Hôm nay,  

Bài Học Katrina: Cần Sẵn Sàng Trước Nguy Cơ Vỡ Đê Sông Hồng

17/09/200500:00:00(Xem: 5078)

- “Thời tiết trên thế giới đang thay đổi một cách căn bản, lũ lụt hình như càng năm càng tăng cường độ, và tình trạng đê điều bảo vệ thành phố Hà Nội nếu hôm nay còn vững chắc, chắc gì ngày mai còn đứng vững. Đừng để cho vụ Katrina xẩy ra đối với Hà Nội. Thành phố New Orleans chỉ có nửa triệu dân, Hà Nội có đến hơn 4 triệu dân. Và Việt Nam không phải là một nước có nhiều phương tiện cứu trợ như Hoa Kỳ. Cần tăng cường hệ thống đê điều bảo vệ Hà Nội bằng mọi giá trước thiên tai có thể giáng xuống bất cứ lúc nào.” Đó là điều Việt Nam cần lo từ bài học Katrina., được trình bầy trong bài viết “Từ New Orleans đến Hà Nội” của tác giả Trần Bình Nam:
. . .
Hoa Kỳ vừa trải qua một cơn kinh hoàng khi trận bão Katrina gây ra nạn lụt tràn ngập thành phố New Orleans vào những ngày cuối cùng của tháng 8 năm 2005. Chiều ngày 15 tháng 9 tổng thống Bush đứng giữa thành phố New Orleans một phần còn ngập nước đọc diễn văn trấn tĩnh quốc dân. Ông nhìn nhận chính phủ các cấp từ thành phố, liên bang đến tiểu bang đã bị tràn ngập bởi thiên tai giáng xuống quá bất ngờ và ghi nhận rằng bốn năm sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 quốc dân có quyền chờ đợi một sự đáp ứng nhanh chóng hơn của chính quyền trước thiên tai. Tổng thống nhận trách nhiệm và hứa sẽ làm những gì cần thiết để xây dựng lại thành phố New Orleans và định cư những kẻ mất nhà mất cửa. Ông ra lệnh cho tất cả các tiểu bang và các thành phố lớn phải có kế hoạch chi tiết phòng chống thiên tai hay khủng bố.
Chín (9) tháng trước đây, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 một cơn sóng thần (tsunami) dữ dội đã đánh vào bờ biển một số nước Á châu giết hơn 200.000 người, thế giới cho sự tổn thất quá cao là do sự thiếu phương tiện cảnh báo và các chính phủ liên hệ không có kế hoạch chuẩn bị. Nhưng Hoa Kỳ là một nước lớn, giàu mạnh nhất và được tổ chức quy củ nhất thế giới mà trước thiên tai cũng bày ra mọi khuyết điểm như những nước khác là một điều cần suy nghĩ. Đảng Dân chủ đối lập trách chính quyền trong tay đảng Cộng Hòa đã không làm tròn nhiệm vụ chuẩn bị nên đã để cho thảm kịch xẩy ra. Nhưng có thể rằng nếu chính quyền ở trong tay đảng Dân Chủ thảm cảnh cũng không nhỏ hơn. Vấn đề có thể nằm ở nơi tính ỷ y hay quán tính của con người nói chung và bộ máy quá to lớn kềnh càng của Hoa Kỳ. Phần khác có thể càng ngày những người làm chính trị trên thế giới lo cho chiếc ghế của mình nhiều hơn lo cho nhân dân mà họ hứa phục vụ.
Hoa Kỳ sẽ học bài học đó, và sau cuộc điều tra của quốc hội, Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp chấn chỉnh. Nhưng bài học của tsunami tháng 12/2004 và Katrina tháng 9/2005 không phải riêng cho Á châu và Hoa Kỳ. Nó là bài học cho tất cả các nước trên thế giới. Riêng Việt Nam cả hai bài học đều đáng học.
Trước hết là bài học Katrina.
Thành phố Hà Nội nằm bên bờ đông sông Hồng và thấp hơn mặt nước sông, và từ năm thế kỷ nay vẫn được bảo vệ bởi một hệ thống đê điều bằng đất và gần đây bởi đập nước Hòa Bình. Vào những mùa nước lớn thỉnh thoảng đê vỡ từng nơi, nước tràn vào từng vùng nhỏ, nhưng trong lịch sử cận đại chưa có lần nào sông Hồng tràn ngập thành phố Hà Nội như nước hồ Pontchatrain đã tràn ngập thành phố New Orleans.
