Hôm nay,  

Phật Giáo Xuống Đường

27/09/200700:00:00(Xem: 4897)

Hơn 100,000 người đã biểu tình dưới sự lãnh đạo của khoảng 20,000 sư sãi, phản đối chế độ độc tài quân phiệt của Miến Điện ở thủ đô Rangoon, một chuyện chưa từng có từ 20 năm qua. Phật giáo đã xuống đường, vì sao có chuyện lạ này" Nguyên nhân vì một vị nữ bồ tát đã dâng hương chắp tay niệm Phật trước đám người cùng khổ biểu tình ôn hòa, nói lên tiếng nói chống đối của họ. Chuyện có vẻ như một huyền thoại tín ngưỡng thời xưa nhưng lại đúng sự thật theo tin tức mới nhất của thời sự ngày nay. Vị "nữ bồ tát" có tên quen thuộc với chúng ta: bà Aung San Suu Ky, ái nữ của Aung San vốn là một nhà ái quốc tranh đấu từ thời thuộc địa, nay được người dân thờ phượng như vị tổ phụ của nền độc lập Miến Điện.

Bà Suu Ky, 62 tuổi, là lãnh tụ của đảng Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc. Năm 1990, đảng này đã thắng cử với một số phiếu áp đảo, nhưng bọn độc tài quân phiệt cướp chính quyền từ năm 1962, đã ngăn cản không cho bà Suu Ky lên cầm quyền và bắt giam bà. Năm 1991, bà được giải thưởng hòa bình Nobel. Tính chung trong 18 năm có đến 11 năm bà đã ra tù vào khám nhiều lần. Từ năm 2003, bà bị giam lỏng liên tục tại gia cho đến nay. Bọn độc tài cầm quyền đã giữ nguyên chế độ thủ cựu hà khắc của họ, không chút thay đổi hơn 40 năm qua, kinh tế ngày càng xuống dốc, dân chúng lầm than đói khổ, nên đã từng có nhiều cuộc biểu tình phản đối trên quy mô nhỏ.

Sự bùng nổ bắt đầu từ thứ bẩy tuần trước, trong đám biểu tình đông đảo bỗng có 500 người kể cả một số vị sư mặc áo cà sa mầu nâu tách rời khỏi đám đông để vượt qua hàng rào kẽm gai diễn hành qua căn nhà bà Suu Ky bị giam lỏng. Đột nhiên cửa mở, bà Suu Ky bước ra đứng trên thêm nhà chắp tay niệm Phật. Người biểu tình dừng lại hoan hô. Bọn Công an nhẩy đến dùng vũ lực xua đuổi, nhưng đã muộn. Cái được coi như một phép mầu đã xẩy ra.Qua ngày thứ hai, ở các thành phố khác dân chúng và sư sãi đã nổi lên biểu tình như ở thủ đô, bất chấp sự xua đuổi và canh phòng nghiêm ngặt của quân đội và cảnh sát. Ngày thứ ba tuần này có 100,000 người cùng sư sãi biểu tình ở Rangoon. Đến thứ tư, tức ngày thứ 8 của đợt biểu tình lớn lần này, từ sáng sớm đã có hàng chục ngàn người tụ tập tại ngôi chùa lớn nhất ở Rangoon là Chùa Shwedagon, cùng lúc đã có khoảng 700 người tụ tập sẵn sàng tại Mandalay, thành phố lớn thứ nhì của Miến.

Lúc đó chỉ thấy Công an chìm nổi ở khắp nơi, không có quân đội chính quyền. Nhưng khi những người tụ tập tại chùa Shwedagon hô lớn khẩu hiệu đòi "Dân Chủ, Dân Chủ", các quân xa chở quân lính vũ trang đầy mình từ bên ngoài ập đến, ra lệnh không ai được ra khỏi khuôn viên nhà chùa. Hình ảnh này làm người ta e ngại vì nhớ đến một kỷ niệm xa xưa. Năm 1988, trong lúc thời cuộc còn nhá nhem với cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới, bọn độc tài quân phiệt cực tả đã ra tay tàn sát đẫm máu những người biểu tình tụ tập xung quanh ngôi chùa này, kết quả 3,000 người bị giết chết.

