Hôm nay,  

Tại Sao Người Việt Cần Có Tiếng Nói Trong Quốc Hội?

10/09/200700:00:00(Xem: 2200)

LGT: Ba triệu người Việt hải ngoại là một động lực quan trọng không những đóng góp trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục... đối với quốc gia sở tại, mà còn góp phần lớn lao đối với cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ tại quê nhà. Hiểu rõ được tầm quan trọng này, trong suốt nhiều năm qua, nhiều nhà lãnh đạo, nhiều vị thức giả trong cộng đồng, đã ưu tư tìm kiếm những biện pháp, đường lối để khuyến khích và hậu thuẫn những người Việt có tài, có tâm huyết, và đặc biệt có lập trường quốc cộng minh bạch, dấn thân làm chính trị, để phụng sự quyền lợi và những ưu tư chính đáng của cộng đồng người Việt tại quốc hội liên bang, tiểu bang, cũng như hội đồng thành phố địa phương. Bài viết sau đây của LS Nguyễn Văn Thân sẽ cho quý độc giả thấy được những thao thức, ưu tư chân thành của ông, cùng những gợi ý, những đề nghị nhằm tạo cho người Việt tại Úc có được tiếng nói đại diện trong các cơ cấu quyền lực dân cử trong một tương lai không xa. Sàigòn Times chân thành cảm ơn LS Nguyễn Văn Thân, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả nguyên văn bài viết của ông.

*

Trải qua 30 định cư và hội nhập, người Việt hải ngoại đã đạt được nhiều thành công về mọi mặt. Về kinh tế, đa số người Việt có một cuộc sống tương đối khá sung túc. Người Việt có tỷ lệ mua và làm chủ nhà cửa khá cao so với các cộng đồng sắc tộc khác. Chúng ta có nhiều chuyên gia, nhiều bác sĩ, kỹ sư, luật sư hành nghề tại các nơi có đông người Việt cư ngụ. Về giáo dục, chúng ta có nhiều học sinh Việt nam đạt được điểm thi xuất sắc trong các kỳ thi tú tài HSC. Cộng đồng chúng ta tự hào có những người được nước Úc tuyên dương và trao giải Order of Australia như LS Lưu Tường Quang (AO), Nguyên Tổng Giám đốc Đài Phát Thanh SBS, BS Nguyễn Mạnh Tiến (OAM), Chủ tịch CDDNVTDUC, ông Nguyễn Văn Thuất (OAM), cựu chủ tịch Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam ở hải ngoại... Chúng ta có anh Đỗ Khoa được chọn là người trẻ Úc năm 2005 và cô Nguyễn Hương Thảo được đề cử là người trẻ Đại diện nước Úc tại Liên Hiệp Quốc năm 2004.
Bên cạnh những thành quả đó vẫn còn thiếu vắng những gương mặt người Việt trên màn ảnh truyền hình chính mạch. Trong năm 2005, hình ảnh Nguyễn Tường Vân, một thanh niên trẻ người Úc gốc Việt bị xử tử về tôi buôn lậu ma túy được phổ biến tràn ngập trên các cơ quan truyền thông của Úc và của cả thế giới. Nhiều người Úc liên tưởng tới Nguyễn Tường Vân khi nghĩ tới giới trẻ người Úc gốc Việt, chớ họ không nhắc nhở gì tới Đỗ Khoa hoặc là Hương Thảo. Cộng đồng chúng ta cũng có rất nhiều nhân tài làm việc cho các cơ quan bộ sở nhưng rất ít người được đề cử vào các vai trò lãnh đạo quan trọng. Chúng ta phải nhìn nhận rằng vị trí kinh tế và xã hội gắn liền với thế đứng chính trị.
