Hôm nay,  

Xin Cám Ơn Ông Bà Mendez

12/11/200700:00:00(Xem: 3263)

Tại thành phố Westminster lúc 10 giờ ngày Thứ năm 15 tháng 11, năm 2007 sẽ có một buổi lễ tại Rose Center Theater, 14140 đường All American Way, Westminster CA 92683, đáng cho người Mỹ gốc Việt chú ý vì mới nhập cư vào đất Mỹ 32 năm mà được hưởng nhiều quyền lợi giáo dục Mỹ nhờ công khó khổ đấu tranh của các sắc tộc bạn. Đó là lễ tưởng niệm và phát hành tem thơ vinh danh Ông Bà Gonzalo và Felicitas Mendez là người cách đây 60 năm đã khai sơn phá thạch chống lại định chế giáo dục "riêng biệt nhưng bình đẳng" (separate but equal) giả đạo đức của Mỹ để người Mỹ gốc các sắc tộc khác được hưởng đồng đều  tiện ích giáo dục như người Mỹ Trắng.

Nói đến cuộc tranh đấu chống lại định chế giáo dục "riêng biệt nhưng bình đẳng", người ta thường nhớ đến vụ án Brown kiện học khu Topeka ở Kansas. Vì qua vụ kiện này, Tối Cao Pháp Viện Mỹ vào năm 1954 phán quyết hủy bỏ định chế giáo dục "riêng biệt nhưng bình đẳng" trên toàn nước Mỹ đối với mọi sắc dân. Đó là một định chế bắt nguồn từ năm 1896 cho phép thi hành chánh sách "giáo dục riêng biệt nhưng bình đẳng" giữa hai sắc tộc Mỹ Trắng và Mỹ Đen. Tức là trẻ em Mỹ Trắng học riêng trường dành cho  người Mỹ Trắng, và trẻ em Mỹ Đen  phải học trường dành cho người Mỹ Đen; trẻ em sắc tộc khác [thuộc khối thiểu số] không được học ở trường của người Mỹ Trắng dù nhà gần hơn, tiện lợi hơn. Một chánh sách giáo dục phân biệt chủng tộc đã biến trẻ em dân da màu thành công dân hạng hai.

Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện liên bang hủy bỏ định chế lạc hậu và giả đạo đức đó là một khúc quanh lịch sử  giáo dục Mỹ, thể hiện tinh lý của Hiến Pháp Mỹ, rằng con người sanh ra bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc, nam hay nữ. Phán quyết đó  cũng dẫn đến phong trào tôn trọng dân quyền đích thực trên thực tế cũng như trên pháp lý sau này.

 Nhưng trước vụ kiện của Mục sư Brown ở Kansas  đưa đến phán quyết của Tôi Cao Pháp viện Liên bang vào năm 1954 nói trên, thì tại một thị trấn nông nghiệp Westminster miền Nam thành phố Los Angeles đã có một vụ kiện của hai Ông Bà Gonzalo và Felicitas Mendez vào năm 1943 chống lại 4 học khu Westminster, Santa Ana, Garden Grove, và El Modena. Vụ kiện này mới là vụ kiện đầu, ở  phương diện nào đó,  tạo tiền lệ để Tối Cao Pháp Viện Mỹ sau này qua vụ kiện Brown chống  học khu Topeka ở Kansas, phán quyết dứt điểm, có giá trị cưỡng hành trên toàn nước Mỹ: hủy bỏ  định chế giáo dục "riêng biệt nhưng bình đẳng."

Ông Bà Gonzalo và Felicitas Mendez là hai người nhập cư như bao nhiêu người nhập cư khác mơ giấc mơ Mỹ. Ông sanh ở Mexico; Bà, ở Puerto Rico. Nhưng hai người  gặp nhau và lập gia đình ở California. Nhưng gia đình Ông bị xúc phạm khi năm 1943, trường tiểu học Westminster từ chối không cho con Ông Bà vào học. Thời đó định chế giáo dục "riêng biệt nhưng bình đẳng" đang thịnh hành. Ở Cali cũng như ở vùng Tây Nam nước Mỹ, trẻ em hậu duệ của người Mễ phải đi học tại các trường chỉ định là "Mexican Schools" với tiện nghi thấp  kém hơn ở các trường dành cho trẻ em người Mỹ Trắng. Chẳng những kỳ thị ở  nhà trường mà còn kỳ thị ở nơi công cộng khác nữa. Ở rạp hát, người Mễ  phải ngồi riêng trên balcons; tại hồ bơi công cộng người Mễ chỉ được vào những ngày ấn định gọi là  "Mexican days".