Lần này còn quá sớm để nhìn rõ xem sự đàn áp sẽ đến mức độ nào. Liệu dân biểu tình có sợ không" Khi đoàn sư sãi đi kéo dài trên đường qua mấy khu phố đến tận cửa Shwedagon, ngôi chùa Phật giáo thiêng liêng nhất của vùng Đông Nam Á và cũng là trái tim biểu tượng cho phong trào chống đối, một người nói: "Dân chúng không sợ". Và như một cử chỉ thách thức, một số người cầm cờ lớn vẫy vẫy, cây cờ có hình con công chiến đấu đỏ thẫm, biểu tượng của phong trào sinh viên cầm đầu cuộc nổi dậy năm 1988. Dù vậy một ngày trước đó, dự liệu cuộc đàn áp tàn bạo có thể xẩy ra, các giới chức Âu-Mỹ, cộng đồng thế giới kể cả các lãnh tụ tôn giáo như Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám mục Nam Phi Desmond Tutu, đều gia tăng kêu gọi bọn độc tài quân phiệt nên tránh ra tay tàn bạo đối với những người biểu tình ôn hòa. Mỹ cảnh cáo sẽ trừng phạt kinh tế bọn quân phiệt trong khi chúng đang để dân chết đói.

Ngày thứ tư tuần này chính quyền quân phiệt ra lệnh giới nghiêm ban đêm và cấm tụ tập đông hơn 5 người. Cũng có tin cho biết bà Suu Ky đã bị chuyển đi giam tại một nhà tù kiên cố. Bất chấp lệnh cấm, các nhà sư mặc áo cà sa và những thanh niên tranh đấu vẫn kéo nhau đi biểu tình trên khắp thành phố Rangoon. Như đã dự liệu, quân đội và lính an ninh đã đàn áp. Tin sơ khởi cho biết 5 người biểu tình bị bắn chết, nhiều người bị thương, 300 người bị bắt. Tình hình rất căng thẳng. Tại LHQ, Hội Đồng Bảo An sẽ mở ngay một phiên họp để thảo luận về tình hình Miến Điện.

Trong tình hình sôi động ở Miến Điện tôi muốn ghi nhận một nét đặc biệt về kỹ thuật truyền thông hiện đại. Đó là những ảnh chụp và phim video về cuộc biểu tình lớn có đông các tăng ni Miến tham dự đã được truyền ra bên ngoài rất mau lẹ và xuất hiện trên đài CNN gần như ngay tức khắc. Công an và An ninh Miến Điện đã cấm các ký giả ngoại quốc và trong nước đem máy chụp hình hay quay phim đến gần các vụ biểu tình. Chế độ độc tài Miến cũng kiểm soát rất kỹ mạng lưới Internet. Vậy tại sao các hình ảnh vẫn lọt ra ngoài" Đài CNN cho biết đó là nhờ những khách du lịch nước ngoài dùng phôn tay cầm có gắn ống kính camera đã lén quay phim và đã bấm nút phôn truyền ngay hình ảnh về đài CNN. Rút cuộc người du lịch bình thường đã trở thành người phóng viên tại chỗ. Chế độ quân phiệt Miến Điện đã bất lực trước tiến bộ kỹ thuật của truyền thông.

Với những sự kiện đó, tôi nghĩ cuộc đấu tranh hiện nay của các tu sĩ Phật giáo và dân chúng Miến Điện, dù gay go đến đâu vẫn có thể thành công. Hình ảnh rõ nét đã cho thấy khi đức tin tôn giáo tiến bước song song với khoa học kỹ thuật, đó sẽ là ngày tàn của các chế độ độc tài, độc đoán, duy ý chí trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.