Ở các quốc gia tự do dân chủ như tại Úc Đại Lợi, các chính trị gia, các dân biểu là tiếng nói của người dân và cử tri. Không có ai hiểu rõ và nói lên được tiếng nói của mình bằng chính bản thân mình. Nếu như người Việt không có hiện diện trong Quốc Hội thì có nghĩa là chúng ta không có tiếng nói. Các cộng đồng người Do Thái, người Ý, Hy lạp, cộng đồng người Hoa và gần đây người Á rập đã nhận thức được điều này và đã đi hơn chúng ta một bước rất xa. Ông Morris Iemma Thủ hiến NSW là người gốc Ý. Ông Steve Bracks, Nguyên Thủ hiến Victoria là người gốc Li băng. Trong Quốc Hội Liên bang có Bà Thượng Nghị Sĩ Penny Wong người gốc Hoa.... Nếu người Việt cứ tiếp tục thờ ơ đứng bên lề chính trường thì chúng ta sẽ không bao giờ theo đuổi kịp họ.
Vì không hiện diện trong Quốc Hội nên Cộng đồng chúng ta bắt buộc phải tranh đấu một cách thụ động. Mỗi khi có chuyện cần chúng ta thường tìm cách liên lạc và nhờ sự giúp đỡ của một số Dân biểu tại các nơi có đông người Việt cư ngụ. Những công tác này tốn nhiều thời gian và rất khó khăn. Đại diện Cộng đồng phải vất vả lắm mới gặp được Bộ Trưởng Ngoại Giao Alexander Downer và các vị Tổng Trưởng Di trú để bàn thảo về chính sách ngoại giao của Úc đối với Việt Nam và các vấn đề liên quan tới người Việt tỵ nạn còn bị kẹt lại tại Phi Luật Tân. Cộng đồng chúng ta đã phải nhiều lần tổ chức biểu tình thí dụ như để phản đối Hội Đồng Thành Phố Bankstown và yêu cầu họ ngưng cho mướn hội trường để các đoàn văn công Cộng sản trình diễn và tuyên truyền. Chúng ta càng tổ chức nhiều cuộc biểu tình thì tốn kém càng nhiều mà còn có thể tạo ra một ấn tượng tiêu cực về Cộng đồng người Việt. Với gần 20 ngàn cử tri người Việt sinh sống quanh vùng Fairfield, chúng ta đáng lẽ phải có ít nhất 3 hoặc 4 Nghị viên gốc người Việt đại diện Cộng đồng trong Hội Đồng Thành Phố Fairfield và biểu quyết cho phép Cộng đồng treo Cờ Vàng tại CabraVale Park như là một chuyện đương nhiên. Nhưng trên thực tế, chúng ta đã và đang phải tranh đấu rất là vất vả với Hội Đồng Thành Phố Fairfield vì thái độ bất nhất của họ dưới áp lực của Bộ Ngoại Giao và Tòa Đại Sứ CSVN. Tóm lại, vắng mặt trong Quốc hội có nghĩa là chúng ta không thể nào nắm được thế chủ động để tranh đấu cho quyền lợi của người Việt trong xã hội đa văn hóa Úc và trong công cuộc vận động cho một nước Việt nam tự do và dân chủ đích thực.