Tuy nhiên trong 6 năm qua nhiều dấu hiệu cho thấy Hà Nội có thể bị đe dọa bởi sông Hồng nhiều hơn người ta vẫn tưởng. Một tài liệu của sở khí tượng Việt Nam cho thấy vào mùa mưa năm 1999 trong hai tháng 7 và 8 nước sông Hồng dâng cao hơn mực thường đến 10 mét đe dọa thành phố. Vào mùa mưa tháng 8 năm 2002 nước sông Hồng dâng lên 9 mét và mặc dù Hà Nội không bị ngập lụt trong nhiều chục năm qua chính quyền đã báo động và cho đóng hai cửa của đập ngăn nước Hòa Bình để làm giảm bớt lượng nước của sông Hồng đổ về vùng Hà Nội. Nhưng biện pháp này chỉ có tính cách tạm thời và nếu mưa lũ lớn đập Hòa Bình sẽ bị tràn ngập và đê sẽ bị vỡ. Một giải pháp cứu lụt Hà Nội trường hợp đê không đủ sức ngăn nước là phá đê chung quanh sông Đáy để nước tràn vào vùng hạ lưu sông Đáy, nhưng để áp dụng giải pháp này phải di tản ít nhất 500.000 dân trong vùng này đến nơi an toàn trước. Đó là một giải pháp cứu thủ đô nhưng không phải là một giải pháp tối hảo.
Vào đầu thập niên 1990 đê sông Hồng còn bằng đất và những người có thế lực ở Hà nội đã chiếm đất xây nhà bên bờ đê. Trước sự than vãn của dân Hà Nội vì nguy cơ vỡ đê chính quyền Hà nội đã triệt hạ một vài khu nhà của những người kém thế nhất. Và rồi con đê được biến thành xa lộ kiên cố để yên lòng dân và - nhất cử lưỡng tiện - để yên lòng các chủ nhân những ngôi nhà đồ sộ ở mé đê, và trong 15 năm trở lại đây dân Hà Nội có vẻ yên tâm và chính quyền Hà Nội cũng có vẻ vững tâm tin tưởng vào đê mới xây có khả năng bảo vệ thành phố. Nhưng điều chưa xẩy ra không có nghĩa sẽ không có thể xẩy ra, nhất là hiện nay thời tiết trên thế giới thay đổi bất thường vì độ nóng của bầu khí quyễn do sự thải hồi quá nhiều khí giữ nhiệt vào không khí.

Trước điều kiện mới của thời tiết và những biểu hiện có tính tiên báo của thiên nhiên đã đến lúc chính quyền Hà Nội nên nhìn lại hồ sơ đê sông Hồng và tìm cách tăng cường sức mạnh của đê tránh trường hợp như đã xẩy ra ở New Orleans. Thời tiết trên thế giới đang thay đổi một cách căn bản, lũ lụt hình như càng năm càng tăng cường độ, và tình trạng đê điều bảo vệ thành phố Hà Nội nếu hôm nay còn vững chắc, chắc gì ngày mai còn đứng vững. Đừng để cho vụ Katrina xẩy ra đối với Hà Nội. Thành phố New Orleans chỉ có nửa triệu dân, Hà Nội có đến hơn 4 triệu dân. Và Việt Nam không phải là một nước có nhiều phương tiện cứu trợ như Hoa Kỳ. Cần tăng cường hệ thống đê điều bảo vệ Hà Nội bằng mọi giá trước thiên tai có thể giáng xuống bất cứ lúc nào.
Vấn đề thứ hai có quy mô toàn quốc là sóng thần. Bờ biển Việt Nam vẫn thường bị những đợt sóng thần đánh vào bờ, nhưng theo ghi chép chỉ gây những thiệt hại địa phương. Trận sóng thần ngày 26/12/2004 đã giết hơn 200.000 người tại Châu Á và riêng tại đảo Sri Lanca cách xa trung tâm động đất khoảng 1,600 kilomét có 31.000 người chết và 6,300 người mất tích. Bờ biển Việt Nam miền tây Nam Bộ (vùng Rạch Giá, Hà Tiên) tính đường chim bay chỉ cách trung tâm động đất khoảng 1,000 kilomét nhưng nhờ may mắn được bảo vệ bởi đảo Sumatra và một phần bởi bán đảo phía nam của Thái Lan nên không bị ảnh hưởng. Nếu trung tâm một trận động đất lớn như vụ 26/12/2004 xẩy ra trong một vùng nằm giữa bờ biển Việt Nam và Phi Luật Tân toàn bộ bờ biển Việt Nam sẽ bị tàn phá, và số tổn thất nhân mạng sẽ có thể lên đến hàng trăm ngàn người.