 Bà khiếu nại quyết định của trường tiểu học Westminster thì nhà trường cho con Ông "nhập học đặc biệt".  Nhưng hai Ong Bà không phải tranh đấu cho quyền lợi riêng của con  mình thôi. Hai Ông Bà và một số phụ huynh học sinh gốc Hispanics, nhơn danh 5,000 học sinh, vào ngày 2 tháng 3, đứng đơn kiện 4 học khu trong vùng Nam Cali. Vụ kiện gọi là vụ Mendez chống Westminster bắt đầu từ đó.

Bên nguyên do luật sư David Macus đại diện, tấn công  mạnh định chế giáo dục riêng biệt  đang thịnh hành này. Ông cho đó là một định chế làm cho trẻ em cảm thấy hạ cấp và cản trở trẻ em Mỹ hòa nhập vào dòng văn hóa Mỹ. Ông dẫn chứng, biện minh. Ong yêu cầu tòa cho nhiều nhân chứng nạn nhân của định chế ấy điều trần hữu thệ trước tòa, để đi đến kết luận định chế đó là vi hiến. Ngày 14 tháng 4 năm 1947, trước tòa án liên bang ở San Francisco, Chánh án Paul J McCormick, tuyên phán. Rằng dù có cung ứng bài vở, tiện nghi như nhau cho trường riêng biệt, việc đó cũng không đem lại cho học sinh sự bảo vệ bình đảng của pháp luật, và công bằng xã hội là yêu cầu tối thượng của trường học Mỹ. Bên Học khu kháng án. Tòa kháng án xác nhận phán quyết ngày 14 tháng 4, rằng không được căn cứ  nguồn gốc của học sinh  để phân biệt trường sở.

Phán quyết này làm tăng động lực giải trừ kỳ thị trong nhiều lãnh vực. Thống đốc tiểu bang Cali lúc bấy giờ là Ô. Earl Warren vào ngày 14 tháng 6 năm 1947, hủy bỏ qui chế kỳ thị giáo dục cho  các sắc dân Á châu và người Ấn độ. Sau đó Ông được chỉ định làm Thẩm phán Tối cao Pháp viện liên bang Mỹ.

Vụ án Mendez ở một mức độ nào đó đã tạo ảnh hưởng  toàn quốc và lơi cho mọi sắc tộc trong xã hội đa chủng tộc và đa văn hóa Mỹ. Năm 1954,  Ông Warren trở thành Chủ tịch Tối cao pháp viên, đã phán quyết bãi bỏ định chế giáo dục "riêng biệt nhưng bình đẳng", có giá trị cưỡng hành trên toàn nước Mỹ, đối với mọi sắc dân nhơn vụ Brown chống  học khu Topeka.

 Những lý luận trong vụ án Mendez chống Westminster thường được các hội đoàn các sắc tộc thiểu số sử dụng khi đòi hỏi đối xử đồng đều, kể cả trong vụ án Brown. Trong cuộc triển lãm kỷ niệm 50 năm vụ kiện Brown, Viện Bảo tàng Smithsonian, gian trưng bày Lịch sử Mỹ, có trưng bày về  những tài liệu lịch sử về vụ Mendel. Tòa Bạch Ốc năm 2004 tổ chức gia đình Mendez vì đã góp phần quan trọng trong dòng lịch sử dân quyền Mỹ.

 Sau cùng, hiện thời con em người Mỹ gốc Việt được đi học chung trường, chung lớp với học sinh người Mỹ, Mễ, Hoa, Nhựt, Phi ở các trường học Westminster nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung. Tỷ lệ lớp trẻ người Mỹ gốc Việt tốt nghiệp đại học bốn năm cao. Westminster trở thành thành phố  nằm  trong lòng Little Saigon mà người Mỹ gốc Việt khắp nước Mỹ nói riêng và người Việt hải ngoại trên thế giới nói chung, thân thương gọi là thủ đô tinh thần của mình. Ăn trái nhớ kẻ trông cây, uống nước nhớ người đào giếng là đạo ở đời của sắc dân Việt. Người Mỹ gốc Việt vô cùng cám ơn Ông Bà Gonzalo và Felicitas Mendez đã khó khổ đấu tranh cho quyền lợi  bình đẳng giáo dục của người nhập cư da màu và thiểu số ở Mỹ. Và cá nhân người viết bài này nay đã thất thập cỗ lai hi cũng xin cám ơn người bạn trẻ, nghị viên Tạ đức Trí của Thành phố Westminster, đã điện thoại mời và nhắc nhở cũng như đã cung ứng tài liệu cho bài này để cùng chia xẻ với  đồng bào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.