Tại Sao Người Việt Chưa Có Tiếng Nói Trong Quốc Hội"

Có hai lý do chính người Việt chưa có tiếng nói trong Quốc hội. Thứ nhất, Cộng Đồng người Việt vẫn còn non trẻ so với các cộng đồng sắc tộc khác. Chúng ta định cư và hội nhập chỉ mới 30 năm, trong khi các cộng đồng người Ý và người Hy lạp đã định cư tại Úc từ sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Thế hệ thứ nhất của người Việt tỵ nạn phải lo tạo dựng cuộc sống kinh tế, với những trở ngại về ngôn ngữ và phải đối đầu với nhiều khó khăn của những ngày tháng ban đầu trong quá trình định cư và hội nhập. Ưu tiên trước mắt của họ là lo cho con cái có cơ hội và điều kiện ăn học thành tài. Ra làm chính trị để phục vụ xã hội và phục vụ cộng đồng được xem như là một chuyện xa vời.


Thêm nữa, người Việt vẫn có cái nhìn tiêu cực về chính trị: chính trị là thủ đoạn, là gian manh, lừa lọc. Người làm chính trị thường phải chịu nhiều tiếng thị phi, chịu tổn thương đến danh tiếng cá nhân và mang họa cho gia đình. Vụ án Nghị viên Ngô Cảnh Phương bị xử tù chung thân vì tội mưu sát cố Dân Biểu John Newman xác định lại những cái gì tiêu cực và xấu xa nhất của những người làm chính trị.
Vì thế, các Ban Chấp Hành và Hội Đoàn Đoàn Thể lãnh đạo Cộng đồng đặc biệt là các cơ quan truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực tạo thế đứng chính trị cho Cộng đồng người Việt. 32 năm đã đủ là một thời gian dài để người Việt hội nhập vào sinh hoạt chính trị dòng chính. Chúng ta phải nói lên tiếng nói của chính mình thay vì phải dựa vào người khác. Thế hệ thứ hai đã trưởng thành và quen thuộc với các cuộc tranh luận chính trị. Ngôn ngữ không còn là một chướng ngại vật. Chúng ta không thể mãi sống bên lề cuộc đời, phó thác hết tất cả mọi quyết định quan trọng liên hệ tới tương lai của mình và của con cháu mình cho người khác. Các chính Đảng đã và đang có kế hoạch thu nhập các thành viên sắc tộc để lấy phiếu. Nếu chúng ta chần chừ, các chính trị gia người gốc Hoa, gốc Miên hoặc Lào sẽ được nâng đỡ và cho ghế trở thành nghị viên hoặc dân biểu. Họ sẽ trở thành những lá phiếu sắc tộc của các chính Đảng đại diện cho tất cả người Á đông trong đó có cả người Việt.  
Người Việt chúng ta cần phải thay đổi cái nhìn về chính trị. Đa số người Úc dấn thân vào chính trường với tấm lòng phục vụ chớ không phải vì quyền lợi riêng tư. Nước Úc có một đời sống tương đối tốt đẹp, một nền kinh tế phồn thịnh và một xã hội công bằng, bác ái là do những người làm chính trị có tấm lòng tốt. Nếu những người tốt không làm chính trị thì một thiểu số tiểu nhân sẽ có cơ hội thao túng, đưa cả quốc gia và dân tộc vào ngõ tối như tình trạng đang xảy ra tại VN.

Vai trò của các Ban Chấp Hành và của các Cơ Quan Truyền Thông

Bất cứ cá nhân nào cũng có thể gia nhập Đảng và tham gia chính trường. Tuy nhiên nếu họ chỉ tham gia với tư cách cá nhân không có sự hậu thuẫn của cộng đồng thì ảnh hưởng của họ cũng rất giới hạn. Họ sẽ chỉ là một Đảng viên giống như bao nhiêu Đảng viên khác. Một số người có khả năng có thể vươn lên trở thành Dân biểu hoặc nắm giữ các vai trò quan trọng trong Đảng. Tuy nhiên, họ không nhất thiết phải phản ảnh nguyện vọng của Cộng đồng vì họ không mang nợ nần hoặc có ràng buộc gì với Cộng đồng. Không những thế, nếu họ trở mặt với Cộng đồng thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại. Các chính Đảng cứ ngỡ họ đại diện cho Cộng đồng người Việt chớ đâu biết được là họ đã phản bội lại lý tưởng và lập trường của người Việt tỵ nạn.
Vì thế, các Ban Chấp Hành và các Đoàn thể lãnh đạo Cộng đồng cần chủ động có kế hoạch ‘ddưa người’ của mình vào chính trường. Chúng ta cần phải hỗ trợ và nuôi dưỡng các chính trị gia gốc Việt có tinh thần và lập trường chống độc tài cộng sản rõ rệt. Chúng ta không thụ động thờ ơ chờ họ thành đạt rồi mới tìm tới nhờ vả. BCH và các cơ quan truyền thông cần tích cực khuyến khích và hỗ trợ các thành viên cộng đồng nhất là các bạn trẻ có ý thích tham gia sinh hoạt chính trị mạnh dạn tiến tới gia nhập các chính Đảng. BCHCDD là gạch nối giữa các chính trị gia người Úc gốc Việt và các chính Đảng: giới thiệu các thành viên muốn gia nhập Đảng tới các nhân vật quan trọng trong hai Đảng lớn: Đảng Lao Động và Đảng Tự Do; thành lập các chi bộ đặc biệt (special branch) cho các chính Đảng nơi có đông cử tri người Việt cư ngụ; tổ chức các buổi gây quỹ cho các chính Đảng; sắp đặt người vận động phát phiếu tại các địa điểm bầu cử, vận động cử tri gốc Việt bỏ phiếu cho ứng cử viên mà Cộng đồng đã đề cử và giới thiệu v.v... Những việc làm này sẽ góp tăng uy tín và thế đứng chính trị của Cộng đồng người Việt với các chính Đảng. Mặt khác, nó cũng giúp tạo sự liên hệ chặt chẽ giữa Cộng đồng và các Nghị sĩ Dân biểu được đắc cử, và như vậy chúng ta hy vọng là họ sẽ hiểu rõ và thể hiện được tiếng nói của cử tri người Việt. Theo kế hoạch này, chúng ta có thể hy vọng là sẽ có được một số Nghị viên đại diện Cộng đồng tại các Hội Đồng Thành Phố trong vòng 3 năm, sẽ có Đại diện trong Thượng Viện Quốc Hội tiểu bang trong khoảng 7 năm và Đại diện trong Thượng Viện Quốc Hội Liên bang trong vòng 10 năm. 