Với giả thuyết đó, việc cảnh giác sóng thần là một công việc cần sự quan tâm cấp thời của chính phủ Việt Nam. Cần đầu tư tiền bạc vào các chương trình phát giác sóng thần để kịp cảnh báo cho dân chúng. Và cần có chương trình huấn luyện dân chúng ở các thành phố ven biển. Giả sử rằng trung tâm động đất nằm gần Phi Luật Tân và xa bờ biển Việt Nam nhất (khoảng 1,200 kilomét) thời gian báo động cho dân chúng cũng chỉ hơn 90 phút nếu tính tốc độ lan truyền của sóng là 800 kilomét/giờ. Qua kinh nghiệm Sri Lanca ngày 26/12/2004 sóng thần đã quét vào bờ sâu 1,000 mét và cuốn tất cả người và vật ra khơi, một trận sóng thần đánh vào duyên hải Việt Nam (như tại Sri Lanka) sẽ quét các thành phố lớn như Hạ Long, Hải Phòng, Đồng Hới, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Rạch Giá, Hà Tiên ra biển, chưa kể hàng chục thị trấn nhỏ nằm dọc ven biển từ bắc xuống nam.
Hiện nay thế giới có một hệ thống báo hiệu có khả năng báo trước từ 3 đến 14 giờ đồng hồ trước khi sóng thần đánh vào bờ. Hệ thống này do Cơ quan Hải học Hoa Kỳ phụ trách. Muốn được thông báo sóng thần một quốc gia phải tham gia vào hội và phải bỏ tiền trang bị máy móc cần thiết. Vùng ven Thái bình Dương là vùng động đất nên đa số các quốc gia ven Thái Bình Dương đều là hội viên. Nhật Bản là nước trang bị hữu hiệu nhất để thông tri cho dân chúng biết nạn sóng thần. Chỉ trong vòng vài phút sau một trận động đất ở gần nước Nhật sở khí tượng Nhật đã có đầy đủ dữ kiện về độ cao, và giờ giấc sóng thần đập vào bờ cho các thành phố ven biển chung quanh để áp dụng kế hoạch di tản dân chúng đã chuẩn bị sẵn. Việt Nam cần đầu tư tài nguyên vào hệ thống cảnh báo này và chuẩn bị chuyên viên và tâm lý dân chúng, và học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản.
Ngoài ra Việt Nam cần phải có kế hoạch di tản chi tiết cho mỗi thành phố ven biển. Một điều nữa là sóng thần không phải là hiện tượng thường xuyên. Ba bốn chục năm nó mới xẩy ra một lần, vì vậy việc đề cao cảnh giác hữu hiệu hay không tùy thuộc vào trình độ của dân chúng và tinh thần trách nhiệm của chính quyền.
Trước sự đột biến của thời tiết trên thế giới do sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyễn, trước những cơn lụt lớn trong những năm gần đây trên sông Hồng, trước thiên tai sóng thần cuối năm 2004 và nhất là mới đây trước đại nạn Katrina tại Hoa Kỳ, người cầm quyền Việt Nam cần quan tâm đến việc bảo vệ thành phố Hà Nội chống lũ và bảo vệ dân chúng sống trong vùng duyên hải chống nạn sóng thần.
Từ hơn một thế kỷ trước người Pháp đã xây một cái đập bằng đá và bê tông chắn sóng ngoài bờ biển thành phố Pondicherry (một thuộc địa của Pháp nằm trên bờ đông Ấn Độ Dương từ năm 1674 cho đến năm 1954) để bảo vệ kiều dân của họ. Cái đập đó đã cứu thành phố Pondicherry khỏi cảnh tàn phá của sóng thần ngày 26/12/2004. Đó có thể là một kế hoạch lâu dài cho các thành phố ven biển Việt Nam"
Trần Bình Nam
Sept. 16, 2005
BinhNam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.