi là những tổ chức của Phật giáo, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và những giáo hội khác, vẫn bị chính quyền xem là một mối đe dọa cho quyền bính của mình.

Ông Leo nói: "Không có tự do tôn giáo nếu có khống chế. Điều mà Việt Nam đã làm là miễn cưỡng cho phép tự do thờ phượng nhưng lại xây một hàng rào lớn ở xung quanh để ngăn không tôn giáo phát triển và tìm cách làm thế nào để các tôn giáo hiện diện ở Việt Nam chỉ làm những việc mà chính phủ muốn họ làm."

Đại diện của Hội Ân xá Quốc tế, ông T. Kumar, cho biết rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục lợi dụng luật hình sự để sách nhiễu những tín đồ của các tôn giáo, đặc biệt là những người thuộc các sắc dân thiểu số.

Ông Kumar nói: "Tuy họ đã có những luật lệ như thế nhưng chúng tôi vẫn nhận được những báo cáo cho thấy rằng nạn cưỡng bách bỏ đạo vẫn tiếp diễn. Tại các khu vực của người Thượng, dân chúng vẫn còn gặp cảnh bị bắt bớ, bị câu lưu ngắn hạn, bị sách nhiễu và những vấn đề khác, và người dân vẫn tiếp tục bỏ trốn sang Kăm Pu Chia."

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, cũng cho biết rằng thái độ của chính phủ Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo không có thay đổi gì nhiều.

Tiến sĩ Thắng nói: "Trước khi được đưa ra khỏi CPC, Việt Nam đã đóng cửa hơn 4,000 nhà thờ Tin Lành, phần lớn là ở vùng cao nguyên trung phần và cao nguyên bắc phần. Từ khi pháp lệnh tôn giáo được ban hành cho đến nay chỉ có khoảng hai mươi mấy tổ chức tôn giáo hoặc giáo hội được hưởng lợi từ pháp lệnh đó. Trước khi Việt Nam được đưa ra khỏi CPC, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã bị cấm hoạt động và bây giờ họ vẫn tiếp tục bị cấm hoạt động. Toàn bộ hàng giáo phẩm của giáo hội này đã bị giam lỏng tại tu viện và bây giờ họ vẫn tiếp tục bị giam lỏng tại tu viện. Không có gì thay đổi cả. Và về giáo hội Công giáo thì trước đó Linh mục Nguyễn Văn Lý đã ở tù và bây giờ vị linh mục này cũng đang ở tù."

Người chủ tọa cuộc điều trần này là Dân biểu Loretta Sanchez, thuộc đảng Dân chủ. Bà đã nêu lên trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý và việc hai người Mỹ gốc Việt tranh đấu cho dân chủ bị giới hữu trách Việt Nam bắt giữ hồi gần đây.

Bà Sanchez nói thêm: "Tôi muốn chính phủ Việt Nam biết rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu để mưu tìm tự do cho các công dân của chúng tôi cũng như cho những nhân vật bất đồng chính kiến khác đang bị giam cầm ở Việt Nam."

Dân biểu Sanchez bày tỏ hy vọng là Thượng viện Mỹ sẽ nhanh chóng cứu xét Dự luật Nhân quyền Việt Nam mà Hạ viện đã thông qua hồi tháng 9. Dự luật này có một điều khoản cấm chính phủ Mỹ không được gia tăng các khoản viện trợ không thuộc diện nhân đạo cho Việt Nam trên mức của năm 2007 nếu chính quyền Hà Nội không có tiến bộ đáng kể trong việc phóng thích các tù nhân chính trị và tôn giáo và củng cố quyền tự do tôn giáo của người dân.

Bản tin trứơc đó vào ngày 6-12-2007 do phóng viên Huy Phương đài VOA đã ghi thêm một sô chi tiết như sau, trích:

“...Ông Hanford nói: "Việc chỉ định một quốc gia vào danh sách CPC là một công cụ ngoại giao quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ nhằm giúp thăng tiến tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Công cụ này không có tham vọng giải quyết những mục tiêu rộng lớn hơn. Một số tu sĩ tại Việt Nam đã bị cầm tù vì những hoạt động có liên quan đến chính trị. Họ bị giam giữ bất công và nhân quyền của họ bị vi phạm, và phía chúng tôi vẫn tiếp tục bênh vực cho họ ở cấp bực cao nhất. Nhưng các trường hợp này được coi là tù chính trị thay vì là trường hợp bị bách hại vì tôn giáo. Chính vì sự phân biệt này mà phía bộ Ngoại Giao chúng tôi đã đề nghị rút tên Việt Nam khỏi danh sách CPC."

Đặc sứ về tôn giáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết: từ năm 2005 đến nay, đã có 17 tổ chức tôn giáo thuộc nhiều phái đã được chính phủ Việt Nam công nhận. Vấn đề đăng ký của các tổ chức tôn giáo cũng được nới lỏng, ví dụ chính quyền không còn buộc phải nộp danh sách tín đồ. Ông cho biết, trong chuyến đi Việt Nam năm 2002, ông có đưa ra danh sách 45 người bị giam cầm vì lý do tôn giáo, sau đó có một số người đã được giảm án tù, trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý; và cho đến tháng 9 năm ngoái thì danh sách đó đã được trả tự do coi như toàn bộ. 

Đặc sứ Hanford xác nhận chính phủ Mỹ cũng nêu vấn đề một số quan chức địa phương đã đánh đập các tín đồ tôn giáo hoặc buộc các tín đồ này phải bỏ đạo; và phía chính phủ Việt Nam cũng có hứa sẽ có biện pháp với các quan chức địa phương đó.

Dịp này, bà Dân Biểu Sanchez cũng đặt vấn đề là tại sao Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn chưa được công nhận và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn còn bị hạn chế trong việc đào tạo các tu sĩ.

Đặc sứ Hanford xác nhận một số nhà lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn còn bị hạn chế, vì chính phủ cộng sản Việt Nam xem các vị này là những người hoạt động chính trị; trong khi các Phật tử của giáo hội này vẫn hành đạo một cách bình thường. Về trường hợp đào tạo các tu sĩ Công Giáo thì Đặc sứ Hanford cho biết trong những năm gần đây, tình hình đã khá hơn....”

Đặc biệt, bản tin đaì RFA hôm 7-12-2007 ghi nhận lời của thuyết trình viên Leonard Leo, thuộc Uỷ Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, từng đi Việt nam hồi tháng Mười vừa qua, trích như sau:

“...theo lời uỷ viên Leonard Leo, từ năm 2001 đến giờ, hàng trăm người sắc tộc Tây Nguyên còn bị giam giữ, về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không được nhìn nhận thì khoảng 12 tu sĩ đang bị giam cầm, trong đó có đại lão hoà thượng Thích Huyền Quang và hoà thượng Thích Quảng Độ, phía công giáo thì có nhiều người khác bị theo dõi hay bắt giữ ngoài linh mục Nguyễn Văn Lý đang ở tù.

Bên cạnh đó, uỷ viên Leonard Leo còn cho biết hàng chục tín đồ và chức sắc hai tôn giáo lớn ở miền Tây như Cao Đài và Hoà Hảo còn bị giam cầm. Ông nhấn mạnh chuyến đi Việt Nam vừa qua cho ông thấy rõ Việt Nam cần phải cải thiện và mở rộng chính sách tôn giáo để người dân được tự do hơn trong lãnh vực này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.