Kết luận

Sinh sống trong một xã hội tự do dân chủ và đa văn hóa, người Việt phải tự tranh thủ quyền lợi cho chính mình chớ không thể mãi dựa vào người bản xứ. Chúng ta phải cạnh tranh với các cộng đồng sắc tộc khác cho quyền lợi của chính mình. Tiếng nói trong chính trường Quốc hội không chỉ quan trọng trong đời sống hàng ngày mà còn rất cần thiết trong công cuộc tranh đấu cho một nước Việt nam tự do và dân chủ. Thế giới ngày càng nhỏ hẹp. Trong tháng 9 này, Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu – Thái Bình Dương diễn ra tại Sydney với sự tham dự của các vị lãnh đạo 21 nền kinh tế trong vùng Á Châu – Thái Bình Dương. Trước đây, Úc đã được mời tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Mã lai vào tháng 12 năm 2005 sau khi đồng ý chấp thuận Hiệp Ước Bất Tương Xâm với Hiệp Hội Quốc Gia Đông Nam Á. Trong tương lai, Úc sẽ trở thành một thành viên có ảnh hưởng lớn trong khối ASEAN. Hàng năm, Úc viện trợ một số tiền đáng kể cho các nước Đông Nam Á, đặc biệt là cho Nam Dương và cho Việt Nam. Người Việt cần hiện diện trong Quốc Hội nếu như chúng ta muốn chủ động ảnh hưởng tình hình chiến lược và chính trị tại Đông Nam Á nói chung và tại Việt nam nói riêng. Sau này một khi Việt nam thay đổi không còn độc tài cộng sản, chúng ta càng phải cần có nhiều đồng minh trong Quốc hội Úc mới có thể giúp được Việt nam kiến thiết và xây dựng đất nước hầu để có đủ hành trang chạy đua với các nước láng giềng trong một cuộc cạnh tranh kinh tế khốc liệt tại Đông Nam Á trong thế kỷ 21 này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai tháng nữa mới tới Tết nguyên đán Canh Tý (2020) nhưng hàng hóa “ăn Tết, chơi Tết” nhập cảng đã rộn rịp xuất hiện trên thị trường, trong đó hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn
Chùa Hang, còn gọi là Phước Điền tự, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam (cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km), xưa nay vẫn được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến vùng Châu Đốc, theo PetroTimes.vn.
Vụ thu hoạch ốc hương năm nay, người nuôi ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) mừng vì sản lượng cao, thế nhưng giá lại thấp hơn năm trước, thời gian nuôi lại kéo dài nên lãi không là bao, theo Tin24H.
Westminster (Bình Sa)- - Đài Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu, do Hòa Thượng Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chơn Không tại Hawaii và Tu Viện An Lạc tại Ventura, California, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ sáng lập.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., Ste. 222. Thành phố Westminster, CA 92683 vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019, một buổi ra mắt tác phẩm “Người Lính Và Quê Hương” của nhà văn Nhã Giang Thu Tâm đến từ San Jose.
Thành phố Garden Grove xin giới thiệu đến cộng đồng chương trình ‘Black Friday Goes BiGG" nhân dịp những ngày lễ cuối năm sắp đến.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lấy phương châm “hòa bình, tự vệ” chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 “không”, đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:
Vân Đồn chỉ là một địa danh nhỏ bé nằm trong vịnh Bái Tử Long, ấy vậy mà xưa nay sử sách nhắc đến còn nhiều hơn cả những vùng rộng lớn trong đất liền, bởi vì nó là một nơi hết sức trọng yếu trong việc giữ gìn lãnh thổ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.